Bị sưng chân không rõ nguyên nhân

Phản ứng thuốc, cục máu đông, biến chứng khi mang thai có thể khiến bàn chân, mắt cá chân bị sưng to.

Những người vận động quá sức, thường xuyên đi lại hoặc phải đứng, ngồi nhiều tại nơi làm việc sẽ bị phù bàn chân, mắt cá chân, thậm chí cả cẳng chân. 

Nhưng nếu hiện tượng sưng phù này đi kèm các triệu chứng khác có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bị sưng chân không rõ nguyên nhân

Ảnh minh họa: USnews

Nguyên nhân dẫn tới sưng phù chân

Phản ứng thuốc

Nhiều loại thuốc gây ra các phản ứng phụ bao gồm sưng bàn chân và mắt cá chân. Nếu bạn nghi ngờ tình trạng sưng tấy liên quan đến loại thuốc bạn đang dùng, hãy đi kiểm tra. Bác sĩ sẽ cân nhắc liệu có cần thiết phải thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng hay không.

Biến chứng khi mang thai

Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị sưng một chút ở bàn chân khi thai kỳ tiến triển. Nhưng sản phụ nên đi khám bác sĩ nếu có hiện tượng sưng tấy đột ngột hoặc quá mức, đặc biệt kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, đau đầu, buồn nôn và nôn.

Trong một số trường hợp mang thai có nguy cơ cao, tiền sản giật là tình trạng có các triệu chứng như vậy và sản phụ phải đi khám ngay lập tức.

Chấn thương bàn chân hoặc mắt cá chân

Nếu bạn bị bong gân mắt cá chân hoặc chấn thương dây chằng trong khi đi bộ, chạy, các dây chằng sẽ bị kéo căng, gây ra sưng tấy.

Suy tĩnh mạch

Sưng mắt cá chân và bàn chân thường là triệu chứng ban đầu của suy tĩnh mạch, không đủ máu di chuyển lên các tĩnh mạch từ chân lên tim.

Nhiễm trùng

Sưng ở bàn chân và mắt cá chân có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Những người bị tiểu đường hoặc các vấn đề với dây thần kinh ở bàn chân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.

Cục máu đông

Cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân có thể ngăn chặn dòng chảy của máu từ chân trở về tim và gây sưng mắt cá chân và bàn chân. Nếu bạn nhận thấy chân đổi màu kèm theo đau dữ dội, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Bệnh tim, gan hoặc thận

Đôi khi sưng tấy có thể chỉ ra một vấn đề ở tim, gan hoặc thận. Mắt cá chân sưng vào buổi tối là dấu hiệu của việc giữ muối và nước do suy tim. Nếu sưng phù kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn và tăng cân, bạn nên đi khám. 

Bị sưng chân không rõ nguyên nhân

Bạn cần đi khám nếu chân sưng đau kéo dài. Ảnh: Footdoctor

Cách giảm sưng phù chân

1. Nếu mắt cá chân bị thương, hãy nghỉ ngơi, tránh đi lại

2. Chườm đá lên mắt cá chân bị sưng

3. Quấn bàn chân hoặc mắt cá chân bằng băng ép

4. Nâng cao chân trên ghế đẩu hoặc gối

5. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hãy kiểm tra bàn chân hàng ngày để tìm vết phồng rộp và loét

6. Nếu nghi ngờ bị huyết khối tĩnh mạch sâu, bạn cần đi khám

7. Nếu sưng và đau nghiêm trọng, không cải thiện khi điều trị tại nhà, hãy đến gặp bác sĩ.

An Yên (Theo Timesnownew)

Bị sưng chân không rõ nguyên nhân

Dấu hiệu bệnh tiềm ẩn sau cơn nấc

Nấc sau khi ăn là một hiện tượng bình thường nhưng nếu xảy ra thường xuyên, bạn cần đề phòng một số bệnh.

Bị sưng chân không rõ nguyên nhân

Các dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ đang đe dọa bạn

Một người có nguy cơ đột quỵ nếu bị tê yếu đột ngột, mất trí nhớ tạm thời, nói năng khó khăn. 

Nếu bàn chân và mắt cá chân của bạn bị phù thì tốt hơn hết bạn nên tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên tình trạng đó để có phương án điều trị phù hợp. Dưới đây là 5 nguyên nhân chính gây phù bàn chân và mắt cá chân.

Biến chứng trong thai kỳ

Mặc dù theo các bác sĩ phụ khoa, phù chân và mắt cá chân ở thai phụ là khá phổ biến nhưng nếu sưng phù quá mức cũng cần phải cảnh giác. Đây có thể là một biểu hiện của bệnh tiền sản giật, có thể dẫn tới cao huyết áp gây tổn hại cho sức khỏe của cả bé và mẹ.

Nếu bạn đang mang thai, chân bị sưng phù kèm theo những triệu chứng như đau bụng, đi tiểu không đều, buồn nôn và đau đầu, tốt hơn hết nên đi khám bác sĩ phụ khoa ngay lập tức.

Bong gân

Một chấn thương bất ngờ ở chân có thể dễ dàng gây bong gân bởi các dây chằng giữ mắt cá chân ở đúng vị trí bị kéo căng quá mức. Bong gân có thể chữa trị khỏi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Chườm đá lạnh, nghỉ ngơi và băng vết thương, kê cao chân (lên gối) có thể giúp bớt đau và vết thương nhanh lành. Tuy nhiên, nếu chỗ sưng kéo dài hơn 2, 3 ngày, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

    • Tê buốt tay chân – do đâu?
    • Đau bàn chân: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị
    • Gói tầm soát bệnh lý tim mạch

Bị sưng chân không rõ nguyên nhân

Nhiễm trùng

Phù bàn chân và mắt cá chân có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, đặc biệt với người bị tiểu đường hoặc gặp các vấn đề về thần kinh. Đi giày chật chội có thể tạo ra áp lực lên một điểm gây mụn nhọt lở loét khó lành ở chân.

Sự nhiễm trùng có thể lan rộng do độ nhạy cảm với sự đau đớn của người bị tiểu đường giảm đi, bởi vậy sẽ kéo dài gây khó chịu. Do đó, những đôi giày hợp kích cỡ luôn là ưu tiên hàng đầu cho người bị tiểu đường.

Tụ máu

Máu tụ, hình thành ở van tim, có thể cản trở dòng máu lưu thông tới những bộ phận quan trọng trong cơ thể như chân và tim, dẫn đến sưng phù bàn chân. Máu tụ có thể được nhìn thấy dễ dàng trên bề mặt da hoặc cũng có thể ẩn sâu trong những huyết khối tĩnh mạch. 

Những cục máu đông này trong trường hợp không may có thể đe dọa tính mạng nếu chúng di chuyển đến tim và phổi. Nếu bị tụ máu cộng với chứng đau nhức và sốt nhẹ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Bệnh về tim hoặc thận

Theo các bác sĩ, mắt cá chân sưng phù lúc chiều muộn có thể là dấu hiệu đọng muối và nước do gặp vấn đề ở ngăn phải tim. Cũng vậy, khi thận hoạt động không hợp lý, chất lỏng lưu lại trong cơ thể sẽ dẫn tới phù chân và mắt cá. Nguyên nhân chính gây ứ đọng ở 2 bộ phận trên là do trọng lực, nhưng ngoài ra, chất lỏng cũng có thể tập trung ở vùng cổ và bụng.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.