Biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện được thực hiện ở đâu

Hợp đồng cung cấp dịch vụ cai nghiện

Một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP được sửa đổi. Trong đó Điều 21 về  Hợp đồng cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện được sửa đổi, bổ sung, gồm 5 khoản.

-Giao dịch giữa người có nhu cầu cai nghiện ma túy và cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy là quan hệ dân sự, được thực hiện thông qua hợp đồng cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện. Đối với người nghiện ma túy dưới 18 tuổi có nhu cầu cai nghiện ma túy phải thực hiện giao kết hợp đồng cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện thông qua cha, mẹ hoặc người giám hộ.

-Khi tiến hành giao kết hợp đồng, người thực hiện giao kết hợp đồng phải chứng minh nhân thân bằng một trong các loại giấy tờ sau: Thẻ căn cước công dân; chứng minh nhân dân; hộ chiếu; giấy khai sinh; giấy phép lái xe.

-Ngay khi người có nhu cầu cai nghiện ma túy đề xuất nhu cầu sử dụng dịch vụ cai nghiện ma túy và chứng minh nhân thân, cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của người cai nghiện, quyền và nghĩa vụ của cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện.

-Hợp đồng cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện được ký kết giữa người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy và người có nhu cầu cai nghiện ma túy hoặc cha, mẹ, người giám hộ đối với người nghiện ma túy dưới 18 tuổi. Hợp đồng cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

-Khi tiếp nhận người tự nguyện cai nghiện ma túy, cơ sở cai nghiện phải kiểm tra, lập biên bản tiếp nhận người nghiện ma túy, đồ dùng cá nhân và tư trang [nếu có]; khám sức khỏe ban đầu”.

Điều 23 về kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyệnđược sửa đổi, bổ sung gồm 3 khoản:

-Khi hoàn thành hợp đồng cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện, các bên tiến hành thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự. Đồng thời, người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy phải cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành Chương trình cai nghiện ma túy tự nguyện cho người đã cai nghiện ma túy theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện khi kết thúc hợp đồng mà chưa đủ 18 tuổi thì Cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy có trách nhiệm bàn giao người đã cai nghiện cho cha, mẹ hoặc người giám hộ.

-Trong quá trình thực hiện, nếu xảy ra vi phạm hợp đồng cai nghiện ma túy tự nguyện thì các bên tiến hành thương lượng. Trường hợp phải chấm dứt hợp đồng thì giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.

-Người đi cai nghiện ma túy tự nguyện đang trong thời gian Điều trị cắt cơn, giải độc, Điều trị rối loạn tâm thần và phục hồi sức khỏe không được chấm dứt hợp đồng trừ trường hợp có chỉ định của Bác sỹ.

Chế độ chính sách đối với người đi cai nghiện ma túy tự nguyện

Nghị định bổ sung Điều 2a sau Điều 2 Nghị định số 147/2003/NĐ-CP về chế độ chính sách đối với người đi cai nghiện ma túy tự nguyện như sau:

-Chế độ chính sách đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện theo quy định tại Nghị định này được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định tại Điều 48a và Điều 48b Nghị định số 135/2004/NĐ-CP được bổ sung theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 2 Nghị định này.

-Chế độ chính sách đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện theo khoản 1 Điều này được thực hiện thí điểm từ năm 2018 đến năm 2020 tại 15 cơ sở cai nghiện ma túy ngoài công lập ở 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Sơn La, Thái Nguyên, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ.

Nghị định bổ sung Điều 2b sau Điều 2 và Điều 2a Nghị định số 147/2003/NĐ-CP về thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện như sau:

– Thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện tối thiểu là 6 tháng, gồm: Điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe; giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu, tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.

-Thời gian Điều trị cắt cơn, giải độc, Điều trị rối loạn tâm thần và phục hồi sức khỏe tối thiểu là 20 ngày.

Khuyến khích các địa phương hỗ trợ cao hơn quy định

Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP. Trong đó Điều 28 về Hợp đồng cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện được sửa đổi là “thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 147/2003/NĐ-CP.”

Điều 29 về thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện được sửa đổi là “thực hiện theo quy định tại Điều 2b Nghị định số 147/2003/NĐ-CP .”

Điều 48 về Kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện được sửa đổi là “thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 147/2003/NĐ-CP.”

Nghị định bổ sung Điều 48a sau Điều 48 Nghị định số 135/2004/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với người đi cai nghiện ma túy tự nguyện như sau:

-Ngân sách nhà nước bảo đảm tiền thuốc cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần cho người cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện công lập.

-Ngân sách nhà nước hỗ trợ 95% chi phí sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, thực hiện các dịch vụ xét nghiệm y tế theo chỉ định của bác sỹ; Điều trị nhiễm trùng cơ hội và thuốc chữa bệnh thông thường đối với các đối tượng: Thương binh; Người bị nhiễm chất độc hóa học và suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;  Người thuộc hộ nghèo; Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa; Trẻ em mồ côi; Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.

-Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ khả năng cân đối ngân sách và dự kiến số lượng người tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở công lập thuộc phạm vi quản lý quyết định: Mức hỗ trợ cao hơn, đối tượng mở rộng hơn ngoài chế độ quy định tại khoản 1 và 2 Điều này. Mức hỗ trợ tiền ăn hàng tháng, tiền mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân ít nhất bằng 70% định mức đối với người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.  Mức hỗ trợ chỗ ở cho người nghiện ma túy tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.”

Nghị định bổ sung Điều 48b sau Điều 48 và Điều 48a Nghị định số 135/2004/NĐ-CP về nguồn kinh phí thực hiện chế độ cai nghiện ma túy tự nguyện là “Nguồn kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện do ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước.”

Bãi bỏ Điều 19, Điều 20 và Điều 22 Nghị định số 147/2003/NĐ-CP và Điều 26, Điều 27 và Điều 49 Nghị định số 135/2004/NĐ-CP.

Cai nghiện tự nguyện và trường hợp áp dụng biện pháp cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng.

1. Căn cứ pháp lý:

– Thông tư liên tịch số 14/2012/TTLT- BLĐTBXH- BCA; 

– Nghị định 94/2010/NĐ-CP ;

2. Luật sư tư vấn:

– Người nghiện ma túy hoặc gia đình người nghiện ma túy [đối với người chưa thành niên] làm đơn tự nguyện đi cai nghiện ma túy.

– Đối với người tự nguyện cai nghiện tại gia đình: Tổ công tác có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và làm văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình.

– Đối với người tự nguyện cai nghiện tại trung tâm: Giám đốc trung tâm xét duyệt hồ sơ và căn cứ vào khả năng tiếp nhận của Trung tâm để ra quyết định tiếp nhận.

+ Quyết định tiếp nhận được gửi cho người tự nguyện cai nghiện, gia đình họ và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú [đối với người cai nghiện tại Trung tâm]

– Đối với những trường hợp qua xét duyệt hồ sơ phát hiện người tự nguyện xin vào cai nghiện tại trung tâm đang bị cơ quan công an lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng hoặc là tội phạm đang bị truy nã, Giám đốc trung tâm từ chối tiếp nhận và báo cáo ngay cơ quan công an nơi gần nhất biết. Trường hợp Giám đốc Trung tâm đã ra quyết định tiếp nhận mới phát hiện thì huỷ Quyết định tiếp nhận; 

+ Trung tâm và người tự nguyện vào cai nghiện [hoặc gia đình người nghiện] lập biên bản tiếp nhận và ghi rõ tình trạng sức khoẻ hiện tại của người vào cai nghiện, tư trang đồ dùng cá nhân mang theo. Loại trừ các chất cấm và vật dụng cấm theo quy định của Trung tâm. Biên bản được lập thành 02 bản, bên có người vào cai nghiện và trung tâm, mỗi bên giữ 01 bản;

Xem thêm: Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện mới nhất

+ Trường hợp người được tiếp nhận vào Trung tâm là người chưa thành niên thì cha, mẹ, hoặc người giám hộ có trách nhiệm làm thủ tục bàn giao người tự nguyện vào Trung tâm cai nghiện;

+ Trung tâm có trách nhiệm hướng dẫn các quy định, nội quy của Trung tâm, yêu cầu người nghiện và gia đình người cai nghiện cam kết thực hiện các quy định đó và tổ chức tư vấn chữa trị, cai nghiện cho người nghiện ma tuý.

3. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ tại Trung tâm chữa bệnh –  Giáo dục – Lao động xã hội thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

4. Hồ sơ

– Thành phần hồ sơ:

+ Đơn xin cai nghiện của người tự nguyện. Đơn phải bao gồm các nội dung: tình trạng nghiện ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia; tình trạng sức khỏe; cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy.

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn [có công chứng hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu].

Xem thêm: Cai nghiện bằng Methadone? Có phải đi cai nghiện tập trung?

+ Bản sơ yếu lý lịch của người tự nguyện cai nghiện

– Số lượng hồ sơ: 02  [bộ]

5. Thời hạn giải quyết: 07 ngày kể từ ngày nhận đơn xin cai nghiện tự nguyện

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Trung tâm chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Giám đốc hoặc Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trung tâm chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh.

Xem thêm: Thủ tục hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa đi cai nghiện bắt buộc

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài:1900.6568

7. Trường hợp áp dụng biện pháp cai nghiện tự nguyện

– Đối tượng cai nghiện tại gia đình là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự giác khai báo và tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình.

– Đối tượng tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự nguyện đăng ký cai nghiện nhưng không có điều kiện điều trị cắt cơn tại gia đình.

– Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm tự giác khai báo và đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

1. Độ tuổi, thời hạn cai nghiện ma tuý tại gia đình được pháp luật quy định như thế nào

Tóm tắt câu hỏi:

Khi biết được A cậu con trai duy nhất đang là sinh viên năm thứ hai đại học, vốn ngoan ngoãn, học giỏi, do bạn bè lôi kéo, đã dính vào ma túy được hơn nửa năm rồi. Bà B là mẹ của A rất đau khổ. Bà đã xin nghỉ làm, về hưu trước thời hạn, vận động con quyết tâm lên kế hoạch, tự giác cai nghiện ma túy tại gia đình. Bà B muốn hỏi xem đối tượng cai nghiện tại gia đình gồm những ai? Độ tuổi, thời hạn cai nghiện ma tuý tại gia đình được pháp luật quy định như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Chế độ giúp đỡ người nghiện hòa nhập cộng đồng

Theo Điều 8 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng [sau đây gọi tắt là Nghị định số 94], đối tượng cai nghiện tại gia đình là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự giác khai báo và tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình.

Về độ tuổi và thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình được quy định như sau:

– Hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ mười hai tuổi trở lên.

– Thời hạn cai nghiện ma tuý tại gia đình từ sáu tháng đến mười hai tháng, tính từ ngày ký quyết định cai nghiện tại gia đình, quyết định cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.

2. Muốn được cai nghiện ma túy tại gia đình thì cần đăng ký như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Gia đình C rất đau lòng và lo lắng khi phát hiện ra C đã nghiện ma tuý. Qua báo đài, gia đình C biết được có thể thực hiện cai nghiện ma tuý cho C tại gia đình. Xin hỏi muốn được cai nghiện ma túy tại gia đình thì C và gia đình C cần đăng ký như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Việc đăng ký tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình được quy định tại Điều 9 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP:

– Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Tổ công tác giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình.

– Hồ sơ đăng ký gồm:

a] Đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình của bản thân hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: tình trạng nghiện ma tuý; các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia; tình trạng sức khỏe; cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình;

b] Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy;

c] Kế hoạch cai nghiện cá nhân của người nghiện ma túy.

3. Kinh doanh dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện

Vấn nạn về nghiện ma túy đã và đang được Nhà nước, xã hội rất quan tâm. Có rất nhiều trung tâm cai nghiện tự nguyện mọc lên. Để được kinh doanh dịch vụ cai nghiện ma túy thì phải đáp ứng những điều kiện

Thứ nhất, hiện nay tại Nghị định số 147/2003/NĐ-CP và Nghị định 94/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 147/2003/NĐ-CP đã quy định rất rõ về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ cai nghiện tự nguyện gồm đầy đủ các quy trình cụ thể như sau:

Xem thêm: Cơ sở điều trị Methadone có được cung cấp thông tin của người bệnh cho cơ quan khác không?

Về cơ sở vật chất:

–  Khu vực chuyên môn phải đảm bảo có nơi tiếp nhận người nghiện, cắt cơn giải độc, cấp cứu, theo dõi sau cắt cơn, phục hồi sức khoẻ, xét nghiệm và các điều kiện cần thiết khác theo quy định của Bộ Y tế;

–  Có nơi tiếp nhận, chăm sóc, theo dõi sức khoẻ và phục hồi sức khoẻ sau cắt cơn, giải độc; có khu vực quản lý riêng cho người cai nghiện ma túy là người chưa thành niên, phụ nữ, người mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm;

–   Có biện pháp, phương tiện bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tính mạng cho cán bộ, nhân viên và người cai nghiện ma túy;

–  Có nơi học tập, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, luyện tập dưỡng sinh, sinh hoạt văn hóa văn nghệ theo chương trình giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách cho người cai nghiện ma túy;

–   Có hệ thống điện, hệ thống nước, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, hệ thống xử lý nước thải, chất thải hoạt động ổn định;

– Có mặt bằng, nhà xưởng đủ điều kiện mở lớp dạy nghề và tổ chức lao động trị liệu phù hợp cho người cai nghiện ma túy;

Về nhân sự:

Xem thêm: Điều kiện để được cải tạo giáo dục tại xã phường đối với người nghiện

–  Người đứng đầu cơ sở cai nghiện phải là người đã có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và đã được tập huấn về công tác cai nghiện ma túy;

–  Người phụ trách chuyên môn của cơ sở cai nghiện là bác sĩ, được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực tâm thần hoặc trong lĩnh vực điều trị hỗ trợ cai nghiện, có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên, trong đó có thời gian trực tiếp làm công tác cai nghiện từ đủ mười hai tháng trở lên;

– Có đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên y tế, nhân viên tư vấn tâm lý, giáo viên dạy nghề, kỹ thuật viên đã có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, có chứng chỉ hành nghề phù hợp. Đối với người làm công tác bảo vệ phải có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ;

– Người làm việc tại cơ sở cai nghiện tự nguyện phải có hồ sơ, lý lịch rõ ràng, không thuộc đối tượng cấm hành nghề;

4. Hút cỏ Mỹ có được yêu cầu đưa đi cai nghiện tự nguyện không?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có em trai nghiên hút cỏ. Em tôi có hút ở nhà mấy lần mà nhà tôi báo xã đưa về uỷ ban sử lý. Hỏi vậy có bị đưa đi cay nghiện không? Nhà tôi có thác măc với uỷ ban xã. Thì được xã hướng là làm giấy đưa đi tự nguyện. Nhà tôi làm giấy theo uỷ ban xã hướng dẫn. Và được xã đưa tôi và em tôi đến trung tâm. Đến trung tâm thì được trung tâm trả lời là: Hiện nay chưa có trường hợp cai nghiện cỏ mỹ. Vậy xin hỏi Luật sư có cách hướng dấn nào khác mà bên chính quyền đưa đi không?

Luật sư tư vấn:

– Tại Nghị định 126/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất. Nghị định này bổ sung các chất vào Danh mục II

 “Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền”.

 Trong đó có “cỏ Mỹ” [XLR-11] tên khoa học là  [-1 [5 Flouro – penty] -1 H-indole -3-yl], kể từ ngày 1-2-2016 có hiệu lực thi hành. Mọi hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép “cỏ Mỹ” sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là chất ma túy, chất này còn nguy hiểm hơn cả cần sa. 

– Tại khoản 1 Điều 96 Luật xử phạt hành chính năm 2012 có quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện như sau:

“Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định”.

Trong trường hợp của em bạn, nếu như em bạn được đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện thì sẽ bị cơ quan Công an đưa vào trung tâm cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên, trường hợp của em bạn lại không thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Bạn thực hiện như Công an xã hướng dẫn là đưa em bạn đi cai nghiện tự nguyện.

Như vậy,cỏ Mỹ được xác định là chất ma túy, mới được đưa vào danh mục chất ma túy. Đây là một chất ma túy rất khó cai nghiện. Theo nghiên cứu của cơ quan chức năng, cỏ Mỹ là một loại ma túy có độc tính và gây nghiện cao. Nếu sử dụng trong thời gian dài, cỏ Mỹ gây ra các dấu hiệu loạn thần, ảo giác, kích động, hoang tưởng, tư tưởng cực đoan… Vì vậy, để giúp em trai bạn thì biện pháp đầu tiên là cho cai nghiện tại nhà. Nếu như gia đình không thể giúp em cai nghiện được gia đình nên đưa em tới trung tâm cai nghiện. Có rất nhiều trung tâm cai nghiện khác nhau. Nếu trung tâm mà bạn đã đưa em tới không thể giúp em cai nghiện được thì mình nên đưa em sang trung tâm cai nghiện khác có thể giúp em bạn cai nghiện.

5. Bảo lãnh chồng cai nghiện tại nhà được không?

Tóm tắt câu hỏi:

Ngày 7 tháng 9 chồng em đang đi đường thì bị cơ quan chức năng bắt và nghi có sử dụng ma túy nên đưa về địa phương để xác nhận và đưa chồng em đi Tet kết quả là dương tính với ma túy. Chồng em bị lần đầu và không có tiền án tiền sự gì cảgia đình có bảo lãnh nhưng không được vì hiện tại em và chồng em đang thuê nhà trọ vì chồng em chưa làm được giấy chứng minh nhân dân nên không đăng ký được tạm trú và chồng em đã bị đưa đi qua cơ sở cai nghiện. Vì nơi cư trú không ổn định. Trước khi muốn em và chồng em có làm giấy tạm trú nhưng chồng em lấy tên của anh chồng đứng ra để làm giấy tạm trú chỗ ở nhưng hình ảnh để khai trên bản tạm trú là hình của chồng em. Dạ thưa luật sư cho em hỏi bây giờ còn cách nào để em bảo lãnh chồng em được không vì em cũng đang mang thai và có hai đứa con nhưng chồng em chưa làm được chứng minh nhân dân nên không đăng ký được giấy kết hôn Bây giờ em phải làm gì để xác nhận được tạm trú của chồng em là có nơi cư trú ổn định gia đình em có bảo lãnh được chồng em hay không Em cảm ơn luật sư nhiều Mong luật sư trả lời câu hỏi giúp em!

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, tại Điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau:

“Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.

5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn”.

Thứ hai, tại Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:

“Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a] Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b] Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c] Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận”.

Như vậy, với hành vi nghiện ma túy đá, nếu như bị bắt lần đầu thì sẽ phải áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nơi có hộ khẩu thường trú. Nếu đã bị áp dụng biện pháp này rồi mà vẫn còn nghiện, thì sẽ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện.

Người cai nghiện có thể được bảo lãnh hồi gia nếu thuộc đối tượng: Học viên cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện mắc bệnh hiểm nghèo, nhiễm HIV chuyển sang AIDS giai đoạn cuối [theo quy định và tiêu chí của ngành Y tế] cần có sự chăm sóc thường xuyên của gia đình; Học viên cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện có tiến bộ trong thời gian chấp hành quản lý tập trung tại cơ sở chữa bệnh hoặc cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, được thân nhân bảo lãnh xuất cảnh định cư ở nước ngoài hoặc trường học, tổ chức ở nước ngoài có văn bản đồng ý tiếp nhận vào làm việc, học tập; Học viên cai nghiện ma túy khi vào cơ sở chữa bệnh chưa đủ 18 tuổi nhưng khi kết thúc thời gian cai nghiện tập trung đã đủ 18 tuổi, không tự nguyện áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện…

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Theo đó, đối với trường hợp của bạn. Bạn có thể hiểu, nơi cư trú ổn định là nơi có hộ khẩu thường trú. Nếu chồng bạn có hộ khẩu thường trú ở tỉnh khác thì gia đình cần xác nhận của Công an kèm theo sổ hộ khẩu có tên chồng bạn là có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương đó đến nơi vợ chồng bạn đang tạm trú để giải trình. Còn nếu như hiện tại chồng bạn không có hộ khẩu thường trú cũng như không có sổ tạm trú thì bắt buộc sẽ phải đưa vào trại cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Video liên quan

Chủ Đề