Biện pháp xử lý học sinh tích cực

Hầu hết giáo viên cảm thấy rằng, các nhà giáo dục có thể giải quyết ngay cả những mối đe dọa lớn đối với sự an toàn, chẳng hạn như các hội nhóm xấu, đánh nhau và xung đột giữa các học sinh, chỉ bằng cách xây dựng các mối quan hệ tích cực trong nhà trường.

Dưới 45% giáo viên cho rằng đình chỉ học là có hiệu quả, trong khi 80% nói rằng đào tạo quản lý lớp học, giải quyết xung đột, tư vấn hướng dẫn và hòa giải là những cách thức hiệu quả để cải thiện kỷ luật.


Nhưng làm thế nào để các giáo viên - những người luôn bận rộn và thường xuyên không được hỗ trợ - có thể xây dựng mối quan hệ bền chặt với học sinh và phát triển các phương pháp giải quyết xung đột tích cực? Chúng tôi đã tổng hợp một số cách thức kỷ luật sau đây từ các nhà giáo dục.

Tuy nhiên, đây chỉ là điểm khởi đầu. Mức độ hiệu quả ra sao còn nằm ở chính lớp học của bạn. Chúng tôi biết rằng ngay cả những chiến lược hiệu quả cũng không phải lúc nào cũng hoạt động tốt. Hãy áp dụng những phương pháp này tùy theo tình hình thực tiễn lớp học của bạn cũng như nhu cầu của các bên liên quan.



1. Thống nhất về các quy tắc lớp học vào đầu năm học


Dành thời gian cho bước đơn giản này có thể ngăn ngừa tình trạng hỗn loạn về lâu dài. Các nhà giáo dục có kinh nghiệm gợi ý về việc để học sinh tham gia tích cực vào quá trình xây dựng một bộ nội quy lớp học. Thực hiện biện pháp phòng ngừa này sẽ tạo ra một bầu không khí tích cực ngay từ đầu năm.


2. “Check-in” với học sinh khi bắt đầu lớp học


Chỉ 3 phút cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Bạn có thể làm điều này bằng cách đặt những câu hỏi, chẳng hạn như "Con muốn học hỏi những điều gì trong tiết học hôm nay?" Giáo viên cũng có thể cân nhắc các mục tiêu của mình đối với lớp học.

Liz Sullivan, đồng tác giả của báo cáo "Teacher Talk" và là giám đốc chương trình giáo dục tại National Economic and Social Rights Initiative, cho biết: "Đây là cơ hội để giáo viên, trong khi vẫn duy trì quyền kiểm soát lớp học, nhưng vẫn có thể trò chuyện thân thiết với học sinh. Khi check in nhu cầu hoặc cảm nhận của học sinh, hãy yêu cầu mỗi trẻ đưa ra một câu trả lời ngắn gọn. Đó là một cách để giao tiếp với chúng. Hãy làm cho trẻ cảm thấy bản thân chúng là một phần của quá trình tạo ra những điều tích cực trong lớp học"


3. Kiên định với các mong đợi


Đây có thể là thách thức lớn nhất đối với các cá nhân. Điều quan trọng cần lưu ý là, giáo viên, nhân viên nhà trường cần làm việc cùng nhau, càng nhiều càng tốt, nhằm thúc đẩy sự nhất quán về kỳ vọng và phương pháp kỷ luật trong phạm vi toàn trường.

“Đôi khi, giáo viên, nhân viên vô tình tạo ra khoảng trống và sự thiếu nhất quán. Học sinh có thể nghĩ: ‘Nếu mình đến gặp giáo viên này, mình sẽ nhận được câu trả lời này, nhưng nếu đến gặp hiệu trưởng, mình sẽ có thể nhận được câu trả lời khác'. Nó giống như một đứa trẻ nhận được những câu trả lời khác nhau từ bố và mẹ” - Nancy Franklin, một nhà giáo dục kỳ cựu với hơn một thập kỷ kinh nghiệm đứng lớp, hiện đang cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho chính sách Hỗ trợ Hành vi tích cực của Học khu Los Angeles cho biết.


4. Củng cố các hành vi phù hợp


Khi ở trong lớp học với một giáo viên có sử dụng củng cố hành vi tích cực, trẻ sẽ bình tĩnh hơn. Hãy suy nghĩ về 4 mặt tích cực của bất kỳ sự phản hồi nào mà bạn định dành cho trẻ.

Franklin cho rằng uốn nắn và chữa lỗi sai của học sinh là cách thức giáo dục kém hiệu quả nhất. "Đó không phải là việc “Ôi, con đã làm sai rồi; đây mới là cách đúng”. “Học sinh cần tin tưởng giáo viên và cảm thấy an toàn với giáo viên. Điều đó giúp trẻ có những trải nghiệm tốt về sức khỏe cảm xúc cũng như phát triển”


5. Tôn trọng nhân phẩm của học sinh


Khi cần giúp học sinh sửa lỗi, các chuyên gia đề nghị nên xử lý tình huống một cách nhẹ nhàng và bình tĩnh, không làm lớn chuyện trước mặt cả lớp.

"Một trường học an toàn là trường học có một cách tiếp cận kỷ luật tôn trọng nhân quyền và duy trì phẩm giá của học sinh", cựu giáo viên Sally Lee, đồng tác giả của "Teacher Talk" và giám đốc điều hành của tổ chức Teacher Unite tại New York, cho biết. "Một trường học mà học sinh và giáo viên không cảm thấy an toàn là một môi trường sợ hãi [a fearful environment]. Và nơi có một môi trường sợ hãi, sẽ có những kỳ vọng thấp về kỷ luật"


6. Hãy đóng vai trò trung gian, đừng buộc tội trẻ


Khi có vấn đề nảy sinh, đừng hỏi trẻ những câu như "Tại sao con lại lấy bút chì của bạn?". Cách tiếp cận này thường kích những phản ứng phòng vệ chẳng hạn như, "Tại bạn ấy xấu tính với con".

Thay vào đó, hãy hỏi điều gì đã xảy ra, gợi mở theo hướng để học sinh kể câu chuyện của chúng. Tiếp theo, hãy sử dụng những câu hỏi như "Con nghĩ điều đó đã khiến bạn cảm thấy như thế nào?"


7. Tìm hiểu nguyên nhân


Các nhà giáo dục khuyên rằng nên để ý khi học sinh khi chúng hoạt động. Liệu vấn đề chỉ xảy ra khi đứa trẻ đang làm toán hoặc đọc không? Xác định thời điểm xảy ra vấn đề có thể giúp bạn nhận ra nguyên nhân của vấn đề.

Tương tự, sẽ rất hữu ích khi tìm ra vấn đề cơ bản là gì. Joseph Ryan, một nhà nghiên cứu giáo dục đặc biệt tại Đại học Clemson, người đã từng làm việc tại các trường dành cho trẻ em khuyết tật, cho biết: “Nếu đó là sự thiếu hụt kỹ năng, trẻ sẽ không biết cách cư xử thế nào. Nhưng cũng có trẻ biết mình phải làm gì nhưng lại không làm, lúc này trẻ cần động lực để thực hiện nhiệm vụ"


8. Thành lập một “Nhóm hành động vì sự công bằng”


Trường học của Heisler, một giáo viên tại trường trung học Vanguard tại New York, đã thành lập một nhóm hành động vì sự công bằng, gồm giáo viên và học sinh, nhằm thay thế các phương pháp trừng phạt, đối với những sai trái nghiêm trọng: Thay vì chỉ đạo những học sinh vi phạm đến văn phòng hiệu trưởng hoặc đe dọa đình chỉ học, giáo viên sẽ để trẻ kể lại câu chuyện của chúng với Nhóm và hy vọng trẻ sẽ sửa đổi. Khi được Nhóm triệu tập, Nhóm sẽ hỏi học sinh các câu hỏi khác nhau, từ "Chuyện gì đã xảy ra?" và "Những ai đã bị ảnh hưởng?" đến việc "Bây giờ bạn cần làm gì để khắc phục các tác hại?"

Nguồn: How to Develop Positive Classroom Management. Edutopia.


Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:

Chủ Đề