Biểu cảm về người mẹ trong văn bản mẹ tôi

Mẹ là người thân gắn bó, yêu thương chúng ta vô cùng. Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mẹ thân yêu của em.

Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em

Nội dung của tài liệu sẽ bao gồm 3 dàn ý và 34 mẫu lớp 7. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

Hướng dẫn Tìm ý cảm nghĩ về mẹ

Dàn ý cảm nghĩ về người mẹ thân yêu

Dàn ý số 1

1. Mở bài

Giới thiệu về người mẹ.

2. Thân bài

  1. Một vài nét chung
  • Tên, tuổi và công việc
  • Miêu tả đôi nét về ngoại hình, tính cách.
  1. Vai trò của người mẹ
  • Mẹ có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người: chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng ta nên người.
  • Mẹ là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi người: luôn bao dung, yêu thương chúng ta vô điều kiện.
  • Một số kỉ niệm đáng nhớ về mẹ.
  1. Bày tỏ tình cảm dành cho người mẹ:
  • Yêu mến, kính trọng, tự hào,...
  • Mong muốn mẹ luôn vui vẻ, khỏe mạnh
  • Cố gắng ngoan ngoãn để mẹ luôn tự hào

3. Kết bài

Khẳng định lại tình cảm dành cho người mẹ thân yêu.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về người mẹ thân yêu của em: Mẹ chính là nguồn cảm hứng bất tận trong sáng tác nghệ thuật. Bởi mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Và với riêng tôi, mẹ chính là một điểm tựa tinh thần quý giá.

2. Thân bài

  1. Giới thiệu chung về người mẹ
  • Tên, tuổi và nghề nghiệp của mẹ.
  • Đặc điểm ngoại hình: dáng người, khuôn mặt, điểm ấn tượng nhất [ví dụ: đôi bàn tay chai sần, giọng nói dịu dàng…]
  • Đặc điểm tính cách: hiền từ, nghiêm khắc…
  1. Vai trò của người mẹ trong cuộc sống
  • Mẹ có công sinh thành, dưỡng dục mỗi người.
  • Mẹ là điểm tựa tinh thần, yêu thương và bảo vệ con cái.
  1. Kỉ niệm và tình cảm dành cho mẹ
  • Những kỉ niệm đặc biệt như: Mẹ chăm sóc khi bị ốm; Một lần mắc lỗi với mẹ…
  • Tình cảm dành cho mẹ: Yêu mến, kính trọng, tự hào…

3. Kết bài

Khẳng định lại tình cảm dành cho người mẹ thân yêu: Người mẹ - một điểm tựa tinh thân vô cùng vững chắc cho mỗi người trong cuộc hành trình đầy gian khó tìm đến với thành công. Từ tận đáy lòng, tôi muốn gửi tất cả những lời yêu thương nhất dành cho người mẹ của mình.

Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu ngắn gọn

Đoạn văn mẫu số 1

Mẹ là một điểm tựa tinh thần vững chắc của tôi. Mẹ của tôi đã ngoài bốn mươi tuổi. Nhưng tôi thấy mẹ vẫn còn rất trẻ trung và xinh đẹp. Dáng người của mẹ khá mảnh mai. Mái tóc được chăm sóc cẩn thận nên mềm mượt. Làn da đã có một vài vết nhăn. Đôi mắt thì hiền từ và nụ cười vẫn thật rạng rỡ. Tôi thích nhất là đôi bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay đã bế bồng tôi khi còn thơ bé, chăm sóc tôi khi đau ốm hay vỗ về an ủi tôi khi buồn bã. Công việc bận rộn, nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm, chăm sóc tôi. Với tôi, mẹ là một người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà. Cũng có lúc tôi đã gây ra những lỗi lầm khiến mẹ rất buồn lòng. Nhưng mẹ không trách mắng mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Điều đó khiến tôi tự nhận ra bài học của bản thân. Từ đó, tôi thêm cố gắng học tập, giúp đỡ mẹ việc nhà nhiều hơn. Tôi tự hứa sẽ trở thành một đứa con ngoan để mẹ cảm thấy tự hào. Tôi cũng mong mẹ giữ gìn sức khỏe thật tốt, luôn được vui vẻ và hạnh phúc.

Đoạn văn mẫu số 2

Mẹ là người quan trọng nhất trong cuộc đời của tôi. Mẹ của tôi là một giáo viên dạy môn Ngữ văn. Năm nay, mẹ ba mươi tám tuổi. Tôi cảm thấy mẹ rất xinh đẹp, duyên dáng. Mái tóc đen nhánh và mềm mượt. Khuôn mặt trông rất phúc hậu. Tôi ấn tượng nhất là ánh mắt ấm áp, trìu mến của mẹ. Với tôi, mẹ là một người phụ nữ dịu dàng, đảm đang nhưng cũng rất nghiêm khắc. Công việc dạy học khá bận rộn. Dù vậy, mẹ vẫn luôn quan tâm, chăm sóc mọi người trong gia đình. Mẹ được rất nhiều học sinh quý mến. Mỗi ngày kỉ niệm, rất nhiều học sinh đến thăm. Điều đó khiến tôi tự hào lắm. Đôi lúc, tôi đã gây ra những lỗi lầm khiến mẹ rất buồn lòng. Nhưng mẹ không trách mắng mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Những lúc tôi bị ốm, mẹ ở bên chăm sóc cho tôi. Khi rảnh rỗi, mẹ còn dạy cho tôi cách nấu ăn, rửa bát hay giặt quần áo. Mẹ đã dạy cho tôi rất nhiều bài học bổ ích. Tôi và mẹ cũng đã có những kỉ niệm đẹp đẽ. Tôi với mẹ giống như những người bạn vậy. Bất kể chuyện gì, tôi cũng có thể chia sẻ cho mẹ. Nhiều lúc thấy mẹ vất vả, tôi thấy thương mẹ thật nhiều. Tôi cố gắng giúp đỡ mẹ những công việc nhà đơn giản để mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Tình yêu của mẹ dành cho tôi thật vĩ đại. Tôi cảm thấy biết ơn và trân trọng điều đó. Tôi tự nhủ phải cố gắng hoàn thiện bản thân để mẹ sẽ cảm thấy tự hào về mình.

Qua đoạn trích "Mẹ tôi" được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 học kì 1, chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến mà người mẹ dành cho con trai của mình. Vậy hình ảnh người mẹ trong câu chuyện được tác giả thể hiện như thế nào, em có cảm nhận gì về hình ảnh người mẹ trong văn bản Mẹ tôi? Mời các bạn tham khảo 5 đoạn văn mẫu cho đề Văn lớp 7: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản Mẹ tôi mà VnDoc tổng hợp và đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho các em tham khảo, nâng cao kỹ năng viết văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn hơn.

Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản Mẹ tôi mẫu 1

Sau khi biết En-ri-co có thái độ vô lễ với mẹ, bố đã viết một bức thư gửi cho con trai của mình. Để En-ri-cô nhận ra sự thiếu lễ độ với mẹ là hoàn toàn sai trái, bức thư đã gợi lên hình ảnh dịu dàng, hiền hậu của mẹ, một hình ảnh bình dị mà vô cùng lớn lao. Trước hết, mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình. Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta thấy người mẹ với tình yêu thương bao la, cao cả có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ với mình

Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản Mẹ tôi mẫu 2

Thông qua bức thư người bố gửi cho En-ri-cô khi cậu bé đã vô tình nói lời thiếu lễ độ với mẹ, ta thấy được tình mẹ thật thiêng liêng và xúc động. Qua lời kể của người cha, mẹ hiện lên qua với bao sự hi sinh vì đứa con của mình. Là những đêm thức trắng trông con ốm, người mẹ ấy sẵn sàng đánh đổi cả năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin hay hi sinh tính mạng cho con. Tình cảm đó thật thiêng liêng, là tình yêu thương vô hạn mà không có thứ tình cảm nào trên đời có thể so sánh. Người mẹ không quản ngại mọi khó khăn, gian khổ trog cuộc đời để đổi lại được nhìn thấy con hạnh phúc, trưởng thành. Điều khiến chúng ta suy ngẫm nhất là chi tiết người cha nói về ngày “buồn thảm nhất” của cuộc đời mỗi người là “ngày mà con mất mẹ”. Đó là nỗi đau khổ nhất với mỗi đứa con. Chúng ta dù khôn lớn, trưởng thành, mạnh mẽ đến đâu nhưng không thể tìm lại hình dáng mẹ hiền, tìm lại vòng tay yêu thương che chở của mẹ. Lúc đó dù có hối hận, cầu xin cũng vô ích bởi mẹ sẽ rời xa ta mãi mãi. Bức thư là lời nhắc nhở và cũng là lời tâm sự chân thành của người cha, khơi gợi trong con sự yêu thương và trân trọng mẹ từ tận đáy lòng. Đó cũng là lời nhắc nhở cho mỗi chúng ta bởi “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”.

Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản Mẹ tôi mẫu 3

Trong văn bản "Mẹ tôi", mẹ của En-ri-cô là người mà "cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô. Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, hình ảnh người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Đó là một người mẹ có tấm lòng bao dung, cao cả vô bờ.

Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản Mẹ tôi mẫu 4

Mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình. Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở. Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”. Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng mà thầm lặng và vị tha. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta càng thấy yêu mẹ hơn vì tình yêu thương vô bờ bến của người dành cho ta. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, cố gắng thành người để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục lớn lao của cha mẹ đối với mình.

Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản Mẹ tôi mẫu 5

Những người đã đọc tập truyện "Những tấm lòng cao cả"[1886] của nhà văn nổi tiếng - Ét-môn-đô đơ-A-mi-xi [1846-1908] người I-ta-li-a thì ai mà không chung một ý nghĩ khâm phục nhà văn đa tài với lối viết giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc. Trong đó, ấn tượng nhất trong em là văn bản "Mẹ Tôi".

En-ri-cô vì một phút ngông cuồng, khi có mặt của cô giáo đã thốt một lời thiếu lễ độ với mẹ. Hành động đó đã làm cho bố của cậu bé cảm thấy buồn, ông đã viết cho En-ri-cô một bức thư. Những lời bố nói với En-ri-cô về mẹ đã làm En-ri-cô "vô cùng xúc động".

Trong văn bản, mẹ của En-ri-cô là người mà " cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô.

Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Tấm lòng bao dung, cao cả của Mẹ!

Ôi! có thể dùng từ ngữ nào để nói về người mẹ nữa đây!

----

Trên đây VnDoc đã gửi tới các em tài liệu Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản Mẹ tôi. Hy vọng thông qua tài liệu trên, các em có thể xây dựng cho mình đoạn văn hay, đủ ý và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra Văn sắp tới nhé.

Ngoài tài liệu trên, mời các em tham khảo thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách làm các bài văn mẫu lớp 7. VnDoc cập nhật liên tục các tài liệu học tập lớp 7 để các em tham khảo và ôn luyện. Chúc các em học tốt.

Tài liệu liên quan:

  • Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư gửi cho bố thể hiện sự ân hận của mình.
  • Phát biểu cảm nghĩ về văn bản Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô dờ A-mi-xi
  • Phân tích tác phẩm Mẹ tôi
  • Viết đoạn văn ngắn giải thích tại sao trong văn bản “Mẹ tôi” của A-mi-xi người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư
  • Thay mặt En-ri-cô trong tác phẩm Mẹ tôi viết thư cho Bố
  • Soạn bài Mẹ tôi
  • Soạn bài Mẹ tôi ngắn gọn
  • Phát biểu cảm nghĩ về văn bản Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô dờ A-mi-xi

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chủ Đề