Bộ chính trị chỉ đạo về cổ phần hóa dnnn năm 2024

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước vừa được tổ chức tại Hà Nội vào sáng 16/10. Tại Hội nghị này, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan báo cáo cụ thể việc triển khai xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công tại Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 05/01/2019 của Thủ tướng. Các đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp sẽ thảo luận về tình hình triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại DNNN, trong đó có đánh giá cụ thể về tình hình cổ phần hóa, thoái vốn; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và kiến nghị, đề xuất.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị

Sẽ xử lý nghiêm các sai phạm

Phát biểu khai mạc, Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh đây là diễn đàn rất quan trọng để chúng ta đánh giá kết quả đã đạt được với Nghị quyết 12-NQ/TW ngày 3/6/2017 tại Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước. Phó Thủ tướng cho biết công tác cổ phần hóa đã đạt kết quả khả quan, số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đạt 218.255 tỷ đồng, gấp 2,8 lần tổng thu từ cổ phần hoá và thoái vốn giai đoạn 5 năm trước đây.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá, đến nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp, tổng công ty “chậm đổi mới, ngại đổi mới” theo phê duyệt của Thủ tướng. Công tác cổ phần hóa, thoái vốn còn nhiều vướng mắc cả về thể chế và tình hình thực hiện. Đáng chú ý một số bộ, ngành và địa phương trọng điểm nhưng rất chậm trong cổ phần hoá..., đặc biệt là Hà Nội và TPHCM, cần phải xem xét nguyên nhân tại sao cổ phần hoá chậm và xem xét trách nhiệm người đứng đầu. Ngoài ra, vấn đề về đất đai cũng đang khiến cho công tác CPH tại một số doanh nghiệp [DN], tập đoàn, tổng công ty như: Agribank, Vinafood, VNPT đang gần như đình trệ hết, bởi các đơn vị này đều có quy mô lớn, có mặt tại 63 tỉnh, thành phố; nếu như 1 địa phương không phê duyệt được phương án sử dụng đất, thì tất cả công tác này đều đình trệ.

Về các sai phạm, hành vi cố tình làm trái quy định trong cổ phần hoá, thoái vốn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh tinh thần công khai, minh bạch và thượng tôn pháp luật theo yêu cầu của Thủ tướng.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị

Tuy nhiên, trong quá trình này đã phát hiện những bất cập “Hiện nay, bước đầu đã phát hiện những sai phạm, cố ý làm trái quy định của pháp luật trong thoái vốn Nhà nước, làm trái với ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của lãnh đạo Chính phủ, vì vậy không thể chủ quan. Bên cạnh đó là tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, làm cho quá trình tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, xử lý trách nhiệm liên quan đến những vụ việc này.”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết.

Về mặt pháp luật, Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ đã chỉ đạo sửa đổi các vướng mắc tại Nghị định 167, Nghị định 132, Nghị định 126 nhưng đến nay vẫn rất chậm. Về việc sửa đổi Quyết định 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cổ phần hoá các đơn vị sự nghiệp công lập thành Nghị định, chỉ đạo 2 năm nay vẫn chưa hoàn thành, gây ách tắc rất nhiều trong cổ phần hóa...

“Phải kiểm điểm nghiêm túc, xem xét trách nhiệm ở bộ, ngành nào và cơ quan nào?”, Phó Thủ tướng yêu cầu và nhắc đến việc đăng ký, giao dịch, niêm yết trên sàn chứng khoán chưa được nghiêm túc, chưa đầy đủ, xuất hiện tại một số bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp Nhà nước, tổng công ty, nhưng việc kiểm tra và xử lý rất hạn chế, chưa có ai bị cách chức vì vi phạm này, kể cả phân loại đánh giá cán bộ cuối năm, thua lỗ và không chịu thực hiện quy định niêm yết công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng các quy định liên quan đang trong quá trình hoàn thiện, bộc lộ những bất cập trong phối hợp với các bộ, ngành chủ quản trước kia, đây cũng là vấn đề cần tiếp tục được thảo luận, làm rõ tại Hội nghị này.

Toàn cảnh Hội nghị

Vướng bởi vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp

Tại Hội nghị, nhiều Tập đoàn, Tổng công ty cho rằng cần phải có quy định rõ ràng về thuật ngữ trong các văn bản để thực hiện cho đồng nhất. Một số Tập đoàn như Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam [VNPT], Tổng công ty Lương thực miền Bắc [Vinafood 1], Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam [Agribank] cho biết hiện đang rà soát về đất đai bởi có rất nhiều cơ sở trên toàn quốc, có những địa bàn đã được bàn giao cách đây 30 năm, hiện rất khó chứng minh nguồn gốc. “Có những cơ sở bị tranh chấp, Tổng công ty Lương thực miền Bắc đã xin trả lại địa phương nhưng hiện nay địa phương vẫn chưa tiếp nhận” - Đại diện của Vinafood 1 cho biết.

Đại diện Công ty lương thực miền Bắc [Vinafood 1] tại Hội nghị

Trước phản ánh của các doanh nghiệp, đại diện thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh cho biết, hiện 2 địa phương này đang chờ hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện. “Sau khi có quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chúng tôi sẽ chuyển giao quyền sở hữu cho các doanh nghiệp” – Đại diện TP. Hồ Chí Minh cho biết.

Còn đại diện Hà Nội cho biết “Hiện thành phố đã có quy hoạch, nếu địa bàn nào của Vinafood bị tranh chấp, thành phố sẽ nhận lại. Bộ Tài nguyên và Môi trường phải có Thông tư hướng dẫn rõ ràng thì mới có cơ sở để căn cứ vào đó thực hiện. Hiện TP. Hà Nội đã có quy hoạch nhưng việc tư vấn khi xác định giá trị tài sản theo thị trường đang bị vướng, cần phải theo giá thị trường nhưng vì thị trường biến động liên tục nên nếu không làm nhanh sẽ khó xác định”.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị

Về vấn đề nhân sự chủ chốt, nhiều đơn vị cho rằng quy định hiện đang khác với thực tế, nhiều người có tài nhưng lại chưa được kết nạp Đảng. Trả lời về vấn đề này, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cho biết sẽ tiếp tục cải tiến cơ chế lãnh đạo. Tuy nhiên, vấn đề đổi mới quản trị kinh tế theo thị trường, theo thông lệ quốc tế nhưng vẫn phải phù hợp với điều kiện chính trị - kinh tế của Việt Nam. Hiện Ban Kinh tế Trung ương đang nghiên cứu Đề án quản lý cán bộ. Vì ngoài việc tăng quyền lực cho cán bộ để tự chủ nhưng cũng cần phải kiểm soát để tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động kinh tế.

Cần có cơ chế khuyến khích người tài

Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, tinh thần quan trọng nhất của việc sắp xếp đổi mới nâng cao hiệu quả của DNNN chứ không phải chỉ riêng vấn đề cổ phần hóa. Đề nghị các Bộ, ngành, các doanh nghiệp cần đánh giá đúng thực trạng tình hình để xử lý tốt hơn trong thời gian tới. Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là cần phải làm sao để nâng cao hiệu quả của DNNN. Nhiều doanh nghiệp đã tái cơ cấu tốt, phát triển mạnh cần được nhân rộng mô hình. Hiện công tác đào tạo cán bộ còn chậm, thực tế cho thấy ít người tài vào công tác tại DNNN. Nhận thức của người đứng đầu chưa cao, chưa đúng vai trò, nhiều đơn vị khi lãnh đạo sắp về hưu vẫn chưa kịp bồi dưỡng đào tạo đội ngũ kế cận. Thủ tướng yêu cầu các lãnh đạo DNNN phải chủ động đào tạo đội ngũ kế cận để kịp thời thay thế khi lãnh đạo nghỉ hưu. Hiện tượng tham nhũng trong doanh nghiệp cần được khắc phục và phòng chống để tránh thất thoát tài sản của Nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Để đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn tới theo Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN và Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội khóa XIV về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN triển khai một số nhiệm vụ sau:

Về công tác tổ chức triển khai thực hiện, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DNNN khẩn trương xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt phương án cơ cấu lại DNNN trực thuộc theo đúng quy định tại Quyết định số 707/QĐ-TTg; kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan về việc chậm phê duyệt phương án theo quy định. Hoàn thành chậm nhất là hết quý 4/2019.

Các địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan kịp thời, rà soát, cho ý kiến, phê duyệt Phương án sử dụng đất đối với các DNNN trực thuộc, các doanh nghiệp cổ phần hóa có đất đai trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 167/NĐ-CP và các văn bản có liên quan; chủ động tháo gỡ, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn.

Nâng cao vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN, gắn kết quả việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN với việc đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu; đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, tuân thủ nguyên tắc thị trường, không để xảy ra hiện tượng lợi ích nhóm trong việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN.

Mỗi DNNN cần khắc phục những khó khăn của thị trường, đầu tư vào những lĩnh vực mà tư nhân không muốn [không thể] đầu tư. Cần là đầu tàu tiên phong để dẫn dắt thị trường.

Về cơ chế chính sách, trong quý 4 năm 2019 và 2020, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tư pháp, Xây dựng hoàn thành việc rà soát, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành các luật sửa đổi, bổ sung liên quan đến DNNN như: Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Cán bộ, công chức; Luật Phá sản; Luật Xây dựng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động của DNNN. Rà soát, xây dựng Tiêu chí phân loại DNNN giai đoạn sau năm 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg. Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước theo từng loại hình, lĩnh vực, địa bàn hoạt động đặc thù của doanh nghiệp trong Quý IV/2020.

Bộ Tài chính cần rà soát, xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn. Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn về thu, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Dự thảo Nghị định về quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Xây dựng để trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg về chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần. Báo cáo Chính phủ phương án sửa đổi bổ sung Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết; Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá tình hình triển khai Nghị định số 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Nghị định số 163/2018/NĐ-CP [nếu thấy cần thiết].

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ ban hành “Nghị định thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý cho một số Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước”. Rà soát, sửa đổi Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/10/2015 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22/7/2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Bộ Nội vụ nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi cơ chế chính sách để gắn kết quả của việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước với việc đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu; tiếp tục đổi mới công tác bố trí bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện tách người quản lý DNNN khỏi chế độ công chức, viên chức. Triển khai rộng rãi cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm qua thi tuyển cạnh tranh, công khai, minh bạch. Cần động viên người tài, người giỏi... để các doanh nghiệp có bộ máy điều hành tốt nhất.

Các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các Nghị định của Chính phủ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước [như Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP...].

Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước cần kiện toàn để nâng cao vai trò của mình để làm tốt công tác thúc đẩy các DNNN phát triển.

Chủ Đề