Bộ máy nhà nước thời Minh Trung Quốc

1. Trung Quốc thời Tần – Hán.

- Thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc thường gây chiến tranh và thôn tính lẫn nhau.

- Đến thế kỉ IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất và lần lượt tiêu diệt các đối thủ, chấm dứt tình trạng chia cắt lãnh thổ.

- Năm 221 TCN, Tần đã thống nhất Trung Quốc:

+ Thời Tần hình thành nhiều giai cấp mới, quan lại là người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ. Nông dân bị phân hóa, một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột những nông dân công xã không có ruộng đất, chế độ phong kiến được xác lập.

+ Vua Tần là Tần Thủy Hoàng có quyền hành tuyệt đối, bắt tay vào việc xây dựng chính quyền. Dưới vua có quan văn, quan võ do Thừa tướng, Thái úy đứng đầu giúp hoàng đế trị nước.

+ Vua có lực lượng quân sự lớn mạnh để duy trì trật tự xã hội, trấn áp các cuộc nổi dậy, tiến hành chiến tranh xâm lược.

+ Đất nước được chia thành quận, huyện có quan Thái thú [ở quận] và Huyện lệnh [ở huyện] quản lí, các quan phải tuân theo mệnh lệnh của hoàng đế.

+ Nhà Tần tồn tại 15 năm, sau đó Lưu Bang lên ngôi lập ra nhà Hán.

- Nhà Hán [206 TCN – 220]:

Các hoàng đế triều Hán tiếp tục củng cố bộ máy cai trị, mở rộng hình thức tiến cử con em gia đình địa chủ tham gia vào chính quyền.    

- Nhà Tần và nhà Hán chiếm vùng thượng lưu sông Hoàng, thôn tính Trường Giang, chiếm phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.

2. Sự phát triển chế độ phong kiến thời Đường.

- Sau mấy thế kỷ rối ren, Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa, lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Đường [618 - 907].

- Chế độ phong kiến thời Đường đạt đến đỉnh cao.

+ Kinh tế phát triển toàn diện:

* Thực hiện chế độ quân điền, nông dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.

* Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền…

* Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.

+ Chính trị:

* Bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh, cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương, mở khoa thi chọn người ra làm quan.

* Tiếp tục chính sách xâm lược: Chiếm Nội  Mông, Tây vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục. Nhà Đường trở thành đế quốc phong kiến phát triển nhất.

* Đến cuối thời Đường, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Năm 874, khởi nghĩa Hoàng Sào nổ ra, nhà Đường bị lật đổ, Trung Quốc lại hỗn loạn nhưng Triệu Khuông Dẫn đã tiêu diệt các thế lực phong kiến khác lập ra nhà Tống [năm 960]. Đến cuối thế kỷ XIII, cả hai nước Kim và Nam Tống đều bị Mông Cổ tiêu diệt.

3. Trung Quốc Thời Minh, Thanh.

- Đầu thế kỷ XIII, trên thảo nguyên Mông Cổ hình thành một nhà nước phong kiến chuyên chế quân sự do Thành Cát Tư Hãn làm vua.

- Năm 1271, Khu-bi-Lai [Hốt Tất Liệt] diệt nhà Tống, lên ngôi Hoàng đế, lập triều Nguyên [1271 - 1368]. Dưới sự thống trị của nhà Nguyên, nhân dân Trung Quốc liên tiếp khởi nghĩa..

- Năm 1368, Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế ở Nam Kinh lập ra nhà Minh [1368 - 1644]:

+ Các triều đại nhà Minh khôi phục và phát triển kinh tế, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện [có những công trường thủ công lớn ở Giang Tây - đồ gốm Cảnh Đức; xưởng dệt; nhà buôn lớn; thành thị nhiều như Bắc Kinh, Nam kinh].

+ Năm 1380, bỏ chức Thừa tướng, Thái úy thay vào đó là các Thượng Thư phụ trách các bộ [6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công], hoàn chỉnh bộ máy quan lại. Hoàng đế tập trung mọi quyền hành, trực tiếp nắm quân đội.

+ Cuối thời Minh, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Nông dân khởi nghĩa [Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ].

- Giữa lúc đó một bộ tộc ở phương Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh kéo vào đánh bại Lý Tự Thành lập ra nhà Thanh [1644 - 1911].

+ Nhà Thanh thi hành chính sách áp bức dân tộc, người Trung Quốc phải theo phong tục của người Mãn.

+ Do chính sách áp bức bóc lột của nhà Thanh, nông dân lại khởi nghĩa, lợi dụng nhà Thanh suy yếu, tư bản phương Tây dòm ngó, xâm lược Trung Quốc.

4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến đạt nhiều thành tựu rực rỡ.

- Tư tưởng Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.

- Phật giáo thịnh hành nhất vào thời Đường, Bắc Tống cho xây nhiều chùa, tạc tượng in kinh…

- Sử học từ thời Tây Hán trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập. Bộ Sử ký của Tư Mã Thiên rất nổi tiếng, thời Đường còn thành lập cơ quan chép sử là Sử quán...

- Văn học là lĩnh vực nổi bật nhất của Trung Quốc thời phong kiến. Thơ Đường đạt đến đỉnh cao  của nghệ thuật với nhiều tên tuổi như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị….

- Tiểu thuyết phát triển dưới thời Minh, Thanh; nhiều tác phẩm nổi tiếng ra đời trong giai đoạn này như: Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử, Tây Du Ký, Hồng lâu mộng.

- Toán học: Cửu chương toán thuật [Hán] tính diện tích và khối lượng khác nhau, Tổ Xung Chi [thời Nam - Bắc triều] đã tìm ra số Pi đến 7 số lẻ.

- Thời Tần, Hán, Trung Quốc đã phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết phục vụ cho sản xuất; Trương Hành còn phát minh ra địa động nghi để đo động đất .

- Y dược đạt nhiều thành tựu quan trọng, thầy thuốc Hoa Đà [Hán] dùng phẫu thuật để chữa bệnh; sách thuốc Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân rất có giá trị.

- Kỹ thuật: Phát minh ra giấy, kỹ thuật in, la bàn và thuốc súng.

- Kiến trúc: Vạn lý trường thành, Tử cấm Thành, Tượng phật bằng ngọc thạch… còn được lưu giữ đến ngày nay. 

Page 2

SureLRN

Bài 7 TRUNG QUỐC THỜI MINH - THANH Tình hình chính trị . Câu hỏi: Em hãy trình bày to chức bộ máy nhà nước ở Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh ? Hướng dẫn trả lời: Tương đối giống với các triều đại phong kiến trước đó [Tần - Hán, Đường - Tống]. Cụ thể: + Thò'i Minh - Thanh bỏ chức Thái uý và Thừa tướng, thay vào các chức Thượng tư phụ trách các bộ; nhà Minh, Thanh lập ra sáu bộ: Lễ, Binh, Hình, Công, Lại, Hộ. . + Các quan lại ỏ' tình chịu sự chỉ đạo của các bộ ở triều đình. + Hoàng đế tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp nắm quân đội. + Nhà Thanh có thêm sự phân biệt đối xử giữa người Hán với người Mãn. Quyền hành chù yếu tập trung trong tay người Mãn. Sự phát triển kinh tế Câu hỏi: Sự phát triển kỉnh tế dưới thời Minh - Thanh được biểu hiện như the nào? Hướng dẫn trả lời: về nông nghiệp: + Có những tiến bộ về kĩ thuật gieo trồng. + Diện tích trồng trọt vưọt xa các thời trước, sản lượng lương thực tăng nhiều. + Tình trạng cướp đoạt ruộng đất của địa chủ vẫn gia tăng. về thủ công và thương nghiệp: Phát triển hon các thời kì trước. Các hình thức công xưởng thủ công đã xuất hiện trong các nghề dệt, làm giấy, đồ sứ. về ngoại thương: + Từ thể kỉ XVI đã có một số thương nhân châu Âu đến Trung Quốc buôn bán. + Đến triều nhà Thanh, do thi hành chính sách đóng cửa biển, đã hạn chế người châu Âu vào Trung Quốc. + Sự phát triển của công thương nghiệp thành thị vẫn phát triển. Mặc dầu Trung Quốc có nền kinh tế công thưong nghiệp sớm phát triển, nhưng suốt thòi phong kiến, nền kinh tế tự nhiên luôn chiếm địa vị thống trị, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển. Câu hỏi: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở những triều đại nào của Trung Quốc. Đó là những biêu hiện gì? Hướng dan trả lời: Những biểu hiện của mầm mong kinh tế tư bản chủ nghĩa ỏ' Trung Quốc đã xuất hiện dưói các triều đại Minh - Thanh [1368-1911]. Đó là những biểu hiện: + Sự xuất hiện của công trưòìig thù công: nhiều xưởng dệt lớn, chuyên môn hoá cao, thuê nhiêu nhân công ờ Tô Châu, Tùng Giang, xưởng làm đồ sứ ở Cảnh Đức. + Thương nghiệp phát triển, thành thị phát triển và phồn thịnh như Bắc Kinh, Nam Kinh. + Quảng Châú là thương cảng lớn nhẩt, từ đây các thương nhân Trung Quốc ra nước ngoài buôn bán với nhiều nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập. Bài tập : Điền vào cliô trống những từ cho sẵn: nông dân lĩnh canh [tá điền], quan lại, nông dân giàu có, địa tô, thuế thân, nhận ruộng, cày cấy, phong kiến. Khi những công cụ bằng sắt Xuất hiện, xã hội Trung Quốc có sự biến đổi. Có hai giai cấp chính: giai cấp địa chủ gồm: [a] chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực. Ngược lại, những nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải ....'...[b]. của địa chủ để [c] gọi là [d] Họ phải nộp cho địa chủ một phần hoa lợi gọi là [e] Quan hệ sản xuất [f] hình thành. Hướng dẫn trả lời: quan lại, nông dân giàu có nhận ruộng cày cấy nông dân lĩnh canh địa tô phong kiến Văn hoá thời Minh, Thanh Câu hỏi: Nêu một số thành tựu văn hóa thời Minh - Thanh? Hướng dẫn trả lời: về tiểu thuyết: “Tiểu thuyết chương hồi”. + Thuỹ Hử của Thi Nại Am. + Tam quốc diên nghĩa của La Quán Trung. + Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân. + Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết cần. về nghệ thuật: Có nền nghệ thuật lâu đời, với trình độ cao, phong cách độc đáo biểu hiện ở các mặt hội hoạ, điêu khắc, mĩ thuật công nghiệp ... Câu hởi: Trong hệ tư tưởng Nho giáo ở Trung Quốc, quan điểm về "Tam cương" và "Ngũ thường" là gì? Các nhân vật gắn liền với sự phát triển của Nho giáo là ai? Hướng dẫn trả lời: Quan điếm của Nho giáo về quan hệ "Tam cương" là quan hệ giữa vua-tôi, chồng-vợ, cha-con. Quan hệ "Ngũ thường" nói về nhân-lễ-nghĩa-trí-tín. Khổng Tử muốn lập kì cương xã hội thông qua các mối quan hệ trên. Các nhân vật gắn với sự phát triển của Nho giáo là: + Khổng Tử [551 - 479 TCN], nhà triết học Trung Quốc đề xướng ra học thuyết Nho giáo, một học thuyết chính trị có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới. + Mạnh Tử [371 - 288 TCN], môn đệ của Khổng Tử, tác giả sách Mạnh Tử - một trong bốn cuốn sách quan trọng của học thuyết Nho giáo. + Ngoài ra còn có Đổng Trọng Thư Bài tập : Nối tên các tác giả 'ở cột A với tên các tác phẩm ở cột B cho đủng. A B 1. Thi Nại Am a. Tam quốc diễn nghĩa 2. La Quán Trung b. Tây du kí 3. Ngô Thừa Ân c. Thuỷ hử 4. Tào Tuyết cần d. Bộ Sử kí thời Hán 5. Tư Mã Thiên e. Hồng lâu mộng * Hướng dẫn trả lời: l.c ; 2.a ; 3.b ; 4.e ; s.d Bài tập : Lập niên biểu về tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc qua các triều đại theo mẫu sau: Thời Tần - Hán [a] Thời Đường [b] Thòi Tống - Nguyên [c] Thòi Minh - Thanh [d] 1. Niên đại 2. Tổ chức, bộ máy nhà nước 3. Chính sách kinh tế 4. Chính sách đối ngoại 5. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân * Hướng dẫn trả lời: Thời Tần - Hán [a] Thời Đường [b] Thời Tống - Nguyên [c] Thời Minh -Thanh [d] 1. Niên đại -Tẩn[221-206 TCN] - Hán [206 TCN đến 221] [618- 907] -Tống [960- 1279] - Nguyên [1271-1368] - Minh [1368- 1640] -Thanh [1644- 1911] 2. Tổ chức, bộ máy nhà nước Chia đất nước thành quận, huyện. Nhà nước được củng cố và hoàn Tổ chức bộ máy nhà nước giống các thời đại trước. Thời -Thời Minh: chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền, bỏ chức thiện, mở khoa thi tuyển chọn nhân tài. Nguyên quyền lực tập trung trong tay người Mông Cổ. Thừa tướng. - Thời Thanh: nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền. 3. Chính sách kinh tế Ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất. Hán giảm tô thuế, sưu dịch cho nông dân, phát triển sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chế độ quân điền lam cho xã hội đạt đến sự phồn thịnh. Xóa thuế, sưu dịch nặng nề, mở mang công trình thuỷ lợi, phát triển thu công nghiệp. Bóc lột, đục khoét nông dân, công thương nghiệp phát triển, tạo mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện. 4. Chính sách đối ngoại Tần: mở rộng lãnh thổ về phía nam và phía bắc. Hán: Chiến tranh xâm lấn Triều Tiên và các nước phương Nam. Lấn chiếm Nội Mông, Tây Vực, Triều Tiên, An Nam... lãnh thổ Trung Quốc được mờ rộng. Tiến hành chiến tranh xâm lược các nước phương Nam. Mở rộng buôn bán với các nước Đông Nam Á, Ắn Độ, Ba Tư, Ả Rập. 5. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trần Thắng - Ngô Quảng. Hoàng Sào. Chu Nguyên Chương. Lí Tự Thành.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề