Tình hình ngành vật liệu xây dựng năm 2022

Thị trường vật liệu xây dựng năm 2021 có điểm gì nổi bật? Đâu là các xu hướng phát triển của vật liệu xây dựng? Có thể nói 2021 là một năm đầy biến động của tất cả mọi lĩnh vực. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 mà nhiều ngành nghề “lao đao”. Vậy ngành xây dựng đã và đang phát triển như thế nào trong giai đoạn này? Liệu có cơ hội nào để bứt phá và phát triển vượt bậc không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cầu đợi cung

Năm 2020, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đã khiến thị trường vật liệu xây dựng “lao đao”. Cả năng suất và sản lượng đều bị giảm đáng kể.

Tổng kết năm 2020

Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, năm 2020, lượng xi măng tiêu thụ đạt khoảng 74 triệu tấn. Còn kính xây dựng đạt khoảng 171 triệu m2… Còn các loại vật liệu khác cũng có lượng tiêu thụ khá ổn định.

Riêng đối với vật liệu xây dựng không nung, việc sản xuất có sự chuyển biến tích cực. Nhiều công nghệ mới, thiết bị mới đã được ứng dụng vào trong sản xuất. Chính vì vậy nên nhiều loại vật liệu xây dựng  mới đã ra đời. Nó vừa phong phú về cả chất lượng lẫn chủng loại sản phẩm.

Năm 2020, ngành vật liệu xây dựng khá “lao đao”

Đặc biệt sau sau 10 năm thực hiện Chương trình 567 – chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung, công suất thiết kế của 3 loại vật liệu đã tăng lên đáng kể. Có thể kể đến như gạch bê tông, gạch bê tông chưng khí áp AAC và gạch bê tông bọt. Các loại gạch này đã đạt khoảng 10.2 tỷ viên/năm. Đồng thời, các doanh nghiệp đã tiết kiệm được khoảng 7.5 triệu m3 đất sét. Con số này giảm tiêu thụ khoảng 750.000 tấn than. Đây là một kết quả ấn tượng của ngành. Bởi nó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm quá trình suy giảm đấ.

Dự báo năm 2021

Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng thị trường vật liệu xây dựng năm 2021 dự báo sẽ đứng trước hai nguồn cầu lớn. Đó là việc khắc phục sự cố lũ lụt ở miền Trung và sạt lở năm 2020. Chính điều này đòi hỏi lượng vật liệu xây dựng lớn để sửa chữa, xây dựng hạ tầng. Thêm vào đó thị trường bất động sản  cũng đang có dấu hiệu phục hồi. Vì vậy hoạt động đầu tư bất động sản sẽ tăng cao hơn. Thực tế cho thấy, ngành vật liệu xây dựng năm 2021 sẽ sôi động vì nguồn cầu đang chờ nguồn cung.

Nhu cầu vật liệu xây dựng trong năm 2021 cũng sẽ sôi động hơn

Tuy vậy nhưng ngành xây dựng vẫn cần ưu tiên sản xuất các vật liệu xây dựng mới, tiên tiến. Đó là các dự án sản xuất từ chất thải các ngành, nông nghiệp, rác thải.. Tro, xỉ, thạch cao từ các nhà máy phát điện cũng được sử dụng nhiều để làm phụ gia, nguyên liệu sản xuất cho các loại vật liệu xây dựng.

Chính sách hỗ trợ làm bệ đỡ

Sở dĩ nói thị trường vật liệu xây dựng 2021 có nhiều tín hiệu khả quan bởi ngành được hỗ trợ của nhiều chính sách. Ngày 18/8/2020, Chính phủ đã chính thức ban hành Chiến lược phát triển Vật liệu xây dựng giai đoạn 2021-2030 định hướng đến năm 2050. Chính điều này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp ngay từ đầu năm 2021.

Đổi mới công nghệ là điều tất yếu

– Đối với xi măng: Theo chiến lược mục tiêu đến năm 2025, cần phải đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ. Bởi các nhà máy xi măng có công suất 2.500 tấn clanke/ngày đang làm tiêu hao nhiên liệu, tài nguyên và năng lượng. Vì vậy cần phải tính đến bài toán nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Cũng như chú trọng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Tiếp tục đầu tư các sản phẩm kính giá trị cao, chất lượng cao

– Còn đối với kính xây dựng sẽ tiếp tục đầu tư các sản phẩm kính chất lượng cao, giá trị cao. Có thể kể đến như kính tiết kiệm năng lượng, kính siêu mỏng, siêu trắng… Đồng thời cũng đầu tư chiều sâu cho các cơ sở sản xuất kính. Ưu tiên đối với các cơ sở đang áp dụng công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều tài nguyên… Điều này sẽ đảm bảo tạo ra được sản phẩm chất lượng cao. Đồng thời sản phẩm đáp ứng được các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường…

Mục tiêu phát triển ngành vật liệu xây dựng

Trong Chiến lược cũng đề cập rõ các mục tiêu phát triển của thị trường vật liệu xây dựng trong giai đoạn tới:

– Đưa ngành sản xuất vật liệu xây dựng đạt trình độ hiện đại, tiên tiến

– Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Tạo ra các sản phẩm đạt chuẩn chất lượng. Sản phẩm cần đáp ứng được các nhu cầu của thị trường trong nước và có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế

– Loại bỏ hoàn toàn các công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng lỗi thời lạc hậu, ô nhiễm môi trường, tiêu tốn tài nguyên

– Xuất khẩu các loại sản phẩm có tính cạnh tranh mạnh, giá trị cao. Hạn chế xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu là tài nguyên khoáng sản không tái tạo

Có thể thấy, chiến lược này sẽ vừa là bệ đỡ, vừa góp phần dẫn dắt, định hình hoạt động phát triển vật liệu xây dựng trong bối cảnh mới. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng nắm bắt và áp dụng ngay vào trong thực tế sản xuất của mình.

Hy vọng với tin tức thị trường vật liệu xây dựng 2021  trên đây bạn sẽ có thể nắm được tổng quan về thị trường. Đây là tiền đề cơ bản để doanh nghiệp của bạn có định hướng phát triển phù hợp nhất. Chắc chắn hoạt động sản xuất và kinh doanh sẽ có các dấu hiệu khởi sắc dù trong thời gian khó khăn này. Đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo của Viglacera để cập nhật các thông tin hữu ích bạn nhé!

Bền bỉ vượt nghịch cảnh

Năm 2021, nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội và TPHCM phải thực hiện giãn cách xã hội do dịch Covid-19 bùng phát mạnh đợt thứ tư khiến các dự án nằm trong các tỉnh, thành này phải ngừng thi công. Các dự án nằm ngoài khu vực giãn cách cũng bị đình trệ do đứt gãy nguồn cung vật tư và nhân lực. 37,9% số doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho biết trên 20% số dự án/hợp đồng của họ bị chậm tiến độ hoặc ảnh hưởng chi phí do dịch Covid-19.

Biến động giá nguyên vật liệu cũng trở thành “cơn ác mộng” đối với các nhà thầu xây dựng. Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu dùng trong xây dựng tăng 6,4% so với cùng kỳ do nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao trong khi chuỗi cung ứng chưa hết gián đoạn từ năm 2020. Hai loại vật liệu xây dựng quan trọng nhất là thép và xi măng lần lượt tăng giá khoảng 40% và 8,4%.

Tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu của ngành Xây dựng - Vật liệu xây dựng trong năm 2021 so với năm 2020. Nguồn Vietnam Report

Do chi phí vật liệu xây dựng chiếm khoảng 65 - 70% giá dự toán xây dựng công trình nên nhiều chuyên gia trong ngành nhận định “bão giá” đã bào mòn biên lợi nhuận của doanh nghiệp và quét sạch những lợi nhuận có thể hy hữu còn lại, đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp ngành Xây dựng - Vật liệu xây dựng vẫn bền bỉ vượt qua khó khăn và sớm thích ứng ngay khi Chính phủ chuyển hướng từ “chống dịch như chống giặc” sang “sống chung an toàn và thích nghi với đại dịch”, nhanh chóng khởi động lại các dự án bị đình trệ. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, nhờ kinh nghiệm có được từ năm 2020 và sự thích ứng tốt của các doanh nghiệp, tăng trưởng của ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng đạt 5,59%, cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm 2020 là 4,54%. Khảo sát của Vietnam Report còn cho thấy 53,3% số doanh nghiệp trong Ngành vẫn ghi nhận sự tăng trưởng về doanh thu mặc dù mức tăng trưởng chủ yếu dưới 25%. Biến động doanh thu của phần lớn doanh nghiệp nằm trong khoảng tăng, giảm 25% trong khi biên độ thay đổi của lợi nhuận lớn hơn, nằm trong khoảng tăng/giảm 50%.

Chìa khóa để bứt tốc

Mặc dù mất đà tăng trưởng từ trước đại dịch nhưng thị trường Xây dựng – Vật liệu xây dựng vẫn là một điểm sáng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, được định giá khoảng 60 tỷ USD vào năm 2021 và dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng hơn 8,71% trong giai đoạn 2022-2027. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng nói riêng và hệ sinh thái ngành Bất động sản – Xây dựng – Vật liệu xây dựng nói chung đã có những chuẩn bị trước các cú sốc, đặc biệt là kinh nghiệm quản trị khủng khoảng có được từ cách đây hơn mười năm, khi thị trường bị đóng băng.

Đánh giá môi trường kinh doanh ngành Xây dựng - Vật liệu xây dựng. Nguồn Vietnam Report

Khảo sát của Vietnam Report chỉ ra rằng, 86,7% số doanh nghiệp trong Ngành đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, phản ứng ngay lập tức, thích nghi tốt và chịu ít tác động; 6,7% số doanh nghiệp không có sự chuẩn bị nhưng đã phản ứng nhanh chóng và dứt khoát để phục hồi. Tuy nhiên, yếu tố khách quan cho thấy, bức tranh kinh tế vẫn còn tồn tại không ít thách thức đối với ngành. Đó là lạm phát [+17,2%] và tác động của suy thoái kinh tế [+6,9%] trên thế giới.

Năm vừa qua, Việt Nam vẫn kiểm soát lạm phát thành công khi chỉ số giá tiêu dùng [CPI] bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua. Tuy nhiên, bước sang năm 2022, theo nhận định của phần lớn doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành, áp lực lạm phát rất lớn bởi: nhu cầu tiêu dùng tăng cao trở lại khi đại dịch dần được kiểm soát và kết thúc; giá hàng hóa thế giới tăng nhanh đối với một số mặt hàng thiết yếu và nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong sản xuất do gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc do chi phí vận tải gia tăng. Dragon Capital dự báo lạm phát năm 2022 của Việt Nam từ 3,58% đến 4,18%. Thêm vào đó, căng thẳng chính trị Nga – Ukraine gần đây đã có nhiều tác động đến thị trường toàn cầu, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng Việt Nam thông qua nhiều kênh như diễn biến giá dầu và giá thép thế giới…

Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh đó, để có thể tận dụng cơ hội, bứt tốc, các doanh nghiệp Xây dựng – Vật liệu xây dựng cần tập trung vào 6 ưu tiên trong chiến lược kinh doanh gồm: tăng cường công tác quản trị tài chính, quản trị rủi ro; đảm bảo việc làm, tiền lương và quyền lợi cho nhân viên; tăng cường hợp tác đầu tư; đẩy mạnh đầu tư và phát triển công nghệ; tăng cường đào tạo và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với thời đại số; tăng cường huy động vốn, xây dựng nguồn tài chính vững mạnh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng tới công tác xây dựng uy tín cho thương hiệu bởi 96,6% số doanh nghiệp trong khảo sát cho rằng uy tín thương hiệu chính là động lực thúc đẩy doanh nghiệp bền bỉ vượt qua những khó khăn trong thời gian qua.

Video liên quan

Chủ Đề