Cá chép giòn an có tốt không

Cá chép giòn chính là một loại cá nước ngọt và nó được lai giữa cá chép ta cùng với cá giòn Nga để tạo thành. Loài cá này hiện đang được ưa chuộng trên thị trường và được chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn. Dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu để rõ hơn về loài cá với cái tên rất đặc biệt này nhé.

I. Giới thiệu tổng quát về Cá chép giòn

Nhắc đến Cá chép giòn thì đây chính là loại cá chép được nuôi thường trong thời gian từ 4 đến 6 tháng giúp cho thịt cá thêm giòn đúng theo tên của nó. Cá ăn thực vật đặc biệt chính là “đậu tằm”, chính thức ăn này giúp cho cá có thể phát triển khỏe mạnh và không bị bất cứ bệnh tật gì. Thịt cá còn trở nên thêm săn chắc, giòn, không có mỡ và thịt đậm đà hơn.

Từ Cá chép giòn chúng ta có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và hấp dẫn. Đa số khách hàng đều phản hồi loại thức ăn này mang lại độ giòn, dai ngon đúng nghĩa. Hình dáng cùng kích thước của cá không có nhiều sự khác biệt nếu so với cá chép ta. Và nó được lai từ giống cá giòn của Nga và Hungary nhằm tạo thành giống cá lai mới hấp dẫn này.

 

Cá chép giòn an có tốt không

Cá chép giòn có giá trị dinh dưỡng khá cao

II. Giá trị dinh dưỡng Cá chép giòn

Như đã phân tích vì thức ăn từ Cá chép giòn chính là thực vật đậu tằm do vậy thịt cá vừa thơm ngon, béo đậm đà nhưng lại không có mỡ. Nó có vị ngọt của tôm, dai của thịt tạo nên hương vị riêng biệt. Đây cũng chính là lý do vì sao Cá chép giòn lại được nhiều khách hàng chọn mua đến như thế. Nếu như so với cá chép thường thì Cá chép giòn có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn rất nhiều. Nghiên cứu đã chỉ ra giá trị dinh dưỡng từ loại cá này như sau:

  • Thành phần collagen có trong cơ thịt của cá cao hơn so với loại cá chép thông thường từ là 5 và 2.8 lần (collagen 1 và collagen 2).
  • Protein cấu trúc, collagen, protein myofibrils trong cơ thịt cá chép giòn cũng cao hơn cá chép thường lần lượt chính là 60,9%, 36.7% và 18.7%.
  • Hàm lượng canxi bên trong Cá chép giòn cao hơn đến 17.5% neus so với cá chép thông thường.

Axit amin của Cá chép giòn cũng được đánh giá vô cùng phong phú. Hàm lượng axit amin thơm cùng với axit amin thiết yếu bên trong cá lần lượt là 6.61g và 6.70g, có tỷ lệ là 39.70% và 39.88% tổng hàm lượng axit amin. Vì hàm lượng axit amin của thịt Cá chép giòn cao do vậy giá trị dinh dưỡng của nó cũng được đánh giá cao vô cùng.

Cụ thể thì tổng lượng axit amin của 100g trọng lượng Cá chép giòn đạt 16.8g nghĩa là nó chỉ thấp hơn so với cá hồi 18.7g và cao hơn so với lươn 14.5%. Hàm lượng axit amin thiết yếu có trong 100g thịt Cá chép giòn đạt 6.7g tức là gần bằng cá hồi chứa 7.22g và cao hơn lươn chứa 5.46g. Cuối cùng hàm lượng axit amin thơm của Cá chép giòn đạt 6.61g cũng cao gần ngang ngửa so với cá hồi là 6.73g và cũng cao hơn so với lươn là 5.38g.

Cá chép giòn an có tốt không
 

Từ Cá chép giòn có thể chế biến thành nhiều món ngon

Tham khảo thêm: Cá Chình

III. Các món ngon với Cá chép giòn

Từ Cá chép giòn chúng ta có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Có thể kể đến như là món Cá chép giòn om dưa, chiên giòn, nấu canh, nấu cháo, xào sả ớt… Đặc biệt vì thịt của cá không tanh mà còn ngon nên có thể phi lê ăn cùng wasabi hoặc là trộn với gỏi đều rất ngon.

  • Món Cá chép giòn om dưa được đánh giá chính là món ăn quen thuộc với nhiều người và cũng rất dễ chế biến, giàu dinh dưỡng, ngon miệng. Chính nhờ vị chua thanh nhẹ của cải chua khi kết hợp với thịt cá chép ngọt thơm còn làm cho món ăn thêm đậm đà hấp dẫn.
  • Món cháo Cá chép giòn cũng là món ngon dễ làm và có chứa nhiều dinh dưỡng. Nó đặc biệt tốt với sức khỏe bà bầu cũng như giúp lợi sữa, bổ khí huyết. Món cháo Cá chép giòn đặc biệt chính là không bị tanh mà vẫn dai, ngọt thịt nên bà bầu dễ ăn hơn rất nhiều.
  • Món Cá chép giòn sốt cà chua nóng khi ăn vừa thơm ngọt lại vừa có vị đậm đà. Chắc chắn rằng món ăn này khá “đưa cơm” đó nhé.

 

Cá chép giòn an có tốt không

Đến ngay với Vựa Hải Sản Thủy Cung khi cần mua Cá chép giòn

IV. Cách mua Cá chép giòn chất lượng và giá tốt

Để mua được Cá chép giòn tươi ngon, chất lượng cùng giá tốt bạn hãy đến ngay với Vựa Hải Sản Thủy Cung. Chúng tôi chính là đơn vị chuyên cung cấp đa dạng các loại hải sản tươi ngon trong đó có Cá chép giòn. Những con cá đều được tuyển chọn kỹ càng, đảm bảo độ tươi, cân nặng với trọng lượng đạt chuẩn.

Hơn nữa mức giá bán phải chăng, có nhiều ưu đãi khi khách hàng mua số lượng nhiều. Dù quý khách ở bất cứ đâu cũng có thể đặt mua và được nhân viên tư vấn hướng dẫn cách chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn phù hợp nhu cầu. Vui lòng liên hệ cùng Vựa Hải Sản Thủy Cung để được tư vấn kỹ hơn:

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam cá chép có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Các dưỡng chất có trong cá chép có thể kể tới như: đạm, chất béo, photpho, vitamin nhóm B (B1, B3, B5, B6, B9, B12) tốt cho quá trình tạo máu, vitamin A, vitamin E, viatamin K, PP, lysine, sắt, kẽm, kali, magiê, selen, leucine…

Protein trong cá chép dễ tiêu hóa hơn so với các protein từ thịt vì vậy ăn cá chép giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, bảo vệ hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình lão hóa.

"Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao vì vậy thịt cá chép giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, chống viêm, tăng cường miễn dịch. Ăn cá chép thường xuyên giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mãn tính, bệnh hô hấp và thậm chí là ung thư", TS.BS Sơn nói.

Phụ nữ mang thai ăn cá chép giúp hỗ trợ xây dựng hệ thống thần kinh và não bộ khỏe mạnh cũng như hạn chế dị tật bẩm sinh cho thai nhi, bằng cách cung cấp omega-3, lutein, kẽm và selen.

Người già ăn cá chếp thường xuyên giúp tăng tập trung, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ.

Cá chép giòn an có tốt không

Cá chép có nhiều dưỡng chất quý tốt cho sức khỏe, ảnh minh họa.

Để cá bổ cần phải ăn đúng

Cá chép là một thực phẩm rất bổ dưỡng, nhưng nếu không biết ăn đúng cách vô tình gây ra những tác hại không mong muốn cho sức khỏe.

TS.BS Sơn cho hay không nên ăn thịt cá chép khi còn sống vì cá sống dưới nước có thể nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên. Ký sinh trùng khi đi vào cơ thể khi ký sinh ở bộ phận nào sẽ gây hại cho bộ phận cơ quan đó. Gan là cơ quan dễ bị tổn thương khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng từ thức ăn đưa vào.

Để đảm bảo sức khỏe chỉ ăn cá khi đã nấu, nướng chín kỹ vừa đảm bảo vệ sinh và tránh nguy cơ nhiễm giun sán. Không ăn lòng cá chép vì rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán).

TS. Sơn khuyến cáo: "Không ít người nghĩ cá chép bổ khi nấu cả con và không bỏ mật. Đây là một sai lầm có thể gây ngộ độc, mật cá chép có chứa chất tetrodotoxin. Khi cá chép có cân nặng càng lớn thì lượng mật có độc tố càng cao. An toàn cho sức khỏe cần phải rửa sạch bỏ mật và lòng cá trước khi nấu".

Còn theo Đại tá Lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam trong Đông y, thịt cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng lợi tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh; bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy. Cá chép còn được coi là thuốc tốt chữa bệnh phụ nữ.

Do cá chép có tính dương thì vậy không nên ăn cùng thịt gà do thịt gà cũng có tính ấm. Không nên ăn cá chép cùng với thịt chó vì có thể sinh ra độc tố không có lợi cho sức khỏe. Người đang uống thuốc đông y có thành phần cam thảo tuyệt đối không nên ăn cùng cá chép có thể sinh ra độc tố gây chết người.

Cá chép giòn có tác dụng gì?

Tác dụng của cá chép giòn Cá chép bổ tỳ vị, tiêu phù, chữa ho, lợi tiểu, thông sữa, lở loét, bài tiết và trừ khử được tả độc sung tấy… là một trong những thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng cho thai phụ.

Tại sao cá chép giòn lại giòn?

Tất cả là nhờ hạt đậu tằm mà ra. Khi cho cá chép thường ăn đậu tằm, chúng làm biến đổi cấu trúc cơ thịt khiến thịt trở nên săn giòn, có vị ngọt, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nên rất được giá.

Cá chép giòn là gì?

Theo báo Nông nghiệp Việt Nam thì cá chép giòn thực chất là cá chép thường được người nuôi cho ăn hạt đậu tằm. Với phương pháp và cách nuôi nên đã nâng cao chất lượng thịt . Để nuôi được cá chép giòn đòi hỏi kĩ thuật nuôi cao hơn khi nuôi truyền thống.

Nuôi cá chép giòn như thế nào?

Cá chép giòn có kích thước lớn, vì thế diện tích ao nuôi tối thiểu phải từ 2.000 – 5.000m2. Ao đào sâu hơn 2m, khoảng cách từ mặt nước cao nhất đến miệng ao cách ít nhất 40 – 50cm. – Yêu cầu khi đào ao nuôi: Ao nuôi cá giòn nên đào gần nguồn nước sạch, đáp ứng quá trình thay nước thường xuyên.