Ca sĩ đại sứ bảo vệ động vật hoang dã là ai?

“Tôi là một trong hàng triệu người yêu rừng và ý thức được tầm quan trọng của hệ sinh thái đời sống trong rừng tại Việt Nam. Nhưng tình yêu là chưa đủ, chúng ta cần nhiều người hành động và sự đồng thuận lớn từ xã hội” – ca sĩ Hà Anh Tuấn chia sẻ trong buổi công bố hợp tác chiến lược của Rừng Việt Nam và Save Vietnam's Wildlife tại TP.HCM

Ca sĩ Hà Anh Tuấn cùng các thành viên Rừng Việt Nam và Save Vietnam’s Wildlife

Trong thời điểm khi cả xã hội bị thử thách với dịch bệnh, thiên tai, những khó khăn về kinh tế…thì mỗi người lại càng có nhu cầu được trở về với thiên nhiên để được nghỉ ngơi, chữa lành. Thế nhưng, mẹ tự nhiên cũng đang phải “gồng mình” với những vết thương khi bị tàn phá nghiêm trọng cho những lợi ích kinh tế cá nhân của con người.

Nếu không có sự chung tay để bảo vệ kịp thời, thì những màu xanh bị mất đi sẽ phải mất rất lâu, thậm chí là không bao giờ có thể trở lại.

Nhân Ngày Quốc tế về rừng 21/3, Trung tâm Bảo tồn Động vật Hoang dã tại Việt Nam [Save Vietnam’s Wildlife] và Rừng Việt Nam đã cùng nhau ký kết hợp tác chiến lược với nhiệm vụ trồng rừng và khôi phục, bồi đắp sự đa dạng đời sống hoang dã trong rừng. Ca sĩ Hà Anh Tuấn là đại sứ chương trình hợp tác đặc biệt vì thiên nhiên này.

Ca sĩ Hà Anh Tuấn [giữa]

Là một người rất yêu thiên nhiên và có nhiều hoạt động ỹ nghĩa để bảo vệ màu xanh cho những cánh rừng, ca sĩ Hà Anh Tuấn chia sẻ: “Tôi rất quý trọng người sáng lập cùng đội ngũ những “chiến sĩ” vùng hoang dã của Save Vietnam’s Wildlife. Những việc họ đang làm hằng ngàylà nguồn cảm hứng lớn, là mảnh ghép tuyệt vời cho đội ngũ những người đang vận hành và tất cả công chúng khán giả của Rừng Việt Nam.

Vì vậy, hi vọng với sự hợp tác lần này, tất cả chúng ta sẽ cùng nhau tạo nên những bức tranh mới, những câu chuyện mới của nhiều thế hệ yêu rừng, bảo vệ rừng và đời sống hoang dã trong rừng. Tôi rất vinh dự trở thành một phần nhỏ trong hành trình ấy.”

Nhà bảo tồn Nguyễn Văn Thái [bên trái]

Đại diện của Save Vietnam’s Wildlife - anh Nguyễn Văn Thái cho biết, trong thời gian tới hai tổ chức sẽ cùng bàn thảo, sáng tạo và sử dụng lực lượng nhân sự tối đa để cùng triển khai nhiều hoạt động như: sản xuất chuỗi video tìm nuôi, chăm sóc và tái thả tê tê, cầy vằn cùng các động vật quý hiếm khác trong sách đỏ tại Việt Nam; triển khai trồng rừng trong dự án Rừng Việt Nam tại các rừng quốc gia Cúc Phương, Pù Mát, Nam Cát Tiên, U Minh Thượng, U Minh Hạ; tổ chức các khóa học sáng tạo, tập huấn và trải nghiệm tại các khu vực rừng; tìm kiếm các nguồn lực ủng hộ, tài trợ cho các chương trình về tăng cường bảo vệ rừng, xây dựng đời sống bền vững cho người dân xung quanh các khu vực rừng; tuyên truyền nâng cao nhận thức giáo dục về bảo vệ rừng và bảo tồn động vật hoang dã….

Cả hai tổ chức đều hi vọng, từ những hoạt động nhỏ bé những thiết thực đó, có thể lan toả được tinh thần trân trọng thiên nhiên và thúc đẩy mọi người cùng hành động ngay từ hôm nay, để bảo vệ cho tương lai của chính chúng ta.

Rừng Việt Nam là dự án được Hà Anh Tuấn công bố trên sân khấu của Truyện ngắn Concert tại Hà Nội vào 10.2019. Theo đó, nguồn kinh phí hoạt động được anh chủ động tự nguyện trích ra từ những hoạt động sản phẩm nghệ thuật của chính mình. Đến nay, Rừng Việt Nam đã có hơn 32 ngàn cây xanh được trồng và theo dõi chăm sóc tại 4 cánh rừng Lâm Đồng, Đà Nẵng, Hà Giang và Bình Thuận.

Save Vietnam’s Wildlife [Trung tâm Bảo tồn Động vật Hoang dã tại Việt Nam] là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập năm 2014 với sứ mệnh ngăn chặn sự tuyệt chủng và phục hồi các loài động vật hoang dã nguy cấp tại Việt Nam. Kể từ khi thành lập, Save Vietnam’s Wildlife đã lên kế hoạch và thực hiện nhiều chương trình, dự án bảo tồn dài hạn. Các hoạt động bảo tồn trực tiếp, tại chỗ bao gồm: Cứu hộ, phục hồi, tái thả động vật hoang dã; bảo vệ sinh cảnh; nghiên cứu bảo tồn loài; giáo dục nâng cao nhận thức và vận động chính sách...

Thùy Chi

Đang là đại sứ tích cực trong cuộc chiến bảo vệ tê giác tại Nam Phi và trên toàn thế giới, nhưng Thu Minh lại gây bão dư luận khi khoe từng dùng mật gấu tươi để chữa trị vết thương khi tham gia Bước nhảy hoàn vũ năm 2011.[ nguồn Internet]

Đau xót vì sự dã man và mông muội

Tháng 9/2015 từ khu rừng quốc gia Kruger lớn nhất thế giới tại Nam Phi, ca sĩ Hồng Nhung gửi về cho báo chí những thông tin mà chị được tận mắt chứng kiến và đặt cho nó một cái tên thật buồn: “Nhật ký Nam Phi - ngày khủng khiếp”. Theo lời kể của nữ ca sĩ với báo chí, chị đã tận mắt chứng kiến xác chết của hai tê giác nằm chềnh ềnh một mẹ, một con. Hai con tê giác này không chỉ bị cưa đi những cái sừng đáng giá ngàn vàng ở Việt Nam, những kẻ săn trộm còn cắt tai, cắt bộ phận sinh dục... theo đơn đặt hàng của ai đó làm cho máu vẫn còn tiếp tục rỉ ra… 

Theo những nhân viên của rừng quốc gia thì thường những kẻ săn trộm chuyên nghiệp chỉ bắn tê giác một phát đủ để chúng bị thương nằm gục, vì nếu bắn thêm gây nhiều tiếng động sẽ dễ bị phát hiện. Vậy nên tê giác vẫn còn sống trong khi bị cưa sừng, bị cắt đi các bộ phận trên cơ thể và thậm chí còn sống nhiều giờ sau đó khi những con người bắn nó đã bỏ đi! “Tôi thấy điếng người, vì nếu năm ngoái tôi đã chứng kiến cái chết của một tê giác thì năm nay nhìn thấy, ngửi thấy, cảm thấy một lúc cái chết đau thương của con tê giác!” – nữ ca sĩ chia sẻ cảm xúc.

Là một MC khá nổi danh, chuyện ngoại hình đối với Phan Anh rất quan trọng. Nhưng trở về sau chuyến đi châu Phi, mái tóc lịch lãm của anh đã biến mất. 

Phan Anh chăm sóc tê giác ở châu Phi

Lý do “xuống tóc” được MC Phan Anh chia sẻ với báo chí: “Trải nghiệm những ngày ở châu Phi khiến tôi muốn làm một điều gì đó trước tiên là để nhắc nhở chính mình, vì tôi biết rằng, có thể thời gian và bộn bề công việc sẽ khiến đôi lúc mình xao nhãng đi những ý nghĩa của hành trình này. Khi tận mắt được thấy những sợi bong tróc trên sừng chú tê giác, chẳng khác gì móng tay, chẳng khác gì tóc của mình thì hình ảnh những con tê giác bị bắn chết, bị cưa nát mặt để lấy sừng làm tôi thấy đau xót vì sự dã man và mông muội đó. Đau hơn nữa là có người bản địa đánh đồng rằng Việt Nam là nguyên nhân khiến tê giác thế giới đi đến nguy cơ tuyệt chủng. Lúc đó, bên cạnh Sudan, cá thể tê giác đực trắng miền Bắc duy nhất còn lại trên thế giới, tôi chỉ như muốn nói “này anh bạn, tôi xin chia sẻ cùng anh, mái tóc này tôi cũng sẵn sàng bỏ đi mãi mãi nếu như nó giúp gì cho đồng loại của anh có cơ hội ở lại cùng với loài người”.

Được biết, ở Việt Nam, MC Phan Anh cũng đã từng có một chuyến trải nghiệm đi tìm dấu chân Sao La, loài động vật cũng gần như tuyệt chủng ở Việt Nam vì gần 3 năm nay không còn ai chứng kiến tận mắt trong thực tế. Anh đi và đã tận mắt thấy những cái bẫy được đặt khắp nơi, tước bỏ quyền sống của động vật.

Những trái tim, những tấm lòng

Trong giới nghệ sĩ Việt Nam, có rất nhiều người đã sẵn sàng bỏ những kế hoạch công việc của mình để đồng hành cùng hành trình bảo vệ ĐVHD. Trước Phan Anh, ca sĩ Hồng Nhung, Thu Minh, Thanh Bùi, Hà Anh Tuấn... từng có dịp sang châu Phi và kêu gọi bảo vệ loài động vật hoang dã tê giác.

Cụ thể, tháng 4/2014, ca sĩ Thu Minh và Thanh Bùi có chuyến thăm Nam Phi để chứng kiến nỗ lực bảo tồn tê giác và những tác động của cuộc khủng hoảng săn trộm tê giác ở đây. Tháng 7/2015, ca sĩ Thanh Bùi có chuyến đi cùng 22 bạn trẻ Việt Nam đến thăm vùng đất châu Phi để tiếp tục thực hiện chiến dịch tuyên truyền bảo vệ ĐVHD.

Tháng 9/2015, trong chuyến đi với vai trò đại sứ bảo vệ tê giác của tổ chức Rhinose Foundation, Hà Anh Tuấn cùng với ca sĩ Hồng Nhung có những trải nghiệm ý nghĩa để tìm hiểu tận mắt cuộc sống nơi hoang dã của những chú tê giác đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nhằm có những kế hoạch hành động thiết thực hơn trong việc bảo vệ chúng.

Hồng Nhung và Hà Anh Tuấn bên chú tê giác Rudy

Tháng 6/2016, Thu Minh vinh dự được quyền tiếp quản việc đưa chú tê giác cái Eliska từ sở thú Dvur Kralove [CH Czech] đến Vườn Quốc gia Mkomazi ở Tanzania. Đây là những hoạt động đầu tiên của nữ ca sĩ sau khi trở thành 1 trong 9 ngôi sao Quốc tế được Liên Hợp quốc và UNEP [United Nations Environment Programme - Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc] lựa chọn cho chiến dịch toàn cầu WildforLife.

Và mới đây nhất là siêu mẫu Thúy Hằng đã lên tiếng kêu gọi người dân sử dụng các phương pháp y học hiện đại thay vì mật gấu và khuyến khích người hâm mộ và cả cộng đồng cùng gia đình cô nói “không” với mật gấu để ủng hộ việc chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam... 

Tất thảy những nghệ sĩ khi cùng đồng hành bảo vệ ĐVHD đều đã có những kỷ niệm khó quên và chung một nghĩ suy rằng, thấy động vật cũng có quyền sống trong không gian của mình. Một số người vì mối lợi trước mắt đã hủy diệt không gian ấy từng ngày mà không mảy may nghĩ rằng hành vi này chẳng những hủy diệt không gian sống của loài khác mà còn hủy diệt đi chính cơ  hội được cảm nhận thiên nhiên tươi đẹp của con cháu họ. Để rồi có ngày đứng chết lặng giữa những cánh rừng hoang tàn bị khai thác kiệt quệ, những thửa đất cằn khô vì mất nước, giữa những mảnh đời nghèo khó bất hạnh vì mất rừng...

Những giá trị lan tỏa từ buổi chiều cà phê phố cổ

Trong chuyến đến Việt Nam để tham dự Hội nghị quốc tế về phòng, chống buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức với sự hỗ trợ của Chính phủ Anh, buổi chiều ngày 16/11/2016 Hoàng tử Anh William ghé một quán cà phê bình dân trên phố Thuốc Bắc trò chuyện cùng các khách mời là các nghệ sĩ đã và đang là đại sứ của chiến dịch bảo vệ ĐVHD tại Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Bắc, ca sĩ Hồng Nhung và nhạc sĩ Thanh Bùi…

Hoàng tử Anh uống cà phê ở phố cổ với các nghệ sĩ việt là đại sứ thiện chí bảo vệ động vật hoang dã

Kể lại với báo chí về kỷ niệm khó quên này, nghệ sĩ Xuân Bắc cho biết,  chủ đề chính giữa các nghệ sĩ và Hoàng tử Anh William là những thảo luận xoay quanh thái độ của xã hội đối với các sản phẩm của ĐVHD do buôn bán trái phép và hành động của mỗi người nhằm đạt được những thay đổi trong hành động và nhận thức.

“Hoàng tử Anh William thấy rõ và đánh giá cao những cố gắng của Việt Nam trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ ĐVHD. Hoàng tử chia sẻ sâu sắc rằng, vấn đề bảo vệ ĐVHD phải thay đổi từ từ chứ không thể thay đổi một sớm một chiều được. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với Hoàng tử và nói rõ tình hình chúng tôi gặp phải khi làm đại sứ thiện chí của chiến dịch bảo vệ ĐVHD tại Việt Nam”, Xuân Bắc nói.

Có thể nói, lý do mà vị Công tước xứ Cambridge – Hoàng tử Anh lựa chọn một quán cà phê bình dân  trên phố Thuốc Bắc để trò chuyện cũng rất có ý nghĩa. Dù có thể khó khăn cho công tác an ninh nhưng sự lựa chọn đã thể hiện rõ sự nghiên cứu kỹ càng về văn hóa Việt Nam từ phía Hoàng tử Anh.

Cuộc gặp mặt thể hiện sự gần gũi, không trao đổi mang tính hội họp ngoại giao mà như cuộc gặp gỡ, trao đổi của những người có cùng chung mối quan tâm bảo vệ ĐVHD. Cũng trong buổi tối ngày hôm đó, khi gặp mặt 50 người Việt trẻ hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, nói chuyện với nữ đạo diễn Hoàng Điệp, Hoàng tử William đã gợi ý nữ đạo diễn làm phim về tê giác và cho rằng cần có thêm nhiều bộ phim mang tính giáo dục về loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này…

… Vẫn biết rằng, dù ở bất kỳ đâu, khi con người vẫn còn nhân danh việc đứng đầu chuỗi thức ăn để cho phép mình vì thỏa mãn nhu cầu mà hành hạ dã man các con vật thì hành trình bảo vệ ĐVHD vẫn còn rất gian nan. Hay nói như Hoàng tử Anh William rằng vấn đề bảo vệ ĐVHD không thể thay đổi một sớm một chiều. Nhưng điều cốt lõi nhất khiến những nghệ sĩ, những người nổi tiếng luôn sẵn sàng đồng hành bảo vệ ĐVHD bởi họ hiểu rằng, đó chính là việc làm để có thể làm thay đổi xã hội theo hướng văn minh hơn. 

Phúc lợi động vật – một khía cạnh của xã hội văn minh

Phúc lợi động vật là gì? Khái niệm này có thể mới với nhiều người Việt nhưng trên thế giới đã được đề cập nhiều. 

Tại hội nghị “Phúc lợi động vật Việt Nam” diễn ra tháng tại TP.HCM do bốn nhóm hoạt động vì phúc lợi động vật gồm: Tổ chức Yêu động vật Việt Nam [YDV], Tổ chức Động vật châu Á [Animals Asia Foundation], Tổ chức Nhân đạo quốc tế [Human Society International], Tổ chức Kairos Coalition, Hoa Kỳ chủ trì, phúc lợi cho động vật được định nghĩa “là dù trong bất kỳ điều kiện nào, tất cả mọi con vật cũng có quyền sống theo tự nhiên và đặc tính của từng loài, phù hợp thể trạng của từng cá thể mà không bị sức ép tâm lý hay bệnh tật”.

Cụ thể, động vật hoang dã cần được sống trong môi trường tự nhiên của chúng, không có bất kỳ sự xâm phạm trực tiếp hay gián tiếp từ phía con người. Ngoài việc không bị săn bắt, giết hại, những con vật này cần được tự do thay vì nuôi nhốt để phục vụ lợi ích hay thỏa mãn thú vui của con người. Đối với động vật là thú nuôi trong nhà cần phải đối xử với chúng như những người bạn, không giam cầm, ngược đãi và bắt chúng làm theo lợi ích của con người đi ngược lại với đời sống tự nhiên của chúng.

Chó, mèo hay những con vật nuôi trong nhà cần phải được sống trọn vòng đời của nó bên con người, được hưởng đầy đủ việc chăm sóc thú y, không chia rẽ bầy đàn, không phải chịu đau đớn vì lợi ích của con người. Đối với động vật chuồng trại và gia cầm cũng cần được hưởng sự phúc lợi tuyệt đối về môi trường.

 “Phúc lợi cho động vật” – nhiều người nghe thấy cụm từ này hẳn sẽ bĩu môi mà cho rằng xa xỉ khi con người còn chưa lo xong thì lo gì tới con vật, hay đây chỉ là trò đùa của những kẻ nhàn cư. Nhưng hãy nghĩ một cách giản đơn rằng, phúc lợi động vật là một cách thể hiện lòng từ bi, tình yêu thương của con người dành cho những giống loài khác. Đó chính điều mà một xã hội văn minh cần có.

Hồng Minh

Video liên quan

Chủ Đề