Ca sĩ vân hà là ai?

Vợ chồng nghệ sĩ Chí Linh - Vân Hà vào hai vai phụ của vở: Ngân Tâm và Tứ Cửu trong Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài - Ảnh: LINH ĐOAN

Đêm diễn kỷ niệm sinh nhật không chỉ thành công về mặt khán giả mà ở đó những người tâm huyết thật xúc động khi mặc dù không phải là tuồng tích mới nhưng Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài được dựng kỹ lưỡng.

Từng bài ca, trình thức, nội tâm nhân vật được trau chuốt, khiến Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài không xưa cũ mà vẫn rất hấp dẫn.

Để tạo nên thành công đó phải kể đến hai người đầu tàu là vợ chồng nghệ sĩ Chí Linh - Vân Hà đã miệt mài hơn 5 năm qua để đem đến cho khán giả những tác phẩm đàng hoàng, tử tế. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nghệ sĩ Chí Linh nhân sự kiện này.

Cực lắm nhưng vui, hiếm vở phải bù lỗ

* Cơ duyên nào khiến anh chị thành lập sân khấu Chí Linh - Vân Hà?

- Năm 2016 bạn Lê Hoàng thành lập sân khấu Lê Hoàng tại đường Đinh Tiên Hoàng, Bình Thạnh, TP.HCM. Bạn và đạo diễn Trần Hào đã mời chúng tôi về hợp tác, vừa diễn vừa lo về mặt nghệ thuật.

Thời gian đó, chúng tôi sung sức lắm, trung bình mỗi tháng ra một tuồng. Khoảng năm 2018, Lê Hoàng sang lại sân khấu, lúc đó đạo diễn Trần Hào và vợ chồng chúng tôi quyết định "ra riêng".

Có thể nói, việc lập sân khấu như định mệnh, bởi trước đây vợ chồng chúng tôi chưa từng tổ chức một đêm diễn, một sự kiện nào, giờ đứng ra gồng gánh một sân khấu cũng khá vất vả. Tôi lo mặt nghệ thuật, dựng vở, Vân Hà lo thu chi, Trần Hào lo ngoại vụ, hành chánh...

Và chúng tôi về diễn thường xuyên tại nhà hát Trần Hữu Trang, khoảng 2-3 tháng ra một tuồng mới. Cực lắm nhưng chúng tôi vui vì có một sân khấu đã dần đi vào nề nếp, khán giả quen thuộc và tin tưởng rằng đến với chúng tôi sẽ được thưởng thức những tác phẩm nghiêm túc.

* Khi một nghệ sĩ làm bầu sô thì có gì khó khăn không, thưa anh?

- Nói thiệt vợ chồng tôi không phải bầu sô gì hết. Chúng tôi chỉ muốn có sân khấu để được làm nghề, không bị lụt nghề. Một sân khấu nghiêm túc cho các bạn trẻ thể hiện. Chúng tôi mong muốn các bạn có nền tảng vững chắc.

Nhìn thấy bạn nào có năng khiếu, lòng đam mê, chúng tôi sẽ cố gắng truyền đạt hết những gì chúng tôi có được. Sân khấu chúng tôi như trường học vậy đó. Khi làm vở, tôi thị phạm cho tất cả các loại vai để các bạn học.

Nơi đây không chỉ là nơi để biểu diễn mà còn truyền dạy, tập luyện. Các bạn đi trước truyền lại, góp ý cho các bạn trẻ đi sau.

Như bạn Tú Sương rất giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, em đến đây không chỉ biểu diễn mà còn chỉ dạy cho các em trẻ. Chính vì đặc thù đó nên hiện khá nhiều bạn trẻ muốn về đoàn nhưng tôi không dám nhận nhiều vì sợ không đủ vai cho các bạn.

* Trong thời buổi hiện nay, nhiều ông bà bầu than khổ vì tổ chức một vở diễn trọn vẹn rất dễ bị lỗ, còn anh chị thì sao?

- Lúc trước chúng tôi cũng gặp tình trạng này. Có vở nhìn kinh phí đầu tư mình biết chắc sẽ lỗ nhưng vẫn làm vì đó là giai đoạn phải nỗ lực để tạo được niềm tin của khán giả. Nhưng hiện tại rất hiếm vở phải bù lỗ, thỉnh thoảng có dư để chúng tôi bỏ quỹ đầu tư cho vở sau.

Anh em nghệ sĩ đến sân khấu này đều đồng thuận nếu vở dư nhiều lương anh em sẽ cao, còn ít thì anh em hy sinh bớt lại. Thậm chí có khi cátsê không đủ may trang phục vai diễn mà ai cũng vui vẻ bởi họ được làm nghề nghiêm túc theo những gì họ muốn.

Thêm nữa, chúng tôi có những vị khán giả xem riết mà thành khán giả ruột. Khi đi xem vở họ còn tặng thêm năm ba triệu đồng, hoặc khi biết vở có nguy cơ lỗ họ tự đề nghị phụ thêm. Những tình cảm quý giá đó càng khiến chúng tôi có thêm động lực để duy trì những suất hát.

Bây giờ những người có trách nhiệm, có khả năng nếu không phụ một tay vào thì 5 năm nữa sân khấu sẽ không còn người kế thừa. Chí Linh - Vân Hà đang đem sức lực, tâm huyết của mình để giúp cho thế hệ kế thừa của sân khấu cải lương có được căn cơ, ngày càng trưởng thành. Đó là điều mà tôi rất thích và quý sân khấu này.

Soạn giả Hoàng Song Việt

Mong ngày Tài Lương, Tài Linh trở lại

* Nghệ sĩ Võ Minh Lâm từng nói vui rằng mỗi lần dựng vở mới, khi vai nào thiếu người đóng, hoặc vai nào khó không ai chịu đóng thì mới tới lượt Chí Linh - Vân Hà. Sao anh chị không "tận dụng" cơ hội là người đầu tư để chọn vai chính, nổi bật trong vở?

- Chúng tôi làm sân khấu với mong muốn nâng đỡ, dìu dắt người trẻ mà. Đóng một vai chính không phù hợp ngoại hình, tuổi tác của mình nếu ráng cũng có thể làm được.

Nhưng với tôi, quan trọng nhất vẫn là khán giả. Liệu họ có chấp nhận điều đó? Phải biết mình biết ta, lùi lại đúng lúc, nếu không sẽ phá hỏng vở diễn.

* Anh là em ruột của hai người chị tài danh Tài Lương và Tài Linh. Khán giả vẫn rất mong chờ sự trở lại của họ?

- Hai chị tôi hiện đang định cư ở nước ngoài. Chị Tài Linh nghỉ hát đã lâu và ở nhà vui với cháu nội. Hai chị thường bày tỏ với tôi nỗi nhớ sân khấu. Tôi cũng năn nỉ hai chị biểu diễn trở lại vì mình đã có sân khấu riêng nên khá chủ động trong việc tổ chức.

Tuy nhiên, chị Tài Linh vẫn còn băn khoăn, chị tâm sự: "Chị tuổi đã lớn sợ giọng hát không còn như xưa, diễn đào chánh sợ không phù hợp". Tôi cũng đang rất kiên trì, hy vọng khi có dịp thuận lợi sẽ thuyết phục được hai chị xuất hiện.

Tôi đến với sân khấu từ ngày đầu trong rất nhiều vở như Chung Vô Diệm, Dương gia tướng, Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài... Điều tôi trân trọng ở nghệ sĩ Chí Linh - Vân Hà là họ luôn khao khát truyền nghề hết những gì mà họ có cho người trẻ.

Đến với sân khấu chúng tôi luôn có cảm giác chân tình như người nhà. Ai mà chịu học là chú Chí Linh chỉ nhiệt tình lắm. Vợ chồng chú gần như gác hết sô diễn chỉ lo cho sân khấu. Nghệ sĩ Vân Hà thì hiền lành, lo cho mọi người từng chút.

Nghệ sĩ Võ Minh Lâm

Cải lương và Tết nhứt

LINH ĐOAN

Tiểu sử Hà Vân

Tên thật: Phạm Thị Hồng Vân

Nghệ danh: Hà Vân

Ngày sinh: 1986

Quê quán: Thanh Hóa

Quốc gia: Việt Nam

Giải thưởng:

- Giải nhất cuộc thi Ngôi Sao của bạn 2008. - Giải ba Tiếng hát phát thanh 2009.

- Giải ca sĩ bình chọn cuộc thi Song ca cùng thần tượng Cẩm Ly.

Thông tin thêm:

Cô lấy nghệ danh này để khác đi vì nghệ danh “Hồng Vân” đã có vài người: sân khấu có NSND Hồng Vân, ca sĩ phòng trà có NSƯT Hồng Vân. Chỉ nói được giọng miền Bắc nhưng Hà Vân hát được giọng miền Nam do từ nhỏ đã thường xuyên nghe và học hát theo “thần tượng” là ca sĩ Hương Lan. Hà Vân tốt nghiệp Cao Đẳng sư phạm Đồng Nai, theo học nhạc và phong trào. Sau đó, cô về dạy nhạc 5 năm tại một trường cấp II ở xã. Trong thời gian đi dạy, Hà Vân có thi một số cuộc thi âm nhạc và gameshow đoạt giải Năm 2011, cô ngưng việc giảng dạy, một mình vào TP.HCM thuê nhà ở và bắt đầu đi theo con đường ca hát chuyên nghiệp. Hà Vân gây ấn tượng trong Nhân Tố Bí Ẩn ngay từ vòng sơ loại với giọng hát ngọt ngào truyền cảm ca khúc "Còn thương rau đắng mọc sau hè". Sau khi bị loại khỏi Nhân Tố Bí Ẩn, Hà Vân đang thực hiện CD đầu tay gồm 12 ca khúc Bolero trữ tình nổi tiếng. Cô cũng đang ấp ủ thực hiện một CD gồm những ca khúc quê hương nổi tiếng. Hiện, Hà Vân là ca sĩ độc quyền của phòng trà We. Những album đã phát hành: - Quê Cũ - Tình Bolero - Quê Hương Mùa Xuân - Tiếng Hát Hà Vân - Phận Gái Thuyền Quyên

- Vùng Lá Me Bay

Vợ chồng Chí Linh – Vân Hà miệt mài làm nghề và đào tạo các diễn viên trẻ 

Quen nhau và nên duyên vợ chồng nhờ cải lương, hơn 30 năm qua, dẫu có nhiều thăng trầm với nghề, hai vợ chồng Chí Linh – Vân Hà vẫn động viên nhau tiếp tục phấn đấu. Không chỉ vì kiếm sống, cải lương còn là cái nghiệp hai vợ chồng cố gắng gìn giữ và truyền lại cho thế hệ sau.

Đam mê cải lương từ nhỏ, Chí Linh gặp Vân Hà khi cùng vào học khóa 78-81 tại sân khấu Trần Hữu Trang. Vân Hà nhớ lại: “Đó là khóa đầu tiên của sân khấu Trần Hữu Trang. Ngày ấy, cải lương có sức hút rất lớn. Mấy ngàn thí sinh dự thi mà chỉ chọn 2 lớp, mỗi lớp 30 bạn”.

Nghệ sĩ Vân Hà tên thật là Nguyễn Thị Hà [sinh năm 1966, quê Bến Tre] là một “sinh viên” chăm chỉ năm ấy 

Nghệ sĩ Chí Linh [tên thật Huỳnh Trung Đức, sinh năm 1964, quê Bến Tre] nhớ ơn các thầy cô: “Những thầy cô ngày ấy đều gạo cội, dạy giỏi và nhiệt huyết trao gửi kinh nghiệm cho các học sinh. Mỗi lần về thăm nhà hát Trần Hữu Trang, trong tôi lại gợi nhớ rất nhiều kỷ niệm. Thời điểm đó rất khó khăn, ăn độn, cơ sở vật chất thiếu thốn, thậm chí đạo cụ [kiếm, giáo] phải lấy vạt giường mài làm”.

Nghệ sĩ Chí Linh khi còn học rất được các thầy cô yêu quý

Học cùng một khóa, thế nhưng, Vân Hà ngày xưa không thích gì Chí Linh. Vì nàng học hành chăm chỉ, trong khi Chí Linh khá… lười và đi học trễ. Trong mắt một số nam sinh ngày đó, Vân Hà là một cô gái khá “chảnh”. Chí Linh làm quen vì quyết “cua cho bõ ghét” và một phần vì lời thách thức từ bạn bè.

“Đôi trẻ” ngày ấy nên duyên từ lời thách thức của bạn bè cùng khóa

Chí Linh quyết định “đeo như sam” 3 năm thì Vân Hà cũng đồng ý. Năm 1987, cả hai quyết định kết hôn. Cuộc hôn nhân hơn 30 vẫn hạnh phúc tuy trải qua nhiều sóng gió cuộc sống.

Nghệ sĩ Chí Linh vốn khéo tay và có khả năng học hỏi cái mới rất nhanh nên đã từng bỏ nghề vài lần [khi cải lương bớt sức hút] để kiếm sống [đi làm thợ bạc và thợ may]. Thế nhưng, tình yêu với nghệ thuật cháy bỏng đã giúp anh trở lại và gắn bó với nghề.

Chí Linh – Vân Hà gặp lại người bạn thân thuở xưa – nghệ sĩ Linh Trung

Là đôi bạn diễn ăn ý, lại là cặp vợ chồng sống ch.ết với nghệ thuật cải lương, cặp đôi NS Chí Linh – Vân Hà vừa ra mắt sân khấu cải lương theo mô hình xã hội hóa

NS Bạch Mai nhận xét: “Tôi dõi theo bước tiến của hai vợ chồng Chí Linh – Vân Hà từ lúc cả hai về đoàn Huỳnh Long. Thật lòng mà nói, sau vai Anh Tôn, Chí Linh diễn khá hơn nhiều, tạo được sức bật lên cho vị thế một kép chánh. Anh xuất hiện trên sân khấu truyền hình thường xuyên và đóng chính khá nhiều vở. Còn Vân Hà là cô đào chịu khó đầu tư từ cách diễn cho đến phục trang. Sau vai Ngọc Kỳ Lân giúp em đoạt HCV giải Trần Hữu Trang, em có bước tiến bộ rõ rệt. Điều đọng lại trong lòng tôi về Chí Linh và Vân Hà, là sự có mặt của hai em đã mang lại hiệu quả chung của các vở diễn, đồng thời tạo ấn tượng mạnh nơi người xem”.

Tâm sự về quá trình gầy dựng một đơn vị xã hội hóa với những chuẩn mực về nghệ thuật, NS Chí Linh nói: “Mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là sự tinh tế trong ca diễn, tập dợt phải hết sức nghiêm túc. Tập thể đoàn của chúng tôi tuân thủ nguyên tắc: làm nghề “vì nghệ thuật, không vì đồng lương”. Điều này nói thì dễ nhưng để thay đổi nhận thức đã quen cắm sâu trong đầu người làm cải lương quả là nan giải”.

NS Chí Linh lý giải thêm: “Để tự cứu lấy mình, anh chị em tham gia nhóm khoảng 20 diễn viên đã hùm vốn đầu tư vở diễn, cùng tiếp thị bán vé, chấp nhận lấy vé thay cát sê, thậm chí giao vé đến tận tay khán giả. Quan trọng hơn là tự may phục trang, mũ mão, cân đai cho các vai diễn của bản thân. Đó là cách để cứu lấy nghề vì tư nhân phải tự thân bỏ tiền ra đầu tư chứ không trông chờ vào nguồn kinh phí nào”.

Có thể nói, từ khi có thêm đơn vị xã hội hóa cải lương, sàn diễn Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã sáng đèn liên tục. Sau vở Hòn vọng phu, họ đã tạo thêm dấu son mới với Bao Công sát thủ hoa hồng.

NS Chí Linh – Vân Hà ăn ý trong diễn xuất

Trên thực tế, có nhiều nhóm nghệ sĩ làm theo mô hình xã hội hóa bám theo các sự kiện, các live show cá nhân nghệ sĩ, nhưng vẫn lỗ. Còn với NS Chí Linh, Vân Hà, qua gần 20 vở diễn, họ chỉ lỗ hai lần. NS Vân Hà kể: “Lần đầu tiên, chúng tôi lỗ hơn 35 triệu đồng vì không tính toán kỹ, đầu tư quá nhiều và không cần thiết. Lần thứ hai lỗ 10 triệu đồng. Và đến vở Hòn vọng phu,  chúng tôi lãi mỗi suất 6 triệu đồng, đó là một tín hiệu đáng mừng”.

Là con nhà nòi bước vào nghề với nhiều áp lực, NS Chí Linh có hai người chị tài danh sáng chói: Tài Lương, Tài Linh. Còn NS Vân Hà là con gái soạn giả Vân An. Năm 1987, họ cùng được tuyển vào khóa đào tạo diễn viên Nhà hát Trần Hữu Trang, được là học trò cưng của NSND Phùng Há, NSƯT Hoàng Ba, Tấn Đạt, Công Thành, Đoàn Bá… cả hai đã tìm hiểu và thành hôn năm 1981.

Được xem là đôi bạn diễn ăn ý, đồng thời chưa bao giờ “ngán vai diễn nào”. NS Chí Linh đã từng tạc dấu ấn khi dám thể hiện vai Kim mao sư Vương Tạ Tốn [vở Cô gái Đồ Long] của NSƯT Thanh Sang, rồi cả vai Hội đồng Thăng [vở Đời cô Lựu] của NSND Diệp Lang. Còn NS Vân Hà, vai đỉnh của chị chính là Ngọc Kỳ Lân [vở cùng tên], đem về cho chị HCV giải Trần Hữu Trang, đồng thời mang về doanh thu cao nhất cho đoàn Huỳnh Long năm 1990.

Năm 1991, tổ ấm của Chí Linh – Vân Hà thật sự trọn vẹn khi 2 cô con gái song sinh Phương Oanh – Phương Linh ra đời. Trong thời gian mang thai, Vân Hà vẫn lên sân khấu diễn vai Phi Giao [vở Xử án Phi Giao, tác giả: Bạch Mai]. Hiện nay, hai cháu đã tốt nghiệp đại học Mỹ thuật tại Mỹ, luôn tự hào về cha mẹ và những tình cảm mà công chúng dành cho gia đình mình.

Mặc dù sân khấu cải lương đang gặp nhiều khó khăn nhưng NS Chí Linh – Vân Hà vẫn giữ vững phong độ và cả lửa đam mê. Nhiều nhà chuyên môn nhận xét, Chí Linh – Vân Hà sinh ra để cùng làm nghệ thuật. Cũng đúng thôi vì cả hai chưa bao giờ hết yêu nghề và nhờ một mái ấm hạnh phúc, họ đã có động lực để vươn tới việc thành lập đoàn hát trong năm 2018, năm kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương.

Làm nghề nhiều năm nhưng không nổi tiếng, NS Chí Linh “hát không ai nghe thì hát má nghe!”

Cuộc đời nhiều thăng trầm và hành trình sự nghiệp của nghệ sĩ cải lương Chí Linh, nhờ tổ thương mà đến giờ anh vẫn theo đuổi nghề hát.

Nghệ sĩ cải lương Chí Linh tên thật là Huỳnh Trung Đức, anh sinh năm 1964 ở Sài Gòn. Thời thơ ấu, nam nghệ sĩ cải lương sinh trưởng trong một gia đình có cha là chủ tiệm may nổi tiếng của Sài Gòn hồi trước 1975. Khi anh 16 tuổi, 2 chị ruột là nghệ sĩ Tài Lương và Tài Linh đã thành đào hát có chỗ đứng, vì vậy, họ đã động viên anh học bài bản cải lương tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.

Ban đầu, Chí Linh đến với nghề hát với quan điểm học cho vui thôi nhưng càng về sau, anh cảm nhận được đam mê cải lương bắt đầu nhen nhóm rồi bùng lên mạnh mẽ. NS Chí Linh học hơn người đến mức thầy cô đã chọn anh đi du học về biên đạo múa tại Tiệp Khắc nhưng anh từ chối.

Thời hoàng kinh cũng đúng lúc Chí Linh bắt đầu trưởng thành, sân khấu cải lương với những tượng đài như Minh Phụng, Minh Vương, Thanh Tuấn… trẻ hơn một chút có Vũ Linh, nên anh chỉ có cơ hội được hát ở đoàn 3 của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.

Sau 7 năm phục vụ, Chí Linh về Đoàn Cải lương Cửu Long hát kép chính. Lúc này, anh đã thành hôn với người bạn cùng khóa Vân Hà. Một thời gian sau, Chí Linh trở về Sài Gòn hát kép chính cho Đoàn Cải lương tuồng cổ Huỳnh Long cùng với đào chánh Ngọc Huyền. Lúc này Vân Hà cũng đã rời Trần Hữu Trang về hát cho Huỳnh Long. Tại đây, Chí Linh dần xác định được chỗ đứng. Anh đã có một lượng khán giả hâm mộ nhất định.

Có một thời gian, vì gia lý do không tiện tâm sự, Chí Linh bỏ hát về nhà học nghề thợ bạc mưu sinh. Nghề mới cho anh một cuộc sống đủ đầy hơn, nhưng mỗi lần chạy ngang rạp hát, tim anh đau nhói. Mẹ anh là người nhìn thấu tâm can của con trai. Bà nói với anh: “Thôi con trở lại nghề hát đi, nếu hát không có ai nghe, thì hát cho má nghe”.

Thế là anh trở lại Huỳnh Long. Anh vẫn đường hoàng hát kép chính. Nhưng lại có sự cố ngoài ý muốn xảy ra, anh bỏ hát một lần nữa. Lúc này, anh về học may và nghĩ rằng vĩnh viễn chia tay với cải lương. Anh nói: “Tôi đã rời bỏ sân khấu 2 lần, nhưng nỗi nhớ làm tôi quay trở lại, cũng may tổ nghiệp còn thương mà cho thêm một cơ hội”.

Thập niên 1990, khán giả bắt đầu ưa chuộng thể loại video cải lương. Do thị trường quá lớn, nên nghệ sĩ nào tham gia thu video đều có cơ hội nổi tiếng và kiếm được nhiều tiền hơn. Thời điểm này, NSƯT Vũ Linh – Tài Linh là một “cặp sóng thần”, khiến khán giả say mê. Chí Linh – Vân Hà tuy ở vị trí đào kép nhì trong nhiều vở diễn, nhưng tài năng của họ cũng chinh phục được trái tim khán giả. Hình ảnh Tạ Tốn trong vở Ỷ thiên đồ long ký do Chí Linh thủ diễn đã tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng.

Anh và bà xã Vân Hà hóa thân vào rất nhiều vai diễn dễ thương, trong đó có Triệu Tử Long và Tam Kiều trong vở Về đất Kinh Châu.

Thể loại video phim truyện cải lương đã giúp cho Chí Linh – Vân Hà nổi tiếng. Kèm theo đó, là thành công về tiền bạc. Nhưng rồi phong trào video cải lương cũng xẹp xuống, sức sống của cải lương suy yếu. Lúc này, anh và chị chấp nhận hát cúng đình ở các Lễ kỳ yên, hát đám tiệc, hát trích đoạn ở các sự kiện nhỏ, chỉ với mục đích là giữ nghề để lâu lâu được mời hát một tuồng dài hơi, với đầu tư bài bản. Điều kiện làm nghề ngày càng khó khăn hơn, nhưng họ vẫn bám trụ năm này qua năm khác.

Vào năm 2015, giám đốc điều hành Trần Hào biết tin ông bầu trẻ Lê Hoàng muốn nhượng lại sân khấu, nên gợi ý Chí Linh tiếp nhận. Đây là thời điểm cải lương tiếp tục chìm trong khó khăn. Thế nhưng Chí Linh đã đồng ý và sân khấu Chí Linh – Vân Hà ra đời. Ông bầu Chí Linh kể lại: “Lúc không có sân khấu, chúng tôi phải chờ các đạo diễn mời hát. Cải lương khó khăn nên cơ hội hát càng ít dần. Vì thế, khi được hỏi ý kiến về việc thành lập đoàn hát, tôi cũng sợ mình chưa có kinh nghiệm, không giữ nổi. Nhưng nghĩ lại, nếu cải lương có thêm một đoàn hát tư nhân, cơ hội sân khấu sáng đèn sẽ nhiều thêm, sức sống cải lương thêm duy trì, bản thân chúng tôi cũng chủ động thêm việc trình diễn”.

Có thể nhờ tổ thương và cũng có thể vì nắm bắt được gu thưởng thức của khán giả, từ khi thành lập, suất diễn nào cũng bán sạch vé. Nhờ vậy, mà sân khấu đã sáng đèn liên tục được 6 năm. Trong khoảng thời gian đó, Chí Linh và Vân Hà vẫn nhận lời đi hát bên ngoài. Cách đây 1 năm, Chí Linh đã thể hiện xuất sắc vai chúa Trịnh Sâm trong vở Đam mê và quyền lực do NSƯT Hoa Hạ dàn dựng cho sân khấu Kim Ngân. Gần đây, anh hóa thân thật sống động vào vai tên trộm trong vở Nàng Xê-đa do Hoa Hạ dàn dựng cho sân khấu Đại Việt.

Mới đây, Đoàn Cải lương Chí Linh – Vân Hà tái dựng vở cải lương hồ quảng Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài. Ngày diễn được ấn định là 13/6/2021, vé đã bán gần hết, nhưng đại dịch tái bùng phát, đành phải dời lịch diễn. Chí Linh cũng mời 2 người chị là nghệ sĩ Tài Lương và ngôi sao Tài Linh về nước trình diễn. Dù rất khó khăn, nhưng Chí Linh vẫn muốn một lòng một dạ với cải lương. Anh âm thầm tận hiến và hy vọng một ngày nghệ thuật cải lương sẽ tỏa sáng trở lại.

Ít xuất hiện trước công chúng trong nhiều năm gần đây nên không ít khán giả nghĩ rằng, vợ chồng Chí Linh – Vân Hà đã giải nghệ. Tuy nhiên mới đây, NS Vân Hà đã trải lòng chia sẻ cuộc sống vợ chồng chị thời gian qua.

Nhớ người một thuở vàng son

Giai đoạn từ giữa thập niên 50 tới giữa thập niên 70, cải lương gần như chiếm ngự đời sống văn hoá giải trí miền Nam. Những “kép”, những “đào”, nào “lẳng”, nào “thương”… mỗi đêm kéo một lượng lớn khán giả Sài thành đến với rạp hát, nhộn nhịp như các cuộc hội hè mỗi mùa xuân.

Sau lớp đi trước như Út Trà Ôn, Thành Được, Hữu Phước… cải lương miền Nam ghi dấu ấn trong giới mộ điệu với một thế hệ “giọng ca vàng” tiếp nối: Minh Vương, Lệ Thuỷ, Thanh Kim Huệ, Châu Thanh, Phượng Hằng…

Họ, mỗi giọng ca là một dấu ấn riêng biệt mà chỉ cần vừa cất lên tiếng hát đầu tiên, khán giả đã nhận ra đó là ai. Khác với tân nhạc, “đất” của cải lương rộng lớn, đủ để mỗi người vẫn là đào chánh, kép chánh và đều có “vùng” cát cứ của riêng mình.

Thuở vàng son ấy, tiếng hát họ là đời sống tinh thần của giới mộ điệu.

Quyết gắn bó với nghệ thuật cải lương dù… không biết phải ăn gì để sống

– Vắng bóng trong các chương trình truyền hình về cải lương đã khá lâu, không ít khán giả cho rằng vợ chồng Chí Linh – Vân Hà đã giải nghệ, thậm chí còn sang Mỹ định cư như nhiều nghệ sĩ cải lương khác, thực hư tin đồn này ra sao thưa chị?

Thật sự vợ chồng tôi vẫn gắn bó với sân khấu cải lương và hiện đang sinh sống tại Việt Nam, chúng tôi chỉ cho 2 cô con gái sinh đôi sang Mỹ du học để có tương lai hơn. Nhiều khán giả đồn rằng chúng tôi giải nghệ nhưng sự thật, vợ chồng Chí Linh – Vân Hà vẫn đi diễn đều đặn ở các sân khấu nếu có lời mời, chỉ là chúng tôi ít xuất hiện trên truyền hình, truyền thông nên mọi người ít biết thông tin.

Hiện tại, tôi và chồng đầu quân về sân khấu Lê Hoàng ở TP.HCM, dù là một sân khấu nhỏ nhưng nơi đây cho tôi cơ hội tiếp tục gắn bó với cải lương cũng như duy trì lửa nghề cho mình và truyền nghề cho các nghệ sĩ trẻ. Tại sân khấu, tôi đảm nhận vai trò diễn viên và công tác đối ngoại, còn ông xã Chí Linh thì phụ trách công tác đạo diễn kiêm diễn viên. Dù phải tự lực cánh sinh, tự thu tự chi khi thực hiện các hoạt động biểu diễn tại sân khấu nhưng vì muốn duy trì bộ môn nghệ thuật cải lương truyền thống của dân tộc, vợ chồng tôi cùng ban giám đốc sân khấu cùng nhau chèo chống để thực hiện đam mê. Trung bình mỗi tháng, chúng tôi sẽ ra mắt một vở diễn để phục vụ khán giả, trừ khi nào diễn viên kẹt quá thì mới kéo dài đến hai tháng.

Không chỉ riêng Chí Linh – Vân Hà hay ban giám đốc sân khấu, mà ngay cả các diễn viên như Tú Sương, Võ Minh Lâm, Chí Cường, Hồng Lan… đều đồng tâm hiệp lực, hết lòng vì nghề nên chúng tôi đã duy trì sân khấu này được hơn một năm nay và cũng nhận được không ít sự ủng hộ từ khán giả.

– Vậy trước khi về hoạt động tại sân khấu, vợ chồng Chí Linh – Vân Hà đã ở đâu và hoạt động nghệ thuật ra sao?

Trước đó, chúng tôi cũng chỉ đi hát show ở ngoài, ai mời thì đi thôi, nhưng rồi có cái duyên đưa đẩy để vợ chồng tôi gặp ban giám đốc sân khấu và về đây làm việc. Sau thời gian về sân khấu, cả tôi và ông xã Chí Linh đều rất thích cũng như trân quý sự nhiệt huyết của các nghệ sĩ cùng chung chí hướng duy trì nghệ thuật cải lương. Môi trường làm việc toàn những anh em chí cốt, nhiệt tình dù không có thu nhập nhiều về tài chính nhưng tất cả mọi người đều có năng lực cùng đam mê yêu nghề nên những khó khăn, chúng tôi cùng trải qua được.

– Nhưng với nguồn thu nhập không nhiều, chị làm gì để đảm bảo cuộc sống và nuôi dưỡng đam mê với nghề?

Không riêng gì vợ chồng Chí Linh – Vân Hà mà tất cả anh em nghệ sĩ hiện tại đều phải bươn chải thêm những công việc bên ngoài, chạy show thêm để có thu nhập về trụ lại với sân khấu.

Nói về hưởng đồng lương sân khấu để có mức sống thì không phải, chỉ có niềm vui mới giữ chân nghệ sĩ ở lại với sân khấu. Thực sự mà nói, khi về sân khấu, chúng tôi không hề nhận lương đúng với khả năng của mình nhưng vì đam mê nên vợ chồng tôi gắn bó. Để chuẩn bị cho vai diễn, vì muốn có trang phục đẹp, chúng tôi phải tự đầu tư cho mình như một cách chúng tôi tôn trọng nghề, tôn trọng khán giả. Và dù điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng ban lãnh đạo sân khấu vẫn trả lương cho anh em nghệ sĩ rất đàng hoàng.

Điều đáng mừng là sau hơn một năm hoạt động, hiệu ứng khán giả đến với sân khấu rất tốt, hầu như khi họ xem xong suất diễn này đều đặt liền vé xem suất diễn tháng sau. Mỗi một vở diễn, chúng tôi chỉ diễn vài suất và sau thời gian thử nghiệm giữa kịch bản cũ lẫn mới, chúng tôi nhận thấy khán giả có xu hướng yêu thích “món ăn” mới hơn. Vì vậy mà anh em nghệ sĩ đều cố gắng tập luyện để cho ra đời những vở diễn mới phục vụ công chúng. Chúng tôi kiên quyết, dù từ lỗ đến lỗ nhưng nếu đã muốn cho khán giả những “món ăn” ngon thì phải chịu cực và có sự đầu tư từ tác giả đến dàn dựng.

– Từng đi qua thời hoàng kim cùng cải lương nhưng hiện tại, khi chứng kiến nhiều nghệ sĩ phải chật vật mưu sinh, bám trụ với nghề, cảm xúc của chị ra sao?

Tôi thấy buồn chứ, vì tôi may mắn được ở thời đỉnh cao của cải lương, cái thời mà sân khấu đêm nào cũng sáng đèn, được nghỉ ngày thứ 2 hàng tuần là mừng dữ lắm, cho đến thời hoàng kim của băng video cải lương rồi hát chầu văn… nhưng ở hiện tại, một vở cải lương chỉ diễn được một suất mỗi tháng. Không phải chúng tôi không muốn diễn nhiều, cũng tiếc công sức tập luyện của anh em nghệ sĩ nhưng việc bán vé trong vòng một tháng cũng trầy trật nhiều lắm! Để bán được một chiếc vé là chuyện không hề đơn giản trong thời buổi hiện tại.

Nhiều lúc tôi cũng cảm thấy mình thật phi thường, không biết ăn cái gì, sống thế nào mà tối ngày cứ vô sân khấu tập tuồng, ăn dầm nằm dề ở đây dù không có thu nhập gì. Các nghệ sĩ trẻ thì còn chạy show được, còn vợ chồng tôi với vai trò “đầu tàu” mà cũng lao theo chạy show như vậy thì không đảm bảo được chất lượng cho vở diễn tại sân khấu. Ngoài ra, tôi còn bị thoát vị đĩa đệm, đau gối nên mỗi lần đi diễn tỉnh, tôi phải cắn răng chịu đau nên tôi hạn chế.

Do không chạy show nhiều nên tổng thu nhập của hai vợ chồng tôi một tháng chỉ khoảng bằng lương 2 nhân viên văn phòng bình thường, tuy nhiên, cũng có một vài tháng ngoại lệ. Cái nghề này là vậy, có khi nghệ sĩ kiếm được rất nhiều nhưng cũng có khi lại không có một đồng, nên phải biết dành dụm.

Ngay từ đầu khi hai con có dự định đi du học thì vợ chồng tôi đã chuẩn bị kinh tế và chấp nhận bán đi ngôi nhà lớn để mua một căn nhà nhỏ hơn, lấy tiền lo cho con. Tôi và ông xã từng mất khoảng mười mấy năm làm lụng, tích cóp mới sắm được ngôi nhà rộng rãi, khang trang cùng xe hơi… nhưng cứ bán đi, cứ nghĩ trước đó mình sung sướng, không thiếu thứ gì đủ rồi, giờ thì vợ chồng “co” lại, ăn ít một chút, hy sinh để lo tương lai cho con.– Thu nhập của 2 vợ chồng chỉ khoảng bằng nhân viên văn phòng, vậy để cho hai cô con gái sang Mỹ du học, chị và anh cáng đáng kinh tế gia đình ra sao?

May mắn là cả hai con chúng tôi đều chăm ngoan, học giỏi. Không chỉ sống tự lập bên Mỹ, hai cháu còn đi làm thêm kiếm thu nhập trang trải chi phí cuộc sống, cũng đỡ đần được cho bố mẹ. Vợ chồng tôi chỉ lo tiền học và mua bảo hiểm cho hai cháu thôi.

– Có bao giờ chị nghĩ một ngày nào đó, chị cũng sẽ sang Mỹ định cư và hội ngộ chị chồng là nghệ sĩ cải lương Tài Linh hay không?

Chuyện sang Mỹ định cư tôi chưa dám nghĩ đến, trước mắt cứ lo cho con đi học trước rồi “nước chảy ngày một tới”, nếu có duyên thì tôi sẽ sang đó. Dù sống xa nhau nhưng vợ chồng tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên với chị Tài Linh. Hiện tại, nghệ sĩ Tài Linh đã lên chức bà nội ở tuổi 60 và có cuộc sống khá an nhàn tại Mỹ. Thỉnh thoảng, chị ấy cũng đi hát nhưng chỉ diễn những show quan trọng vì tuổi tác cũng lớn.

Cắn răng chịu đựng khi chồng sa ngã…

– Trong 30 năm chung sống vợ chồng, tránh sao cho khỏi những lúc cãi vã, gập ghềnh… nhưng đâu là biến cố lớn nhất mà anh chị từng trải qua để gìn giữ được hạnh phúc cho đến hôm nay?

Là vợ chồng thì phải có lúc giận hờn rồi cãi nhau hay thậm chí tưởng chừng như đã bỏ nhau vào năm 1989 bởi nhiều sóng gió, cùng sự háo thắng của tuổi trẻ nên không ai chịu nhường nhịn ai… Thời mới cưới chưa có con, vợ chồng tôi từng có cả tháng sống xa nhau vì hờn giận nhưng rồi cứ như còn mắc nợ nhau nên tự tìm về sống vui vẻ lại, quên đi những giận hờn, bỏ qua hết cho nhau và 4 năm sau thì chúng tôi có 2 cô con gái sinh đôi.

– “Tưởng chừng đã bỏ nhau bởi nhiều sóng gió”… phải chăng, một trong những sóng gió đó bắt nguồn từ sự ghen tuông khi nghệ sĩ Chí Linh được nhiều khán giả nữ “tấn công”?

Đúng ra, tôi là đào hát, cũng là người trong nghề nên sẽ không ghen, thậm chí đôi lúc tôi cũng “mắt nhắm, mắt mở” vì hiểu một khi khán giả nữ đã thích rồi thì họ sẽ tìm mọi cách tấn công anh Linh dồn dập, nhưng khi tôi cảm thấy sự việc quá đáng thì tôi sẽ phản ứng. Và, trước sự yêu mến quá nhiều từ công chúng, thật khó tránh sao cho khỏi sa ngã, tuy nhiên, dù đã ngã nhưng biết điểm dừng và quay đầu thì tôi vẫn tha thứ để giữ mái ấm của mình.

– Sa ngã nhưng biết điểm dừng và quay đầu, chị vẫn chấp nhận tha thứ. Như vậy liệu chị có lo ngại ông xã sẽ “ngựa quen đường cũ” bởi sự dễ dãi của chị?

Vợ chồng tôi trước giờ chưa lúc nào cãi vã nhau lớn tiếng nên khi có buồn phiền xuất hiện, tôi đều tự mình cắn răng chịu đựng. Sau đó, tôi sẽ cho cơ hội, nếu như anh ấy cảm thấy vợ chồng còn hòa hợp lại được thì tôi tha thứ và quay đầu lại.

Phải nói là tôi đã cam chịu rất nhiều, nếu không thì sẽ không giữ được gia đình hôm nay. Tuy nhiên, cũng may mắn là sự chịu đựng của tôi được ông xã hiểu và thương vợ để quay đầu, chứ nếu tôi cắn răng chịu mà anh không thương thì cũng mất.

– Và chị đã chấp nhận tha thứ cho anh bao nhiêu lần trong suốt 30 năm qua?

[Cười] Để coi coi… chỉ có một lần là nặng nề nhất, còn lại lắt nhắt thì… Bạn biết đó, hồi xưa khán giả mê kép hát dữ lắm, khủng khiếp lắm, thậm chí có người còn sẵn sàng làm vợ bé anh Chí Linh nhưng ông xã tôi được cái, anh ấy biết điểm dừng, biết suy nghĩ. Ai càng tấn công quá đà thì anh ấy càng sợ và bỏ chạy… Chính vì vậy mà tôi mới nói, vợ chồng tôi còn duyên nợ với nhau.

Tuy nhiên, những vấn đề trên chỉ xảy ra vào thời vợ chồng tôi chưa có con, đến khi có con rồi thì anh ấy không khiến tôi buồn phiền nữa, tất cả đều nghĩ và lo cho con.


Hai cô con gái sinh đôi của vợ chồng Chí Linh – Vân Hà

– Hỏi thật, sau “một lần nặng nề nhất” cùng những lần “lắt nhắt” thì chị có còn niềm tin vào tình cảm và sự thủy chung nơi anh?

Phải tin chứ, phải tin thì mới sống được với nhau đến bây giờ. Hồi trẻ thì tôi còn hơi tự ti nhưng hiện tại, cũng mấy chục năm qua rồi, tuổi tôi cũng lớn nên tôi suy nghĩ theo tâm đạo một chút. Nếu mình nghĩ, đến giờ phút này vợ chồng đã trải qua bao nhiêu gian nan rồi, chỉ chờ ngày con thành danh thôi để vợ chồng được an nhàn, chẳng may có chuyện gì xảy ra khiến cả hai không gắn bó nữa thì cứ coi như là hết nợ.

Chồng tôi là một người hiền lành, rất tốt nhưng trong tình cảm thì không bao giờ bộc lộ, kín đáo quá nên thành ra khiến phụ nữ cảm thấy anh ấy khô khan và không cảm nhận được sự nâng niu. Nếu những ai chỉ yêu thích bề ngoài của anh Chí Linh thì không bao giờ sống được với ảnh.

– Dù không khéo ăn nói nhưng anh Chí Linh cũng đã “cưa đổ” chị và giữ chân được chị suốt 30 năm qua…

[Cười] Ngày xưa lúc tỏ tình, anh ấy cũng chỉ biết nói là “anh thương em” rồi thôi… Ban đầu tôi sợ muốn chết vì thời còn học trong trường, có biết yêu đương gì đâu, nên mới khuyên anh Linh lo học đi, mình còn nhỏ mà. Sau này rồi dần dà, tôi thương anh ấy từ lúc nào không biết, chứ lúc anh tỏ tình thì chưa. Và sau gần 10 năm gắn bó, tôi mới nhận lời kết hôn với ông xã.

Khi ấy, ba tôi phản đối dữ lắm vì ông cũng là người trong nghề nên ông hiểu chuyện lấy kép hát thường khổ. Ba tôi nói, con lấy kép hát con sẽ vất vả và lo cho người ta nhiều, nhưng vì tôi thương anh Linh thật lòng nên sau cùng, ba mẹ tôi cũng ưng thuận cho hai đứa cưới nhau.

Thời xưa lúc đang hẹn hò, hai chúng tôi đã biết để tiền chung và cùng nhau dành dụm cho đến bây giờ như một thói quen, chưa ai biết xài tiền riêng. Tất cả thu nhập, hai vợ chồng đều gom chung lại và lo cho tổ ấm nhỏ. Công việc quán xuyến kinh tế gia đình và giữ “tay hòm chìa khóa” do tôi đảm nhận.

Ngày đó yêu nhau, hai chúng tôi còn là sinh viên, nghèo khó lắm, đi xe đạp lọc cọc… và vợ chồng tôi đã từ những gian nan đó mà đi lên. Mặc dù tôi sống trong gia đình mình rất sung sướng nhưng khi lấy chồng, vì muốn tự lập nên tôi sẵn lòng đối diện với khó khăn. Tôi và ông xã cùng dành dụm từ chiếc xe đạp rồi đi lên được chiếc “hon-da đam”… Đến lúc sanh 2 đứa con, tôi khóc dữ lắm vì sợ không có tiền nuôi con.

Lúc đó, tôi chỉ để có một cây vàng tích cóp để nuôi một đứa con nhưng khi gần sanh, đi siêu âm lại thành ra hai đứa, tôi đã khóc từ đêm tới sáng và nghĩ “chết rồi, tiền đâu mà nuôi con”? May mắn thay, sau khi sinh, được Tổ nghiệp thương, công việc của hai vợ chồng thuận lợi, đi làm suốt, con thì cứ để cho ngoại và người làm trông. Ngoài ra, thời đó vợ chồng tôi kinh doanh bất động sản thuận lợi nên mới có được căn nhà lớn khang trang sau này.

– Từng không được ba mẹ ủng hộ khi lấy kép hát vì sợ con gái chịu cực, vậy sau 30 năm làm vợ kép hát, nhìn lại chị thấy mình đã sướng hay khổ như lời ba chị khuyên ngăn? Nếu được chọn lại, chị có nghe ý của ba ngày trước, không lấy kép hát?

Khi làm vợ anh Chí Linh, cái xác tôi không cực nhưng cực tâm hồn. Vì mọi việc đều do tôi quán xuyến, từ tài chính đến con cái, gia đình… ông xã chỉ việc tập trung đi hát thôi. Nhưng dù sao đi nữa, tôi cũng là một phụ nữ nên khi phải cáng đáng nhiều việc, cũng có đôi lúc trong cuộc sống tôi thấy mình “mỏi gối chồn chân”nên cũng mong muốn có điểm tựa, có người phụ giúp để mình nhẹ nhàng chút xíu. Tuy nhiên, khi nghĩ đến con cái, tôi lại quên hết bao nhiêu cực nhọc trước đó và bỏ đi suy nghĩ thiếu tích cực.

Bên cạnh đó, tôi lại rất quý những người đàn ông thương con và ông xã tôi là một trong số đó, anh rất thương hai cô con gái của chúng tôi, dù có làm gì thì cũng nghĩ đến con đầu tiên. Từ nhỏ đến lớn, hai vợ chồng tôi cũng chưa bao giờ đánh con, chỉ dạy bằng lời.

Video liên quan

Chủ Đề