Vì sao trong trồng trọt người ta lấy nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh để phòng trừ sâu bệnh hại

  • Đang truy cập58
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm50
  • Hôm nay21,060
  • Tháng hiện tại21,060
  • Tổng lượt truy cập4,677,871

Giải thích ý nghĩa “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là gì hay nhất Hướng dẫn các bạn giải thích ý nghĩa của câu nói Phòng bệnh hơn chữa bệnh khá phổ biến và rất thực tế trong cuộc sống hiện nay. Nếu là bạn bạn đọc câu này sẽ hiểu nó như thế nào cùng vforum.vn tìm hiểu về câu nói này nhé. Đoạn văn mẫu giải thích câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Ai trên đời chẳng muốn có cho mình một cuộc sống hạnh phúc, ấm no, thiếu thốn đặc biệt là không bệnh tật. Phải chẳng vì thế mà ông cha ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. “Bệnh” ở đây có thể hiểu là các căn bệnh, loại bệnh thuộc về cả thể chất lẫn tinh thần, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, dẫn đến mất mát về tiền của, sinh mạng. “Phòng bệnh” là bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh nguy hiểm khi nó còn chưa xuất hiện bằng các biện pháp phòng ngừa , trong khi đó “chữa bệnh” lại là công đoạn khi căn bệnh đã xuất hiện ở trên cơ thể bằng các thiết bị, máy móc, thuốc men. Bằng cách so sánh hơn, ông cha ta đã khẳng định vai trò to lớn của việc phòng bệnh hơn là chữa bệnh đối với mỗi người. Vậy thì tại sao việc phòng bệnh lại quan trọng như vậy? Bất kì một căn bệnh nào dù nhẹ hay nặng khi con người ta gặp phải hay mắc phải đều xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan hay khách quan khác nhau. Và những nguyên nhân ấy xảy ra khi con người không biết cách phòng ngừa chúng hoặc chủ quan trước một điều, một vấn đề nào đó. Chẳng hạn khi trời lạnh, có những người không chịu mặc áo ấm khi tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài dẫn đến bị cảm, hay việc bị ngộ độc thực phẩm là do con người không biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn vệ sinh. Vậy nên, nếu ta biết cách phòng ngừa như một chiếc áo ấm khi ra ngoài trời lạnh, sử dụng thực phẩm tươi, sạch thì chẳng phải, khả năng mắc phải căn bệnh sẽ thấp hơn hay sao? Khi ta ý thức được nguy cơ xảy ra căn bệnh và phòng ngừa nó bằng những khả năng khác nhau thì sẽ không chỉ đem đến sự an toàn, yên tâm cho bản thân mà còn tránh khỏi việc mắc bệnh. Đó là lý do vì sao việc phòng bệnh lại được đề cao hơn. Ngày nay, ở những trung tâm ý tế, bệnh xá ở địa phương đã đang và vẫn tổ chức những đợt tiêm phòng như tiêm phòng viêm não mô cầu, tiêm phòng sởi; hay các địa phương cũng có những chiến dịch tổ chức phun thuốc chống muỗi ở các hộ gia đình để phòng ngừa sốt xuất huyết,…Do đó, dễ hiểu việc nếu con người ta không biết cách phòng ngừa bệnh mà chủ quan thì khả năng mắc bệnh sẽ khá cao, nó không chỉ gây ra những tổn thương về thể chất và tinh thần cho chúng ta mà còn kéo theo biết bao tổn thất như chi phí thuốc men, chữa bệnh, sự lo lắng của người thân, sự đau đớn của người bệnh, đôi khi là những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên thay vì phải chịu những đau đớn, mất mát ấy thì ta nên phòng ngừa chúng ngay từ khi chúng chưa sinh sôi, phát triển. Mỗi chúng ta cần ý thức được sự nguy hiểm, nguy cơ của mỗi căn bệnh, không nên quá chủ quan ở bản thân, tích cực tham gia các chiến dịch, các đợt phòng bệnh ở địa phương và vận động mọi người xung quanh cùng tham gia. Bệnh tật luôn là một trong những mối nguy hiểm mà con người ta, cuộc sống này không bao giờ muốn đối mặt, do đó việc phòng bệnh hơn chữa bệnh là hoàn toàn đúng đắn.

Hay nhất

*Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu, bệnh hại?

- Vì nếu phòng là chính, thì sẽ ít tốn công, ít sâu bệnh, cây sinh trưởng và phát triển tốt, giá thành thấp.

* Các nguyên tắc:

1] Phòng là chính

2] Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để

3] Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.

Bài viết tham gia Hoa điểm 10 2016

Tại sao trong chăn nuôi người ta lấy phương châm phòng là chính?



Những câu hỏi liên quan

Tại sao phải lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu bệnh hại?

Giải vở bài tập công nghệ 7 – Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

Khi tiến hành phòng trừ sâu, bệnh phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

– Phòng là chính

– Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.

– Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ

Tại sao lại lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu, bệnh hại?

Tại vì nếu để cây trồng, thực vật bị nhiễm sâu bệnh thì sẽ bị tổn hại vĩnh viễn làm giảm năng suất, giảm tính thẩm mĩ. Do đó cần phòng hơn là chữa.

1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại.

Em hãy điền tác dụng phòng trừ sâu, bệnh của biện pháp canh tác sử dụng giống vào bảng sau:

Biện pháp phòng trừ Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại
– Vệ sinh đồng ruộng – dọn sạch cỏ dại, tiêu hủy tàn dư thực vật
– Làm đất – Diệt cỏ dại, mầm mống sâu bệnh
– Gieo trồng đúng thời vụ – Tính chống chịu với sâu bệnh
– Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí – Giúp cây trồng khoẻ mạnh
– Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. – Trừ được sâu bệnh sớm
– Sử dụng giống chống sâu, bệnh – Thiên địch khắc chế sâu, bệnh.

2. Biện pháp thủ công

Em hãy điền vào bảng sau những ưu, nhược điểm của các biện pháp thủ công phòng trừ sâu, bệnh.

Biện pháp thủ công Ưu điểm Nhược điểm
Ngắt cành, lá bị bệnh Không cho lây lan Tốn công sức
Dùng vợt Dễ thực hiện, nhanh chóng Chỉ thực hiện trong phạm vi ngắn.
Dùng bẫy đèn Tiêu diệt nhanh Cồng kềnh, khó thực hiện
Dùng bả độc Diệt nhanh chóng Độc hại đến cây trồng

3. Biện pháp hoá học

– Ưu nhược điểm của việc sử dụng thuốc hoá học để trừ sâu bệnh:

    + Ưu điểm: diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công.

    + Nhược điểm: gây độc cho người dùng, cây trồng, vật nuôi, ô nhiễm môi trường, giết chết các sinh vật khắc.

– Cách khắc phục các nhược điểm và nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc:

    + Dùng đúng với liều lượng cho phép.

    + Sử dụng đồ bảo hộ cho người, cách li khỏi thuốc.

– Cách sử dụng để trừ sâu, bệnh [quan sát hình 23 SGK]: phun thuốc, rắc thuốc vào đất, trộn thuốc vào hạt giống.

4. Biện pháp sinh học

– Sử dụng

    + Ưu điểm: hiệu quả cao, không ô nhiễm môi trường.

    + Nhược điểm: tốn công sức

5. Biện pháp kiểm dịch thực vật: sử dụng hệ thống các biện pháp kiểm tra, xử lí những sản phẩm nông, lâm nghiệp khi xuất, nhập khẩu hoặc vận chuyển từ vùng này sang vùng khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh

Câu 1 [Trang 26 – vbt Công nghệ 7]: Sử dụng thuốc hoá học trừ sâu, bệnh hại bằng cách nào? Cần đảm bảo các yêu cầu gì?

Lời giải:

– Sử dụng thuốc hóa học trừ sâu bệnh hại có ba cách:

    + Phun thuốc.

    + Rắc thuốc vào đất.

    + Trộn thuốc vào hạt giống.

– Cần đảm bảo các yêu cầu sau:

    + Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng.

    + Phun đúng kĩ thuật [đảm bảo thời gian cách li đúng quy định, phun đều, không phun ngược chiều gió, lúc mưa,…].

Câu 2 [Trang 26 – vbt Công nghệ 7]: Ở địa phương em đã thực hiện phòng trừ sâu, bệnh hại bằng biện pháp nào?

Lời giải:

– Tùy vào từng địa phương có thể sử dụng những biện pháp phòng chống sâu bệnh hại khác nhau. Thường thì biện pháp hóa học được sử dụng nhiều nhất do diệt sâu bệnh nhanh chóng, giá thành rẻ.

– Ở địa phương em đã dùng các biện pháp:

    + Biện pháp hóa học.

    + Biện pháp sinh học.

    + Biện pháp thủ công.

Câu 3 [Trang 26 – vbt Công nghệ 7]: Hãy nêu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại? Ưu nhược điểm của từng biện pháp?

Lời giải:

Biện pháp thủ công Ưu điểm Nhược điểm
Ngắt cành, lá bị bệnh Không cho lây lan Tốn công sức
Dùng vợt Dễ thực hiện, nhanh chóng Chỉ thực hiện trong phạm vi ngắn.
Dùng bẫy đèn Tiêu diệt nhanh Cồng kềnh, khó thực hiện
Dùng bả độc Diệt nhanh chóng Độc hại đến cây trồng

Câu 4 [Trang 26 – vbt Công nghệ 7]: Trò chơi giải ô chữ

Lời giải:

Ô chữ là một câu tục ngữ về phương châm phòng trừ, bệnh của ông cha ta gồm 20 chữ cái, chữ cái ô đầu tiên là P, chữ cái ở ô thứ 12 là N

P H O N G B E N H H O N C H U A B E N H

– Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Video liên quan

Chủ Đề