Các dạng bài tập về câu khiến lớp 4

LUYỆN CHỦ ĐỀ Luyện từ và câu: Câu khiến – Cách đặt câu khiến Lớp 4

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện


  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Với 10 bài tập trắc nghiệm Luyện từ và câu: Câu khiến - Cách đặt câu khiến lớp 4 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.

Câu 1: Câu khiến [câu cầu khiến] dùng để làm gì?

A. Dùng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết với người khác

B. Dùng để giới thiệu bản thân người nói, người viết với người khác

C. Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói, người viết với người khác.

D. Dùng để nêu thắc mắc cần được giải đáp của người nói, người viết với người khác

Hiển thị đáp án

Đáp án:  

Câu khiến [câu cầu khiến] dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói, người viết với người khác

Đáp án đúng: C

Câu 2: Câu khiến [câu cầu khiến] thường được kết thúc bằng dấu câu nào?

A. Dấu hỏi

B. Dấu chấm than hoặc dấu chấm

C. Dấu hỏi hoặc dấu ngã

D. Dấu ngã

Hiển thị đáp án

Đáp án:  

Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than [!] hoặc dấu chấm.

Đáp án đúng: B

Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu khiến?

A. Trời nắng quá!

B. Hôm nay, trời rất nắng.

C. Con vào nhà mang thêm cái ô kẻo trời nắng!

D. Trời có nắng lắm không?

Hiển thị đáp án

Đáp án:  

- Trời nắng quá! – Câu cảm, bày tỏ cảm xúc trước sự việc trời rất nắng.

- Hôm nay, trời rất nắng. – Câu trần thuật, thông báo một sự việc là hôm nay trời rất nắng

- Con vào nhà mang thêm cái ô kẻo trời nắng! – Câu cầu khiến, đưa ra yêu cầu cho con là con nên mang ô để tránh nắng

- Trời có nắng lắm không? – câu hỏi, hỏi về tình hình thời tiết

Vậy nên câu cầu khiến là câu “Con vào nhà mang thêm cái ô kẻo trời nắng!

Đáp án đúng: C

Câu 4: Tìm câu khiến trong đoạn văn sau:

a. Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ:

- Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!

b. Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay nói nựng:

"Có đau không, chú mình?

Lần sau khi nhảy múa phải chú ý nhé!

Đừng có nhảy lên boong tàu!"

Hiển thị đáp án

Đáp án : 

Dựa vào dấu hiệu nhận biết cuối câu khiến và mục đích của câu khiến

Câu khiến trong các câu đó là:

a. Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!

b. Lần sau khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!

Đáp án đúng

a. Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!

b. Lần sau khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!

Câu 5: Tìm câu khiến trong đoạn văn sau:

a. Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua.

Nó đứng nổi trên mặt nước và nói:

- "Xin nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!"

b. Ông lão nghe xong, bảo rằng:

- Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.

Hiển thị đáp án

Đáp án:  

Dựa vào dấu hiệu cuối câu và mục đích của từng câu để tìm câu cầu khiến:

"Câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm hoặc dấu chấm than. Mục đích là để yêu cầu, đề nghị người khác làm một việc gì đó cho mình"

Các câu khiến xác định được là:

a. " Xin nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!"

b. Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về cho ta.

Câu 6: Hãy nêu những cách có thể dùng để đặt câu khiến:

Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải,… vào trước động từ.

Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,…. vào cuối câu.

Thêm từ quá, lắm,… vào cuối câu.

Thêm từ không, chưa,.. vào cuối câu.

Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,… vào đầu câu.

Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.

Hiển thị đáp án

Đáp án:  

Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một số cách như sau:

- Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải,… vào trước động từ.

- Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,…. Vào cuối câu.

- Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,… vào đầu câu.

- Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.

Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô số 1, 2, 5, 6

Câu 7: Chuyển câu kể “Thanh đi lao động.” thành câu khiến?

Thanh nên đi lao động!

Thanh đi lao động không?

Thanh đi lao động nào!

Thanh không đi lao động sao?

Hiển thị đáp án

Đáp án:  

Những câu khiến được chuyển từ câu kể “Thanh đi lao động” đó là:

- Thanh nên đi lao động!

- Thanh đi lao động nào!

Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 3

Câu 8: Chuyển câu kể “Giang phấn đấu học giỏi.” thành câu khiến:

Giang đã phấn đấu học giỏi chưa?

Giang hãy phấn đấu học giỏi nhé!

Giang nên phấn đấu học giỏi.

Giang phấn đấu học giỏi rồi à?

Hiển thị đáp án

Đáp án:  

Câu kể "Giang phấn đấu học giỏi" được chuyện thành câu khiến như sau:

- Giang hãy phấn đấu học giỏi nhé!

- Giang nên phấn đấu học giỏi.

Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô số 2, 3

Câu 9: Con điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu khiến sau:

Xin    hãy    đi

Con___học hành thật chăm chỉ!

Con mau vào ăn sáng____kẻo muộn!

____em đừng làm mẹ khóc!

Hiển thị đáp án

Đáp án:  

Từ hãy thường  đứng trước động từ

Từ đi hoặc nào thường ở sau động từ

Từ xin thường ở trước chủ ngữ

Hoàn thành các câu:

- Con hãy học hành thật chăm chỉ!

- Con mau vào ăn sáng đi kẻo muộn!

- Xin em đừng làm mẹ khóc!

Đáp án đúng:

- Con hãy học hành thật chăm chỉ!

- Con mau vào ăn sáng đi kẻo muộn!

- Xin em đừng làm mẹ khóc!

Câu 10: Con hãy nối những tình huống ở cột A với câu khiến phù hợp ở cột B:

1. Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.

a. Xin phép bác cho cháu được nói chuyện với bạn Giang ạ!

2. Em gợi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác ấy chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.

b. Ngân ơi, cho tới mượn cái bút nhé!

3. Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.

c. Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ạ!

Hiển thị đáp án

Đáp án:  

1 – b: Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút - Ngân ơi, cho tới mượn cái bút nhé!

2 – a: Em gợi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác ấy chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em. - Xin phép bác cho cháu được nói chuyện với bạn Giang ạ!

3 – c: Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường. - Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ạ!

Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4 có đáp án hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 4 | Giải bài tập Tiếng Việt 4 | Để học tốt Tiếng Việt 4 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 4Để học tốt Tiếng Việt 4 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề