Các dấu hiệu mọc răng ở trẻ

Thông thường đến tháng thứ 6, trẻ sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, đến tháng thứ 24 là trẻ đã mọc hoàn thiện răng trên cung hàm. Khi đó, ba mẹ cần quan tâm đến những dấu hiệu trẻ mọc răng để có thể chăm sóc tốt nhất cho con mình. Dưới đây, Nha khoa Trẻ sẽ giúp ba mẹ nhận biết được thời điểm trẻ mọc răng cũng như cách chăm sóc cho trẻ nhé!

Trẻ mọc răng đến tháng 24 là hoàn thiện

1. Trẻ mọc răng có biểu hiện gì?

Triệu chứng mọc răng ở mỗi trẻ là khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Có nhiều trẻ trải qua quá trình mọc răng rất nhẹ nhàng và thoải mái nhưng cũng có trẻ bị sốt, quấy khóc và chán ăn. Vì vậy, các ba mẹ cần tìm hiểu những biểu hiện thường gặp khi trẻ mọc răng để có sự chuẩn bị tốt nhất.

1.1 Sốt nhẹ

Đây là triệu chứng gặp phải ở hầu hết trẻ em, bởi trẻ mọc răng tại đúng thời điểm mất đi khả năng miễn dịch nhận được từ mẹ nên dễ bị tổn thương và bị ốm. Cách nhận biết dấu hiệu bé mọc răng rõ nhất lúc này chính là vị trí mọc răng của trẻ xuất hiện hiện tượng sưng, tấy đỏ.

Hãy kiểm tra thân nhiệt của bé thường xuyên và nếu cần thiết thì ba mẹ có thể hỏi ý kiến chuyên gia việc có nên dùng thuốc hạ sốt hay không nhé.

Trẻ mọc răng có thể sẽ bị sốt nhẹ

1.2 Chảy nước dãi

Một trong những dấu hiệu thường gặp khi trẻ mọc răng là hiện tượng chảy nước dãi. Khi bé mọc răng sẽ kích thích dây thần kinh thứ 5 trong hệ thần kinh trung ương làm tăng khả năng tiết nước bọt, đồng thời cấu tạo khoang miệng của trẻ còn nông và chức năng nuốt nước bọt chưa linh hoạt nên dễ khiến nước dãi chảy ra ngoài.

Chảy nước dãi khá thường gặp khi trẻ mọc răng

1.3 Triệu chứng ho

Bé mọc răng có bị ho không cũng là dấu hiệu nhiều bố mẹ băn khoăn bởi nó rất dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến viêm họng.

Thực tế, trẻ mọc răng cũng có tác động đến họng của trẻ gây ra cảm giác khó chịu và bị ho. Mặc dù đây là biểu hiện thông thường khi bị cảm nhưng nếu xuất hiện cùng các triệu chứng mọc răng khác thì sẽ là thời điểm trẻ mọc răng.

1.4 Thường xuyên nhai cắn

Khi các răng mọc lên, nhú ra khỏi nướu thì việc trẻ khó chịu và ngứa lợi là không tránh khỏi, trẻ sẽ muốn gặm cắt bất cứ thứ gì để làm dịu cảm giác đó.

Lúc này, ba mẹ nên cho trẻ chơi những đồ chơi có thể gặm cắn, tốt nhất là làm bằng chất liệu silicon và cao su tự nhiên đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Lợi khó chịu khiến trẻ muốn gặm cắn đồ vật xung quanh

1.5 Mặt bị nổi mẩn

Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ tiết nhiều nước bọt. Chúng sẽ chảy xuống cầm, mặt, cổ và nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ gây nên hiện tượng nổi mẩn ngứa.

Vì vậy, ba mẹ cần đặc biệt quan tâm, vệ sinh kỹ lưỡng hơn cho trẻ trong giai đoạn này, hãy lau nước dãi thường xuyên và bôi kem chống hăm để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhé!

1.6 Chán ăn, khó ngủ hay cáu gắt

Những dấu hiệu này thường gặp nhất khi bé mọc răng, bởi khi đó nướu của trẻ đang khó chịu có thể bị đau nhức khiến chán ăn.

Hơn nữa hiện tượng đau nhức không chỉ xảy ra vào ban ngày mà cả vào ban đêm khiến trẻ tỉnh giấc, quấy khóc. Lúc này, việc ba mẹ cần làm là dỗ dành con trẻ để xoa dịu cảm giác đau nhức và giúp bé dễ ngủ hơn.

Xem thêm: Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ – mẹ nên biết để chăm sóc tốt nhất cho bé

                    Trẻ mấy tháng mọc răng? Những vấn đề mà bố mẹ cần đặc biệt lưu ý

Ăn uống vô tình tác động đến nướu làm trẻ càng đau nhức hơn

2. Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

Với những dấu hiệu trẻ mọc răng ở trên, dù ít hay nhiều cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, ba mẹ cần xây dựng một chế độ chăm sóc kỹ lưỡng cho con mình giúp bé có quá trình mọc răng thoải mái nhất.

Massage lợi cho trẻ

Đây là một cách làm dịu cơn đau của trẻ, mẹ có thể thể thực hiện massage lợi cho bé bằng ngón tay hoặc cho trẻ ngậm đồ chơi tốt cho răng lợi.

Chườm lạnh

Ba mẹ có thể giúp trẻ giảm đau khi mọc răng bằng cách chườm lạnh với các vật dụng như khăn ướt, vòng mọc răng để trong ngăn đá để đặt lên vị trí mọc răng.

Thuốc giảm đau

Trong trường hợp bé mọc răng bị đau nhức nhiều, quấy khóc liên tục thì ba mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau paracetamol. Nhưng ba mẹ đừng quên tham khảo ý kiến của nha sĩ trước khi thực hiện.

Dỗ dành khi trẻ khó chịu

Dỗ dành để giúp bé phân tâm, xao nhãng quên đi cảm giác đau nhức khi trẻ mọc răng. Đồng thời, ba mẹ có thể đưa trẻ ra ngoài chơi để bé được thoải mái hơn.

Thăm khám nha sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường

Ngoài những dấu hiệu bé mọc răng ở trên, thì đặc biệt cảnh giác với các triệu chứng khác như sốt cao, nôn, tiêu chảy. Nếu ba mẹ đã sử dụng các cách chăm sóc như hướng dẫn nhưng không thấy hiệu quả thì nên đưa trẻ đến nha sĩ để được thăm khám cụ thể.

Xem thêm: Mẹo giúp bé mọc răng không đau không sốt có thể mẹ chưa biết

Thăm khám răng miệng cho trẻ tại nha sĩ khi thấy dấu hiệu bất thường

Với những kiến thức ở trên, chắc hẳn các bạn đã nắm rõ biểu hiện và cách chăm sóc trẻ mọc răng rồi chứ. Nha khoa Trẻ chúc ba mẹ và các bé sẽ có một giai đoạn mọc răng thuận lợi cho sự phát triển của trẻ và đồng thời giúp trẻ có hàm răng khỏe đẹp ngay từ sớm.

Bắt đầu từ tháng thứ 6, những chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện kèm một số “rối loạn” trong cơ thể như: sưng lợi, biếng ăn, sốt nhẹ chảy nước dãi và dễ cáu gắt…

1. Các dấu hiệu gợi ý trẻ sắp mọc răng
Thời điểm mọc răng của mỗi trẻ không giống nhau, có trẻ mọc sớm từ 4 – 5 tháng, có trẻ mọc muộn sau 10 tháng. Tuy nhiên nhìn chung, lịch mọc răng sữa của trẻ sơ sinh sẽ kéo dài từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 30. Trường hợp bé mọc răng muộn, mẹ có thể nghĩ đến các nguyên nhân như:

Trẻ đẻ thiếu tháng, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, thiếu chất. Yếu tố di truyền từ gia đình. Trẻ thiếu canxi, vitamin D và các dưỡng chất khác dẫn đến chậm lớn, suy dinh dưỡng. Trẻ ăn dặm muộn, nướu không được kích thích bằng phản xạ nhai, nuốt.

Do cơ địa mỗi bé khác nhau.


Thông thường, sự chênh lệch trong thời gian mọc răng sữa ở trẻ sẽ không quá một năm so với bạn cùng lứa. Mẹ có thể theo dõi dấu hiệu mọc răng của trẻ qua những dấu hiệu đặc trưng sau:

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ mọc răng là sưng lợi, nướu sưng, viêm tấy đỏ, đôi khi bị loét. Điều này khiến trẻ khó chịu, cáu gắt và thường quấy khóc, ăn uống kém.

Khi mọc răng, cơ thể trẻ thường mệt mỏi, ít ngủ, khó chịu trong người do những “rối loạn” bên trong cơ thể.

Đa số trẻ bị chảy nhiều nước miếng, thích gặm, cắn mọi khi xung quanh do ngứa lợi.

Một số trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhẹ, dân gian thường gọi là “tướt mọc răng”.

Trẻ thường sốt nhẹ. Cha mẹ không cần cho trẻ uống hạ sốt nếu nhiệt độ dưới 38,5 độ C, thay vào đó mẹ cho bé bú nhiều, mặc quần áo thoáng mát. Dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C.

2. Bé sưng lợi bao lâu thì mọc răng?
Những triệu chứng mọc răng ở trẻ như: sưng lợi, chảy nước miếng, khó chịu, biếng ăn, quấy khóc, sốt nhẹ, hay cắn, gặm…thường xảy ra trước khi răng nhú lên từ ba đến năm ngày, và kết thúc sau năm đến bảy ngày. Những biểu hiện này chỉ là quá trình sinh lý bình thường của cơ thể trẻ.

Triệu chứng mọc răng ở trẻ Quấy khóc, sốt nhẹ là triệu chứng mọc răng ở trẻ

Các triệu chứng sưng lợi sẽ nặng hơn khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Ngoài ra, khi mọc răng, nướu của trẻ phải nứt ra dễ dẫn đến nhiễm trùng vùng răng miệng nếu không được vệ sinh cẩn thận. Sự khó chịu khi nứt lợi khiến bé quấy khóc nhiều hơn và sụt cân. Do đó cha mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ bằng gạc y tế và nước muối sinh lý.

Cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh để chăm sóc trẻ trong quá trình mọc răng. Trường hợp trẻ sốt cao, viêm nhiễm vùng nướu cần đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để được điều trị, giảm triệu chứng khó chịu cho trẻ.

3. Làm thế nào để giảm đau đớn cho trẻ khi mọc răng?
Theo các chuyên gia Viện Nhi khoa Mỹ [APD], để giảm các triệu chứng khó chịu của trẻ khi mọc răng, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

Dùng khăn ẩm ướp lạnh để lau miệng cho trẻ hoặc cho trẻ nhậm. Cho trẻ ngậm kẹo lạnh. Dùng thuốc OTC [thuốc không cần kê đơn] có tác dụng giảm đau như Tylenol, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng và thời gian sử dụng. Riêng các thuốc gây tê có chứa benzocaine cần cẩn trọng, không nên cho trẻ dùng để tránh ngộ độc. Bạn có thể cho trẻ ngậm ti giả để giảm cảm giác đau âm ỉ làm trẻ mất ngủ. Vào ban ngày có thể đưa trẻ đi chơi để quên cơn đau và tâm trạng thoải mái hơn. Một số loại thuốc giảm đau có thể sử dụng cho trẻ như: Advil, Motrin, Tylenol theo chỉ định của bác sĩ. Vệ sinh răng miệng cho trẻ để tránh các bệnh răng miệng. Đồng thời khi nước dãi chảy nhiều xuống cổ, ngực có thể gây viêm da, phát ban, vì vậy mẹ cần chú ý vệ sinh, lau khô da cho trẻ. Tuyệt đối không dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả uống hay chà lên nướu. Không dùng cồn hay những loại gel chà vào nướu của trẻ với mong muốn giảm sưng, điều này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Trường hợp trẻ sốt trên 38.5 độ C, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10 – 15mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao kèm tiêu chảy, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám vì có thể nguyên nhân do căn bệnh khác ngoài mọc răng.

Các dấu hiệu khó chịu khi trẻ mọc răng như sưng lợi, sốt, rối loạn tiêu hóa… đều là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể. Do đó cha mẹ không nên quá lo lắng. Cần giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ, đưa bé đi kiểm tra Nha khoa 6 tháng một lần để sớm phát hiện và điều trị những bệnh răng miệng, bảo vệ răng sữa của bé luôn chắc khỏe.

Tweet

Video liên quan

Chủ Đề