Lịch sử 11 tại sao nói cuộc duy tân minh trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản

Cách mạng tư sản có đặc điểm:

- Mục đích: lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản.

- Động lực cách mạng: đông đảo quần chúng nhân dân.

- Kết quả, ý nghĩa: nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.

Cuộc Duy Tân Minh Trị tuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến, nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường TBCN.

⟹ Như vậy, Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.

Trung bình: 4,52

Đánh giá: 105

Bạn đánh giá: Chưa

  • Skills - Review 4 Tiếng Anh 11 mới
  • Bài 2 trang 125 SGK Hình học 11

Tại sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản?

Duy Tân Minh Trị  là cuộc CMTS vì:

+ Nhiệm vụ: xoá bỏ tàn dư phong kiến, đưa đất nước tiến lên con đường TBCN

+ Lãnh đạo: Tầng lớp trên [Thiên Hoàng, vua, Tư sản] cùng với tầng lớp Quý tộc tư sản hoá

+ Động lực: được sự ủng hộ của toàn thể quần chúng nhân dân.

Câu hỏi: Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản?

Lời giải

Cách mạng tư sản có đặc điểm:

- Mục đích:lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Lực lượng lãnh đạo:giai cấp tư sản.

- Động lực cách mạng:đông đảo quần chúng nhân dân.

- Kết quả, ý nghĩa:nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.

Cuộc Duy Tân Minh Trịtuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến, nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường TBCN.

⟹Như vậy, Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.

Để làm rõ thêm câu trả lời cho câu hỏi, Toploigiai xin mời các bạn đọc thêm về Thiên hoàng Minh Trị và nội dung cuộc Duy tân của Thiên hoàng

1. Thiên hoàng Minh Trị

Thiên hoàng Minh Trị [Minh Trị Thiên hoàng] còn được gọi làMinh Trị Đại Đế, Mutsuhito Đại ĐếhayMinh Trị Thánh đế. Ông là người có công lớn khi đưa nước Nhật thoát khỏi chế độ phong kiến Mạc phủ, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Thiên hoàng Minh Trị Mutsuhito chào đời ngày 3 tháng 11 năm 1852là con trai thứ của Thiên Hoàng Hiếu Minh vớ bà Nakayama Yoshiko một phi tần và là con gáicủa lãnh chúa Nakayama Tadayasu thuộc gia tộc Fujiwara

Khi vừa lên ngôi, lợi dụng Thiên Hoàng Minh trị còn nhỏ các Đại dânh [daimyo] và giai cấp tư sản nhân sự kiện đó dẫn 1000 samurai về Tokyo lấy cớ ủng hộ Thiên Hoàng đánh bại và lật đổ chế độ Mạc phủ Tokugawa vào tháng 12/1867. Tháng 1/1868, Mutsuhito chính thức lấy lại quyền điều hành đất nước từ tay Mạc phủ, chính thức chấm dứt 265 năm phong kiến dưới triều Mạc phủ.

Ngày 12 tháng 10 năm 1868, Thiên hoàng làm lễ đăng quang tại Tử Thần điện ở cố đô Kyotō, lấy thụy hiệu là Minh Trị Thiên Hoàng, cùng đó tuyên bố 5 lời tuyên thệ trước toàn dân

Ngày 4 tháng 11 năm 1868 Thiên hoàng Minh Trị dời kinh đô Nhật Bản từ Kyoto sang Tokyo, với những điều kiện thuận lợi về kinh tế, địa lý và chính trị, giúp Thiên hoàng dễ trị vì hơ

Thời gian đầu khi nắm quyền, Thiên hoàng Minh Trị gần như không có ý kiến gì trước các cuộc bàn thảo của triều thần, đều phê chuẩn tất cả các nghị quyết của Nội các cũng như đàn áp phong trào tự do Dân Quyền

Tháng 10 năm 1881, ông đã ra chiếu thư tuyên bố sẽ triệu tập quốc hội vào năm 1890, tuy nhiên quyền hạn vẫn nằm trong tay Thiên Hoàng. Chế độ Thiên hoàng cận đại dần đi vào hoàn thiện.

Với quyền lực của mình, Thiên hoàng đã học theo cách vơ vét tài chính của Mạc phủ trước kia trở thành địa chủ và tài phiệt lớn nhất Nhật Bản.

Trong khoảng thời gian trị vì, Thiên Hoàng Minh Trị đưa ra nhiều chính sách cách tân như:

- Công bố sắc lệnh giáo dục năm 1880 quy định nhà trường đối với môn lịch sử phải đặt trọng tâm vào thể chế kiến quốc

- Năm 1890, ban bố Giáo dục sắc ngữ, lấy việc "phụ tá hoàng vận", "chí trung chí hiếu" làm căn bản, bắt buộc mỗi học sinh hàng ngày phải quỳ lạy trước ảnh Thiên hoàng

- Ngày 4 tháng 1 năm 1882 ông ban bố "Quân nhân Sắc luận",

- Năm 1885, Thiên hoàng bãi bỏ chế độ Thái chính quan cũ, xây dựng chế độ Nội các theo hình mẫu phương Tây. Đứng đầu là Tổng lý đại thần Quốc vụ đại thần trực thuộc vào Thiên hoàng.

- Ban bố Đại Nhật Bản Đế Quốc Hiến pháp năm 1889, đây là bản hiến pháp dựa trênhiến pháp của Phổ để làm khuôn mẫu

Ngày 30 tháng 7 năm 1912, ông qua đời do bệnh ung thư dạ dày, hưởng thọ 60 tuổi, được đặt thụy hiệu là Minh Trị Thiên hoàng

2. Những cải cách dưới thời Thiên hoàng Minh Trị

Vào ngày 12/10/1868, Thiên hoàng Minh Trị làm lễ đăng quang tại Tử Thần điện ở cố đô Kyoto, lấy thụy hiệu là Minh Trị Thiên Hoàng.

5 lời tuyên thệ của Thiên hoàng khi lên ngôi;

  • Mở ra hội nghị rộng rãi, trăm công nghìn việc đều lấy theo công luận để quyết định
  • Trên dưới một lòng, ra sức sửa sang việc nước
  • Văn võ một đường, từ công khanh đến thứ dân đều được tọa chí, khiên cho lòng người hăm hở và sốt sắng
  • Thay bỏ hết mọi thói hư, mói tệ chất chứa lâu đời, từ đây cố gắng duy tân tự cường, hiệp theo công đạo của trời đất.
  • Cầu tri thức ở thế giới, làm cho nước nhà trở lên mạnh lớn và vẻ vang.

Việc làm đầu tiên đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Thiên hoàng Minh Trị là rời thủ đô từ cố đô Kyoto về Tokyo, cải cách đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa. Dưới đây là một số nội dung chính trong Duy tân Minh Trị 1868:

2.1 Cải cách về cơ cấu nhà nước

Dưới thời Thiên hoàng Minh Trị, ông đã thực hiện nhiều thay đổi và cải cách về chính trị, xã hội,kinh tế Nhật Bản. Vào cuối năm 1885, ông bãi bỏ chế độ Thái chính quan cũ và xây dựng chế độ Nội các dựa trên hình mẫu phương Tây, trong đó, đứng đầu Nội các sẽ là Tổng lý Đại thần và Quốc vụ Đại thần. Nôi các này sẽ là một tổ chức trực thuộc sự quản lý của Thiên hoàng.

2.2 Ban bố Hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản

Thiên hoàng Minh Trị cũng là người ban bố Hiến pháp đầu tiên củađất nước Nhật Bản, được gọi là Hiến pháp Minh Trị. Theo đó, Thiên hoàng được xác lập quyền hành tuyệt đối “thiêng liêng bất khả xâm phạm” và trở thành Nguyên thủ quốc gia, nắm trọn quyền cai trị đất nước.

Về đối nội, Thiên Hoàng có thể dựa vào Hiến pháp để triệu tập hay giải tán nghị hội, bổ nhiệm hoặc bãi miễn quan lại và chỉ huy Lục quân, Hải quân và Không quân của Nhật Bản. Về đối ngoại, Thiên Hoàng có quyền tuyên chiến, giảng hòa, ký kết hòa ước.

Cơ cấu của quốc gia được hành xử chức năng và quyền hạn bên dưới Thiên hoàng, bao gồm nghị hội trợ giúp Thiên hoàng thẩm nghị chính vụ quốc gia, tòa án sử dụng danh nghĩa của Thiên hoàng để xét xử và Viện khu mật là Cơ quan tư vấn của Thiên hoàng.

Bản Hiến pháp 1889 này đã góp phần giúp Nhật Bản chuyển dần từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến, chính trị đảng phái của giai cấp tư sản.

2.3 Các cải cách về giáo dục

Thiên hoàng Minh Trị đặc biệt chú trọng đến việc cải tổ giáo dục, đẩy mạnh cải cách, xóa bỏ những sai lầm và đình trệ của nền giáo dục Nhật Bản.

Năm 1871, Bộ giáo dục Nhật Bản được thiết lập với nhiệm vụ là phụ trách hoạt động giáo dục, đồng thời, đưa ra quyết định về chương trình giáo dục. Đến năm 1872, học chế được Bộ Giáo dục ban bố, bắt đầu một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử nền giáo dục Nhật.

Bên cạnh đó, triều đình cũng cử du học sinh sang các nước phương Tây như Đức, Anh hay Mỹ để học về hệ thống chính trị, kinh tế và quần sự. Sau khi về nước, những học sinh giỏi nhất trong số đó sẽ tham gia vào việc xây dựng đất nước.

Năm 1889, Thiên hoàng Minh Trị ban bố sắc lệnh giáo dục, nhằm khuyến khích việc, ủng hộ những giá trị tinh thần tiến bộ trong việc học.

Với những chính sách đúng đắn về giáo dục của Thiên hoàng Minh Trị, Nhật dần trở thành một xã hội có nền giáo dục tốt. Tất cả trẻ em độ tuổi từ 6-14 tuổi đều bắt buộc phải đến trường. Triều đình Minh Trị cũng không ngần ngại chịu trách nhiệm chi trả các khoản chi phí học tập đó.

2.4 Những cải cách về kinh tế xã hội Nhật Bản

Thiên hoàng cũng ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất. Đồng thời, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển của nghĩa tư bản đến tận vùng nông thôn.

Bên cạnh đó, Thần đạo [Shinto] đã thay thế Phật giáo để trở thành quốc đạo của Nhật Bản. Thần đạo được sử dụng như một công cụ, hướng người dân tôn sùng Thiên hoàng, đặt ông ngang hàng với những vị thần.

Với nhiều công lao lớn trong việc tạo nên sự “thần kỳ Nhật Bản” và xóa bỏ chế độ Mạc phủ,Thiên hoàng Minh Trịđã để lại nhiều thành tựu cho nước Nhật. Đến nay,ông vẫn là vị vua được người dân “xứ Phù Tang” tôn sùng, cũng là đấng minh quân có công tạo nên một cường quốc phát triển hàng đầu châu Á.

Video liên quan

Chủ Đề