Các loại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Trong hoạt động tư vấn và chứng nhận VietGAP ở phạm vi trồng trọt [quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt],các tổ chức sản xuất muốn đạt được chứng nhận VietGAP phải thỏa mãn nhiều yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Trong đó yêu cầu quan trọng là sản phẩm trồng trọt phải đảm bảo mức giới hạn tối đa về thuốc bảo vệ thực vật theo Thông tư số 68/2010/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về "Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn" và Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế về "Quy định về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm".

Ngày 30/12/2016 Bộ Y tế ban hành Thông tư số 50/2016/TT-BYT về Quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm". Thông tư này có hiệu lực ngày 01/7/2017 và thay thế Phần 8 về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm tại Quyết định 46/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Theo đó, Thông tư này quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm được sản xuất trong nước và xuất khẩu bao gồm: 2,4-D, 2-Phenylphenol, Abamectin, Acephate, Acetamiprid,...và áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Giới hạn tối đa dư lượng hoạt chất 2,4-D trong các loại quả mọng và quả nho khác, gạo đã xát vỏ là 0,1mg/kg; trong sữa nguyên liệu, quả dạng táo, lúa miến, đậu tương [khô] là 0,01 mg/kg; trong quả có múi thuộc họ cam quýt là 1 mg/kg; trong thịt gia cầm, nội tạng ăn được của gia cầm, ngô, các loại quả có hạt, mía và ngô ngọt [nguyên bắp] là 0,05 mg/kg.

Giới hạn tối đa dư lượng 2-Phenylphenol trong quả có múi thuộc họ cam quýt là 10 mg/kg; trong nước cam ép là 0,5 mg/kg và trong lê là 20 mg/kg;

Giới hạn tối đa dư lượng hoạt chất Tolfenpyrad trong trà xanh là 30 mg/kg,…

 Dư lượng tối đa Abamectin trong thịt gia súc, dưa chuột, thịt dê là 0,01 mg/kg, trong sữa gia súc là 0,005 mg/kg, dư lượng tối đa Abamectin trong cà chua, dâu tây, lê là 0,02 mg/kg.

Tồn dư tối đa Acephate trong trứng, thịt gia cầm là 0,01 mg/kg, trong thịt động vật có vú là 0,05 mg/kg, tồn dư tối đa Acephate trong gạo và cà chua là 1 mg/kg.

Cũng theo thông tư số 50/2016/TT-BYT, giới hạn tối đa dư lượng thuốc BVTV là hàm lượng tối đa tồn dư thuốc BVTV trong thực phẩm. Tồn dư thuốc BVTV là các chất tồn dư trong thực phẩm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Và việc tồn dư hóa chất này có thể vì các nguồn chưa biết, từ tự nhiên hay do việc dùng hóa chất của con người. Tồn dư thuốc BVTV còn bao gồm các dẫn xuất của thuốc BVTV.

Thông tư số 50/2016/TT-BYT cũng giải thích chỉ số lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được [ADI] là lượng ăn vào hằng ngày của một hóa chất trong suốt cuộc đời mà không gây hại tới sức khỏe con người [đơn vị tính: mg/kg thể trọng].

Giới hạn chỉ số ADI của hoạt chất Abamectin trong hạnh nhân, táo, mỡ gia súc, thận gia súc, gan gia súc, thịt gia súc, sữa gia súc, hạt cây bông, dưa chuột, thịt dê, sữa dê, nội tạng ăn được của dê, hoa bia khô, lá rau diếp cá, các loại dưa, ớt ta khô, khoai tây, bí mùa hè, các loại quả óc chó, quả có múi thuộc họ cam quýt, táo, lê, dâu tây, cà chua, ớt [gồm cả ớt ngọt Pimento] là 0 - 0,001 mg/kg.

Giới hạn chỉ số ADI hoạt chất 2-Phenylphenol trong nước ép cam, lê, quả múi thuộc họ cam quýt là 0,4 mg/kg,…

KS.Nguyễn Hữu Nhiều

QCVN lựa chọn phương pháp GC-MS hoặc LC-MS để kiểm nghiệm/ Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên các nền mẫu rau, gạo, cà chua, đồ uống không cồn…

– Nhóm Clo hữu cơ: [organnochlorine]:

Là các dẫn xuất clo của một số hợp chất hữu cơ như diphenyletan, cyclodien, benzen, hexan. Nhóm này bao gồm những hợp chất hữu cơ rất bền vững trong môi trường tự nhiên và thời gian bán phân hủy dài [ví dụ như DDT có thời gian bán phân hủy là 20 năm, chúng ít bị đào thải và tích lũy vào cơ thể sinh vật qua chuỗi thức ăn].

Đại diện của nhóm này là Aldrin, Dieldrin, DDT, Heptachlo, Lindan, Methoxychor.

– Nhóm lân hữa cơ [organophosphorus]

Đều là các este, dẫn xuất hữu cơ của acid photphoric. Nhóm này có thời gian bán phân huỷ ngắn hơn  so với nhóm Clohữu cơ  và được sử dụng rộng rãi hơn.

Nhóm này tác động vào thần kinh của côn trùng bằng cách ngăn cản sự tạo thành men  Cholinestaza làm cho thần kinh hoạt động kém, làm yếu cơ ,gây choáng váng và chết. Nhóm này bao gồm một số hợp chất như parathion, malathion, diclovos, clopyrifos.

– Nhóm Carbamat:

Là các dẫn xuất hữu cơ  của acid cacbamic, gồm những hóa chất ít bền vững hơn trong môi trường tự nhiên, song cũng có độc tính cao với người và động vật.

Khi sử dụng chúng tác động trực tiếp vào men Cholineestraza của hệ thần kinh và có cơ chế gây độc giống như nhóm lân hữu cơ. Đại diện cho nhóm này như: carbofuran, carbaryl, carbonsulfan, isoprocrab, methomyl…

– Nhóm pyrethroid:

Là những thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên, là hỗn hợp cảu các este khác nhau với cấu trúc phức tạp được tách ra từ hoa của một nhóm cúc nào đó. Đại diện của nhóm này gồm cypermethrin, permethrin, fenvalarate, deltamethrin…

Ngoài ta, còn có một số nhóm khác như chất trừ sâu vô cơ [nhóm Asen], nhóm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, virus, [thuốc trừ nấm, trừ  vi khuẩn], nhóm hợp chất vô cơ [Đồng, thủy ngân]

2. Quy định Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam và Quốc tế

Tại Việt Nam Bộ Y Tế có ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm” số 46/2007/QĐ-BYT đã quy định rõ về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Tại Châu Âu, hầu hết các loại thuốc bảo vệ thực vật đã có các mức dư lượng tối đa áp dụng chung cho toàn bộ cộng đồng.

Quy định EC 396/2005 ban hành MRL áp dụng cho 350 sản phẩm tươi sống và các sản phẩm tương tự sau khi xử lý.

Tại Hoa Kỳ, mức dư lượng tối đa với các loại thuốc bảo vệ thực vật được thiết lập tại mục 402, 408, 409 Luật Liên Bang về thực phẩm, dược phẩm, và mỹ phẩm [FFDCA bởi cơ quan Bảo vệ Môi trường [EPA] và cơ quan Quản lý về thực phẩm và dược phẩm [FDA] giám sát ngay tại địa điểm nhập khẩu đối với tất cả mặt hàng nông sản.

Để xuất hàng vào các nước EU cần phải hiểu rõ  mức tối đa đối với một số loại thuốc trừ sâu và chất gây ô nhiễm có thể có trong thực phẩm. Cụ thể:

Đối tượng Văn bản
Luật thực phẩm Châu Âu Quy định [EC] 178/2002
Vệ sinh thực phẩm, bao gồm HACCP Quy định [EC] 852/2004; 853/2004; 854/2004

Ví dụ về một số quy định cấm thuốc trừ sâu và chất gây ô nhiễm trong thực phẩm tiêu thụ tại EU:

Đối tượng Văn bản
Chất gây ô nhiễm trong thực phẩm Quy định [EC] 1881/2006
Mức quy định tối đa đối với axit eruxic trong các loại dầu và chất béo Chỉ thị 76/621/EEC
Mức dư lượng tối đa thuốc trừ sâu trong thực phẩm Quy định [EC] 396/2005
Ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm Quy định [EC] 2073/2005

Ví dụ về một số quy định cụ thể tập trung vào một nhóm sản phẩm trong lĩnh vực thành phần thực phẩm:

Đối tượng Văn bản
Nước hoa quả Chỉ thị 2001/112/EC
Mật ong Chỉ thị 2001/110/EC
Dầu ô liu Quy định [EEC] 2568/91
Đường Chỉ thị 2001/111/EC

QCVN với hơn 22 năm kinh nghiệm trong ngành Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm: với đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên có trình độ cao; Máy móc, thiết bị hiện đại; Đầu tư nghiên cứu phát triển áp dụng quy trình quốc tế xuyên suốt các khâu; Chất lượng dịch vụ luôn được quan tâm và cải tiến liên tục để cung cấp những giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

[1] MRL bao gồm cả trường hợp điều trị ngoài da cho động vật.

[2] Dựa trên chất béo của thịt. MRL bao gồm cả trường hợp điều trị ngoài da cho động vật.

[3] Áp dụng đối với thực phẩm bán lẻ hoặc sử dụng trực tiếp.

[4] Áp dụng khi nhập khẩu thực phẩm, trong trường hợp ngũ cốc dùng để nghiền đã tiếp xúc với không khí trước hoặc sau khi phun ít nhất là 24 giờ.

[5] Dựa trên việc sử dụng duy nhất triadimenol

[6] Dựa trên việc sử dụng triadimenol và triadimefon

[7] Theo quy định của ASEAN

[*] Tại ngưỡng phát hiện hoặc về ngưỡng phát hiện

Po: Mức MRL áp dụng cho sản phẩm sau thu hoạch

PoP: Mức MRL áp dụng cho sản phẩm chế biến thô sau thu hoạch.

E: Chỉ áp dụng đối với mức MRL dựa trên tồn dư từ nguồn khác.

F: Tồn dư tan trong chất béo và mức MRL áp dụng đối với sản phẩm sữa được quy định theo “Codex Maximum Residue Limits/ Extraneous Maximum Residue Limits for Milk and Milk Products”.

T: Mức MRL/EMRL tạm thời.

V: Mức MRL phù hợp với việc sử dụng thuốc thú y.

[fat]: Mức MRL/EMRL áp dụng đối với chất béo của thịt.

Video liên quan

Chủ Đề