Các môn học của ngành Logistics

Ngành Logistics đang là một trong những ngành học hot nhất hiện nay và được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ logistics là gì và bạn sẽ học những gì khi theo học ngành Logistics. Trong bài viết này, Viện sẽ giới thiệu đến bạn chương trình học của sinh viên liên kết quốc tế chuyên ngành Quản lý Cảng và Logistics để các bạn cùng tham khảo nhé!

Giới thiệu qua một chút, chương trình liên kết quốc tế chuyên ngành Quản lý Cảng và Logistics được thực hiện bởi trường ĐH Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh hợp tác cùng ĐH Tongmyong Hàn Quốc. Đây là hai ngôi trường có thể mạnh đặc biệt trong đào tạo lĩnh vực logistics và là điểm đến tin cậy cho các bạn trẻ muốn theo đuổi ngành nghề này.

Chương trình học của sinh viên chuyên ngành Quản lý Cảng và Logistics như sau:

1. Bill of Lading

Môn học Bill of Lading cung cấp cho các bạn sinh viên kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển của vận đơn đường biển, khái niệm vận đơn, các loại vận đơn và cách áp dụng cho từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, sinh viên còn được học và thực hành về các chứng từ khác liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa. Các công ước quốc tế về giao nhận và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, hoạt động bảo hiểm hàng hóa và tàu biển thông qua các case study cũng được giới thiệu trong môn học. Sinh viên sẽ có những giờ học trải nghiệm thực tế cùng với các anh chị đến từ doanh nghiệp hãng tàu quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.

2. Element of shipping

Môn học cung cấp cho các bạn sinh viên những kiến thức cơ bản về các loại tàu, đặc trưng các loại hàng hóa chuyên vận chuyển bằng đường biển, các tổ chức nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng đến nền vận tải biển toàn cầu. Đồng thời cũng cung cấp kiến thức chuyên môn sâu về mô hình kinh doanh khai thác tàu chợ và tàu chuyến, phân loại các loại Bill of lading và đọc hiểu các hợp đồng thuê tàu, cách đọc cước và tính cước của các hãng tàu. Sinh viên sẽ được học bằng các phương pháp giảng dạy đa dạng như diễn giải lý thuyết, các case studies và các bài thảo luận nhóm sôi nổi để tìm hiểu một cách sâu sắc về ngành vận tải biển.

3. Logistics Management

Môn học mang đến cho sinh viên những kiến thức sau

– Tổng quan về logistics và quản trị logistics.

– Dịch vụ khách hàng và các dịch vụ giá trị gia tăng

– Quản lý vận tải

– Vận hành kho hàng và tồn kho

– Hệ thống logistics, hệ thống thông tin logistics và e-logistics

– Logistics quốc tế và Incoterms

– Đánh giá chi phí logistics

– Đánh giá hiệu quả logistics

4. Multimodal Transport:

Môn học này sẽ cung cấp sinh viên những kiến thức sau:

– Tổng quan về vận tải đa phương thức;

– Đặc điểm vận hành của các phương thức vận tải [biển, thủy nội địa, hàng không, sắt, bộ, đường ống];

– Cách thức vận hành, thiết kế chuỗi vận tải đa phương thức và xây dựng giá cước vận tải đa phương thức

– Tổ chức và đánh giá hiệu quả vận tải đa phương thức;

– Các khía cạnh pháp lý về vận tải đa phương thức theo các quy định của Việt Nam và quốc tế.

Sinh viên đang học môn Multimodal Transport do TS Thu Hòa giảng dạy

5. Supply chain management

Môn học giúp sinh viên hiểu loại hình công ty chuỗi cung ứng hoặc nhà kho / phân phối / hoặc trung tâm cũng như có cái nhìn tổng quan về cấu trúc của các công ty logistic thông qua các bài học và PIC được mời tham gia lớp học. Thông qua tình huống thực tế, sinh viên sẽ có cơ hội thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng.

Sinh viên sẽ được học những kiến thức sau:

– Định nghĩa Quản lý chuỗi cung ứng

– Lập kế hoạch chuỗi cung ứng/Nhà kho/ Trung tâm

– Thu mua

– Lập kế hoạch chuỗi cung ứng tích hợp

– Thử thách và cơ hội của ngành Logistics trong tương lai.

Sinh viên liên kết quốc tế đang học môn Supply Chain Management Sinh viên liên kết quốc tế thuyết trình môn Supply Chain Management

6. Inventory Management

Đây là một chủ đề quan trọng trong việc lập kế hoạch chuỗi cung ứng. Kiểm soát hàng tồn kho an toàn có tác động rất lớn đến dòng tiền và lợi nhuận của bất kỳ công ty sản xuất hoặc kinh doanh nào.

Sinh viên sẽ được học những kiến thức sau:

–  Các thức tính toán tồn kho an toàn [safety stock] và các loại phương trình khác nhau để phù hợp với tất cả các ngành công nghiệp.

– Cách tối ưu hóa vị trí thực tế và kiểm soát tồn kho

– Cách quản lý hàng tồn kho bằng việc áp dụng mã vạch và hệ thống CNTT

– Cách duy trì và bảo vệ hàng tồn kho

7. International Logistics

Môn học giúp sinh viên không chỉ hiểu các khái niệm, lý thuyết và xu hướng thị trường trong lĩnh vực Logistics quốc tế mà còn nâng cao kiến thức và năng lực để làm việc tại các doanh nghiệp Logistics.

Sinh viên sẽ được học những kiến thức sau:

– Giới thiệu tổng quan về Logistics quốc tế

– Thương mai đường biển quốc tế

– Các hoạt động của Cảng

– Chuyên chở Container

– Chuỗi cung ứng

– Phân phối, lập kế hoạch và quản trị logistics

– Thu mua và tồn kho.

8. Logistics Center Development

Môn học tập trung vào kiến thức về phân phối và quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm:

– Vận hành và quản lý nhà khó,

– Hệ thống phần cứng, phần mềm,

– Bố trí nhà kho,

– Tính hiệu quả trong tổ chức

– Thiết kế và phát triển nhà kho.

9. Logistics Investment Analysis

Môn học tập trung vào kiến thức giúp người học dự đoán, thực hiện và đánh giá các khoản đầu tư vào cơ sở vật chất Cảng, tác động của đầu tư và hiệu quả hoạt động trong tương lai.

10. Logistics strategy

Môn học tập trung vào ngành công nghiệp vận chuyển bằng tàu chuyên tuyến, giới thiệu lĩnh vực vận tải và các đặc tính nổi bật. Bên cạnh đó, môn học cũng giúp sinh viên khám phá các chiến lược logistics cũng như quá trình hợp tác, mạng lưới dịch vụ và các chiến lực liên quan đến marketing và môi trường.

11. Maritime Economics

Môn học giúp sinh viên hiểu rõ tất cả các quy trình diễn ra tại thị trường vận tải. Sinh viên cũng sẽ học về chu kì vận tải, cung và cầu, tất cả các bên tham gia vào thị trường vận tải và cách các bên làm việc với nhau.

12. Port Logistics

Môn học cung cấp lý tuyết về cảng, PPI, EXCEL, vẽ đồ thị, tính toán sự tương quan và phân tích ý nghĩa. Bên cạnh đó,

13. Port Information Technology

Môn học tập trung phân tích ứng dụng và cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành công nghiệp cảng.

14. Shipping Chartering

Sinh viên được học về hoạt động kinh doanh cho thuê tàu. Với hệ thống thông tin về hoạt đông thuê tàu, sinh viên sẽ có thể hiểu rõ về các thuật ngữ, thực tế kinh doanh cho thuê tàu biển. Nội dung môn học bao gồm kinh doanh thương mại, đăng ký hàng hóa, hợp đồng tàu, lập kế hoạch tàu chuyến, tính toán cơ sở điều lệ, v.v.

15. Warehouse Management

Qua môn học, sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của nhà kho đối với chuỗi cung ứng, quy trình và nhân sự liên quan để đảm bảo tính hiệu quả trong vận hành nhà kho.

[tiếp tục cập nhật]

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn sơ lược về những kiến thức bạn sẽ được tiếp thu khi theo học chương trình liên kết quốc tế chuyên ngành Quản lý Cảng và Logistics tại Viện IEC, ĐH. GTVT TP.HCM.

Xem thêm:
Ngành Logistics chương trình Liên kết quốc tế của ĐH Giao thông vận tải TP.HCM có gì đặc biệt?

chương trình hệ cao đẳng

Logistics là một trong những ngành “dịch vụ hậu cần”, được hiểu đơn giản là quá trình chuẩn bị hàng hóa, sắp xếp, đóng gói, kẻ kí mã hiệu và bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng hóa ra cảng và làm thủ tục thông quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho hàng. Ngoài ra Logistics còn làm nhiệm vụ giao hàng và những dịch vụ liên quan đến hàng hóa để thuận lợi cho người bán hoặc người mua theo yêu cầu riêng. Nói cách khác, Logistics là “nhân vật trung gian” để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Logistics là ngành dịch vụ phát triển nhất hiện nay

Nếu xét về định nghĩa Logistics thì từ này chính xác là Việt Nam không thể dịch được, nếu dịch là hậu cần cũng không chính xác. Do đó phải lấy từ gốc tiếng Anh. Nên các bạn cũng chấp nhận hiểu theo quan điểm của mỗi người. Chẳng hạn như từ Markting nếu dịch là tiếp thị thì cũng không hết nghĩa, do đó chúng ta có môn học Marketing chứ không dịch ra nghĩa tiếng Việt được. Còn rất nhiều từ vay mượn nữa ví dụ như từ “Soái Ca” là gì, thì từ này cũng là từ mới của Việt Nam được vay mượn từ tiếng Trung Quốc 🙂 .

Logistics tại Việt Nam là một trong những ngành phát triển mạnh nhất theo dự đoán của các thành viên khi nước ta tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương [TPP] và Cộng đồng kinh tế ASEAN [AEC]. Việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, lúa gạo…và mặt hàng thủy hải sản với mức thuế suất ưu đãi cùng với việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và các mặt hàng phục vụ ngành công nghiệp nặng: ô tô, dầu nhớt…với thuế suất giảm dần về 0% khiến ngành Logistics trở thành tâm điểm của sự chú ý.

Hiện nay, Logistics được giảng dạy ở một số trường chuyên về kinh tế như: ĐH Ngoại thương, Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế-Luật, ĐH Giao thông vận tải và ĐH Tôn Đức Thắng,…. Đặc biệt, ngành Kinh tế đối ngoại của ĐH Ngoại Thương được giảng dạy chuyên sâu về ngành Logistics. Ở đây, các em được học những kiến thức cơ bản và nâng cao về Logistics như:

– Giao dịch thương mại Quốc tế: Quá trình hình thành hợp đồng và tổng quan về ngành Logistics sau khi hợp đồng đã được hình thành. Những điều khoản Incorterm trong quá trình giao dịch hàng hóa cho cả người bán lẫn người mua, cách khai báo hải quan và thông quan hàng nhập, hàng xuất qua hệ thống khai báo hải quan điện tử VINACCS.

– Vận tải Quốc tế: Những kiến thức liên quan đến việc chuyên chở và vận tải hàng hóa bằng đường biển, bằng đường hàng không, chuyên chở hàng hóa bằng Container…và cước phí vận tải liên quan đến hàng. Ngoài ra, sinh viên sẽ được học về quá trình đóng gói và xếp dỡ hàng hóa, cùng với quá trình lưu kho, lưu bãi.

– Bảo hiểm trong hoạt động kinh tế đối ngoại: Việc mua bán hàng hóa quốc tế thường xảy ra những rủi ro nhất định. Đặc biệt là việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển [chiếm 2/3 số lượng hàng hóa giao dịch hàng năm]. Do đó, những kiến thức về bảo hiểm và các loại bảo hiểm sẽ là kiến thức cơ bản để người học ngành Logistics có thể nắm bắt, tránh được những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng từ kho bãi đến cảng, từ địa điểm A đến địa điểm B…và có thể tính toán được TTC [ Tổn thất chung], TTR [Tổn thất riêng] và số tiền bảo hiểm nhận được nếu gặp phải rủi ro trong hành trình trên biển.

Cảng Sài Gòn [SGS] là một trong những cảng lớn của nước ta

– Thanh toán Quốc tế: Thanh toán là bước quan trọng nhất trong hoạt động mua-bán hàng hóa. Do đó, đây là kiến thức không thể thiếu cho người học Logistics. Ở trường Ngoại Thương hay những ngành Kinh tế đối ngoại của trương khác, đều được học những phương thức thanh toán phổ biến hiện nay để áp dụng thanh toán giá trị cho lô hàng nhập: Hối phiếu, Kì phiếu, chuyển tiền bằng điện hay tín dụng thư [L/C]…

– Luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại: Bên cạnh bảo hiểm thì Luật pháp chính là căn cứ khi nảy sinh ra những tranh chấp mà hai bên không thể thỏa thuận được. Những kiến thức về luật pháp điều chỉnh trong nước và Luật quốc tế như Công ước Viên 1980, các quy tắc Hamburg và Hague Visby giúp người học nắm rõ được các nguyên tắc và các điều luật để tránh sai phạm và xảy ra kiện tụng, tranh chấp.

– Ngoài một số bộ môn chính để nắm rõ được kiến thức cơ bản về Logistics thì kiến thức Anh văn chuyên ngành là một trong những gia vị không thể thiếu để bạn có thể đam mê và theo đuổi ngành Logistics. Quá trình soạn thảo hợp đồng và các loại thư Hỏi hàng, chào hàng, cùng với những kiến thức về tiếng Anh thương mại sẽ là cơ sở để sinh viên có thể thực hiện thành công quá trình xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa trên thương trường Quốc tế.

Trên đây là những kiến thức cơ bản, vì Logistics là một ngành “dịch vụ hậu cần” bao quát tất cả các khâu chuyển tiếp và phối hợp nhịp nhàng từ nơi sản xuất đến tay người dùng nên tất cả các ngành nhỏ khác như Kế toán, Marketing….đều có liên quan đến quá trình giao nhận hàng hóa.

Logistics sẽ làm gì? Là một trong những câu hỏi băn khoăn hàng đầu của hầu hết các bạn sinh viên mới chỉ nghe qua đến ngành học này, và ngay cả những bạn đang theo học chuyên ngành Kinh tế đối ngoại đôi khi cũng mập mờ để có thể trả lời sao cho đúng.

Logistics-Cơ hội việc làm và thách thức cho sinh viên

Nếu bạn là sinh viên sắp sửa ra trường hay đang theo học ngành Logistics thì đây là cơ hội nóng bỏng để bạn có được một công việc thực sự yêu thích và đam mê, đặc biệt là các bạn đam mê xê dịch. Bạn có thể làm việc tại những công ty hay doanh nghiệp chuyên môn về Logistics, công ty giao nhận hàng hóa, công ty vận tải hay hàng trăm doạnh nghiệp có nghiệp vụ Xuất nhập khẩu hàng hóa lớn và nhỏ trên địa bàn TP.HCM.

Đây là ngành dịch vụ hàng đầu đem lại kim ngạch cán cân lớn cho đất nước, nên từ dịch vụ vận tải hay đến dịch vụ giao nhận đều là ngành “hot” hiện nay. Bạn có thể làm dịch vụ về vận tải đường biển, đường hàng không hay đường sắt, đường ống…Ngoài ra, các dịch vụ liên quan đến việc thông quan hàng, các thủ tục thông qaun hàng hóa, dịch vụ lưu kho, lưu bãi và cho thuê các kho ngoại quan cũng là tâm điểm việc làm lớn cho sinh viên ngành Logistics. Các vấn đề phát sinh và dịch vụ bảo hiểm tàu, bảo hiểm hàng hóa và dịch vụ bảo vệ quyền lợi liên quan đến Luật pháp cũng là cơ hội để bạn làm việc trong môi trường mới lạ và năng động hơn rất nhiều so với các ngành khác.

Mức lương mới ra trường cho sinh viên từ 6-7tr VNĐ và tăng lương theo từng quý cùng với năng lực là một trong những con số ổn định để những bạn đang theo học ngành Logistics có thể yên tâm theo đuổi đam mê của mình. Nguồn nhân lực về ngành này còn đang thiếu hụt so với các ngành khác, nhưng lại là ngành phát triển rực rỡ trong 10 năm tới. Do đó, bạn hãy chuẩn bị và trang bị cho mình những kiến thức thật vững vàng để cùng phát triển một ngành Logistics bền vững nhé!

Các bạn có thể đọc thêm bài viết : Những vị trí việc làm trong ngành xuất nhập khẩu và Logistics

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.
Chúc bạn sức khỏe và luôn thành công nhé.

Video liên quan

Chủ Đề