Các năng lực cần phát triển cho học sinh thcs

Hiện nay, không chỉ ở tiểu học mà dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS cũng rất được quan tâm, làm tiền đề quan trọng cho việc phát huy năng lực cá nhân của học sinh khi lên THPT và sau này khi lựa chọn đại học phù hợp.

Năng lực là gì?

Năng lực theo Từ điển tiếng Việt là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi, điều kiện chủ quan hoặc có sẵn tự nhiên của con người để thực hiện hành động mang tính chất đặc thù.

Đó là những yếu tố mà mỗi cá nhân cần phải có để đáp ứng yêu cầu của công việc đối với môi trường học tập, rèn luyện, làm việc, … Năng lực là thứ quan trọng để chứng minh rằng cá nhân đó có khả năng nổi trội để phân biệt với những người khác.

Năng lực của con người được chia thành 2 phần: phần nổi và phần chìm

Phần nổi chiếm từ 10% đến 20%

Bao gồm những tình cảm, cảm xúc thật có sẵn của con người, các nền tảng giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm thực tế, kỹ năng… Nói chung, năng lực thuộc phần nổi là những năng lực có thể phát hiện ra được thông qua hình thức theo dõi, quan sát, kiểm tra và đánh giá. 

Phần chìm chiếm từ 80% đến 90%

Là phong cách tư duy [thinking styles], hành vi ứng xử [behavioral traits], sở thích về nghề nghiệp [Career interests], tính tương thích với công việc [job fit], động lực cá nhân [motivation] và niềm đam mê [passion],… cùng với những yếu tố tiềm ẩn, cần được khai thác và phát huy trong quá trình lao động hay chúng còn có thể chịu sự tác động của môi trường xung quanh và điều kiện, tình huống cụ thể để bộc lộ ra, chẳng hạn như năng lực thích ứng với môi trường … 

Trên thực tế, mỗi học sinh đều có một hoặc một số năng lực nhất định, có thể là do bẩm sinh, cũng có thể là nhờ quá trình học tập, rèn luyện mà có được.

Có rất nhiều cách khác nhau để dạy cho học sinh THCS phát triển năng lực bản thân. Một số phương pháp phổ biến như sau:

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường thcs

Phương pháp lập kế hoạch học tập

Học cách quản lý và lập kế hoạch là một phương pháp mà học sinh THCS không thể nào bỏ qua để phát huy năng lực bản thân trong học tập cũng như các hoạt động khác. 

Với hệ thống rất nhiều môn học trên lớp và khối lượng kiến thức ngày càng “khủng” cùng lịch học dày đặc trong tuần, việc lập kế hoạch học tập khoa học, hiệu quả, đặc biệt là việc kết hợp với kế hoạch tự học ở nhà đối với các em là thực sự cần thiết. Do đó, học cách lập kế hoạch ngay từ bây giờ là vô cùng quan trọng!

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở THCS cũng cần quan tâm hàng đầu để giúp học sinh tự chủ, tự học một cách hiệu quả, biết sắp xếp và quản lý thời gian hợp lý.

Hơn nữa, học tập có kế hoạch không chỉ giúp học sinh quản lý được thời gian biểu mà còn giúp cho các em giảm thiểu căng thẳng, cân bằng giữa học tập và cuộc sống.

Phương pháp dạy học kết hợp giữa Học và Hành

Không có ai có thể giỏi mà không thực hành, không biết vận dụng những kiến thức mình học được ở trường lớp, trong sách vở vào thực tế cuộc sống.

Bất cứ năng lực nào cũng cần phải là sự tích hợp của kiến thức, kỹ năng và thái độ tiếp nhận. Quá trình hình thành và phát triển năng lực của học sinh THCS phải gắn với sự tiếp thu kiến thức, luyện tập, thực hành và trải nghiệm các công việc cụ thể nào đó để thực hiện thì mới được coi là có hiệu quả.

Đúng như định nghĩa của nó, năng lực thể hiện các yếu tố tâm sinh lý của con người chi phối và bị tác động trong quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng, … Cách xử lý khác nhau trong các tình huống khác nhau của mỗi cá nhân sẽ quyết định dạng năng lực riêng mà họ có. Do vậy, học sinh THCS cần được đưa ra nhiều tình huống thực tế để bắt đầu tư duy, phản xạ, phân tích, đánh giá và giải quyết các tình huống đó để bộc lộ ra năng lực thực sự của  mình trong những lĩnh vực cụ thể.

Ví dụ, bạn xử lý tốt các bài học thể dục ở mức độ đòi hỏi sức bền, độ dẻo dai cao … suy ra bạn có năng lực về thể chất, nên được đầu tư luyện tập thêm để phát triển trong lĩnh vực này.  

Hay bạn có khả năng làm tốt và thành thạo hầu hết các bài kiểm tra thực hành tin học với sự chính xác về kỹ thuật cho nên có thể kết luận bạn có năng lực về tin học, cần được phát huy trong tương lai … 

Phương pháp khuyến khích học tập phát triển năng lực 

Để việc định hướng phát triển năng lực được lan toả trong môi trường học tập THCS, việc dạy học theo phong trào khuyến khích và tạo động lực cho tất cả các học sinh là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, giáo viên cần tạo được cho học sinh thái độ, tinh thần “thi đua” chứ không “ganh đua”. Giúp các em phối hợp với nhau để phát huy các nhóm năng lực là tốt nhất. Những việc cần làm trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở THCS là:

  • Bước 1: Xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, tích cực, giúp học sinh sẵn sàng cởi mở, chia sẻ và tiếp thu kiến thức một cách linh hoạt. 
  • Bước 2: Tiến hành kiểm tra, đánh giá để phân loại được năng lực và vai trò của từng thành viên trong lớp.
  • Bước 3: Tổ chức các hoạt động sinh hoạt, học tập với sự phân công hiệu quả các công việc trong nhóm dựa trên năng lực của từng thành viên trong lớp.
  • Bước 4: Nâng cao tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm bằng các hình thức đa dạng, phong phú, phát triển được năng lực của tất cả học sinh.

Hy vọng bài viết đã đem đến những phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS hiệu quả!

5 PHẨM CHẤT VÀ 10 NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
 

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Ngoài ra, chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm:

– Những năng lực chung, được hình thành và phát triển từ tất cả các môn học và hoạt động giáo dục.

– Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định.

5 phẩm chất cần phát triển cho học sinh

Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước vàgiữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.

Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai.

Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.

Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn

10 năng lực cần phát triển cho học sinh

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới các em học sinh không chỉ được phát triển 5 phẩm chất nêu trên mà còn được hình thành và phát triển 10 năng lực thiết yếu để từ đó phát huy và vận dụng tối đa khả năng của mình vào thực tiễn.

10 năng lực đó được chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là năng lực chung và năng lực chuyên môn.

Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Nhưng năng lực chung sẽ được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông là:

  • Tự chủ và tự học
  • Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.
  • Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.

Năng lực chuyên môn là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. Đây cũng được xem như một năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản thân mình nhiều hơn. Các năng lực chuyên môn được rèn luyện và phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông mới là: 

  • Ngôn ngữ
  • Tính toán
  • Tin học
  • Thể chất
  • Thẩm mỹ
  •  Công nghệ
  • Tìm hiểu tự nhiên và xã hội

Đây chính là 5 phẩm chất và 10 năng lực mà chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng hình thành và phát triển các em học sinh, nhờ vậy mà học sinh phổ thông sẽ được phát triển toàn diện hơn. 

Xem thêm: 
Giáo án mẫu theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Toán.

Video liên quan

Chủ Đề