Các phương pháp định lượng bằng UV-VIS

PHỤ LỤC 4.1

Phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến còn được gọi là phương pháp quang phổ hấp thụ điện từ, là một trong các phương pháp phân tích dựa trên sự hấp thụ bức xạ điện từ.

Xác định độ hấp thụ

Độ hấp thụ A của một dung dịch là logarit thập phân của nghịch đảo độ truyền quang T khi cho ánh sáng đơn sắc điqua. Nó được biểu thị bằng phương trình:

A= log10[1/T]= log10[ I0 /I]

Trong đó: I là cường độ ánh sáng đơn sắc sau khi đã truyền qua dung dịch;

I0 là cường độ ánh sáng đơn sắc tới;

T là độ truyền quang.

Ngoại trừ sự có mặt của các yếu tố lý – hóa học khác, độ hấp thụ A tỷ lệ với độ dài quang trình d của ánh sáng truyền qua dung dịch [bề dày lớp dung dịch] và nồng độ c của dung dịch chất khảo sát. Sự phụ thuộc này được biểu thị bằng phương trình:

A= ε x c x d

Trong đó: ε là độ hấp thụ mol; d được biểu thị bằng cm; c biểu thị bằng mol/ lít.

Độ hấp thụ của dung dịch chất tan ở nồng độ 1 % [kl/tt] hay 10 g/l trong một cốc đo có chiều dày 1 cm và đo ở một bước sóng xác định là độ hấp thụ riêng của chất tan và được ký hiệu là A [1 %, 1 cm]. Độ hấp thụ riêng của chất tan được tính bằng công thức:

A [1 %, 1 cm] = [ 10 x ε]/M

Trong đó: M là khối lượng  phân tử của chất thử.

Độ hấp thụ riêng của một chất trong một dung môi xác định và đo ở một bước sóng xác định là một đặc tính của chất đó. Trừ những chỉ dẫn khác trong chuyên luận riêng, người ta đo độ hấp thụ ở độ dài sóng quy định và sử dụng quang trình dài 1 cm ở  19 °c đến 21 °c.

Ngoại trừ các chỉ dẫn trong chuyên luận riêng. Các phép đo được tiến hành so sánh với dung môi hoặc với hỗn hợp dung môi đã dùng để chuẩn bị mẫu thử. Độ hấp thụ của dung môi hoặc hỗn hợp dung môi đó đối chiếu với không khí không được vượt quá 0,4 và tốt nhất là dưới 0,2. Khi vẽ phổ hấp thụ, đặt độ hấp thụ hoặc hàm so của độ hấp thụ trên trục tung và đặt độ dài sóng hoặc hàm số của độ dài sóng trên trục hoành.

Khi một chuyên luận riêng đưa ra một trị số riêng lẻ cho vị trí của một cực đại, điều này được hiểu là trị số khảo sát được có thể lệch không quá ± 2 nm.

Thiết bị

Máy quang phổ thích hợp dùng cho việc đo phổ vùng từ ngoại và khả kiến bao gồm một hệ thông quang học có khả năng cung cấp ánh sáng đơn sắc trong dải từ 200 nm đến 800 nm và một thiết bị phù hợp để đo độ hấp thụ. Hai cóng đo dùng cho dung dịch thử và dung dịch đối chiếu cần phải có đặc tính quang học như nhau. Khi đo trên máy tự ghi hai chùm tia, cốc đựng dung dịch đối chiếu được đặt ở bên có chùm tia đối chiểu đi qua.

Kiểm tra độ dài sóng

Kiểm tra thang độ dài sóng bằng cách sử dụng cực đại hấp thụ của dung địch holmi perclorat. Vạch phổ của đèn nguồn hydro hoặc đèn deuterium và các vạch phổ của đèn hơi thủy ngân được chỉ ra ở dưới đây:
Giới hạn sai lệch cho phép là ± 1 nm ở vùng tử ngoại và± 3 ntn ở vùng khả kiến.

241,15 nm [Hg] 404,66 nm [Hg] 253,70 nm [Hg] 435,83 nm [Hg] 287,15 nm [Hg] 486,00 nm [Dβ] 302,25 nm [Hg] 486,10 nm [Hβ] 313,16 nm [Hg] 536,30 nm [Hg] 334,15 nm [Hg] 546,07 nm [Hg] 361,50 nm [Hg] 576,96 nm [Hg]

365,48 nm [Hg] 579,07 nm [Hg]

Kiểm tra độ hấp thụ

Kiểm tra độ hấp thụ cúa dung dịch kali dicromat ở các độ dài sóng chỉ ra ở Bảng 4.1. Trong bảng mỗi độ dài sóng có một giá trị chính xác của độ hấp thụ riêng A [1 %, 1 cm] và các giới hạn cho phép. Dung sai độ hấp thụ là 0,01.
Đế kiểm tra độ hấp thụ ở bước sóng 235 nm, 257 nm, 313 nm và 350 nm, dùng một dung dịch kali dicromat được chuẩn bị theo cách sau: Hòa tan 57,0 mg đến 63,0 mg kali dicroinat đã được sấy ở 130 °c đến khối lượng không đổi trong một lượng dung dịch acid sulfuric 0,005 M để tạo thành vừa đủ 1000 ml dung dịch. Để kiểm tra độ hấp thụ ở bước sóng 430 nm, hòa tan 57,0 mg đến 63,0 mg kali dicromat đã được sấy ở 130 °c đến khối lượng không đổi trong một lượng dung dịch acid sulfuric 0,005 M để tạo thành vừa đủ 100 ml dung dịch

Bảng 4.1

ĐỘ DÀI SÓNG [mm] A [1 %, 1 cm] GIỚI HẠN CHO PHÉP
235 124.5 122.9-126.2
257 144.5 142.8-146.2
313 48.6 47.0-50.3
350 107.3 105.6-109.0
430 15.9 1507-16.1

Giới hạn ánh sáng lạc

Ánh sáng lạc có thê được phát hiện ở độ dài sóng đã cho bằng kính lọc thích hợp, hoặc dung dịch hóa chất thích hợp ví dụ độ hấp thụ của dung dịch kali clorid 1,2 % [TT] trong một cốc đo có quang trình dài 1 cm phải tăng rõ rệt giữa bước sóng 220 nm và bước sóng 200 nm và phải lớn hơn 2,0 ở độ dài sóng 198 nm khi so sánh với nước cất.

Độ phân giải [cho phân tích định tính]

Khi có quy định trong chuyên luận, tiến hành kiểm tra độ phân giải của máy như sau: Ghi phổ của dung dịch toluen 0.02 % [tt/tt] trong hexan [tt]. Giá trị tối thiểu của tỷ số giữa độ hấp thụ ở cực đại 269 nm và độ hấp thụ ở cực tiểu 266 nm được quy định trong chuyên luận riêng.

Độ rộng khe phổ [cho phân tích định lượng]

Để tránh sai số gây ra bởi độ rộng khe phổ, khi sử dụng một máy có độ rộng khe phổ thay đổi ở độ dài sóng đã chọn thì độ rộng khe phổ phải nhỏ so với nửa độ rộng của băng hấp thụ. Nhưng độ rộng này phải đủ lớn để thu được giá trị cao của cường độ ánh sáng tới 10 và việc thu hẹp độ rộng khe phổ sau đó phải không làm cho độ hấp thụ đọc được tăng lên.

Cốc đo [cóng đo]

Dung sai về độ dài quang trình của cốc đo là ± 0,005 cm. Khi đã được nạp đầy cùng một dung môi, các cốc đo có ý định sử dụng để chứa dung dịch mẫu thử và để chứa dung dịch mẫu trẳng phải có độ truyền quang như nhau. Nếu tiêu chuẩn này không được đáp ứng thì cần có sự hiệu chỉnh thích hợp.

Các cốc đo cần được làm sạch và thao tác thận trọng.

Phương pháp phổ đạo hàm

Phương pháp phổ đạo hàm là sự chuyển dạng của phổ hấp thụ sang phổ đạo hàm bậc một, bậc hai hoặc bậc cao hơn.
Phổ đạo hàm bậc một là đồ thị của gradient đường cong hấp thụ [tốc độ của sự thay đổi độ hấp thụ theo độ dài sóng, dA/dλ] theo độ dài sóng. Phổ đạo hàm bậc hai là đồ thị của độ cong của phổ hấp thụ [d2A/dλ2] theo độ dài sóng. Nếu độ hấp thụ tuân theo định luật Lambert Beer, đạo hàm bậc hai tại bất kỳ độ dài sóng λ nào cũng liên quan tới nồng độ
bởi phương trình sau:

d2A/dλ2= c x d x d2A [ 1%, 1cm] /dλ2 

Trong đó: A là độ hấp thụ ở bước sóng; A[1 %, 1 cm] là độ hấp thụ riêng ở bước sóngλ ; c là nồng độ của chất hấp thụ biểu thị dưới dạng % [kl/tt];

d là bề dày của lớp chất hấp thụ tính bằng cm.

Thiết bị

Là một máy quang phổ đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra độ dài sóng, kiểm tra độ hấp thụ đã nói ở trên và được ghép nối thêm một modun vi phân trở – tụ cho tín hiệu tương tự, hoặc một vi phân kế kỹ thuật số, hoặc một thiết bị khác thích hợp, tạo ra được phổ đạo hàm bậc hai. Máy được sử dụng theo sự hướng dẫn của hãng sản xuất. Một vài phương pháp tạo phổ đạo hàm bậc hai đưa đến sự trôi sóng so với vị trí của độ dải sóng ở phổ bậc không, điều này cần được tính đến khi cần thiết. Trừ khi có những chỉ dẫn khác trong chuyên luận riêng, độ rộng khe phổ của máy phải được điều chỉnh như chỉ dẫn trong mục độ rộng khe phổ ở trên. Các cóng đo phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong mục Cóng đo.

Nhiệt độ của tất cả các dung dịch dùng trong phép thử không dược khác nhau quá 0,5 °c.

Độ phân giải

Khi được quy định trong chuyên luận riêng, ta ghi phổ đạo hàm bậc hai của dung dịch toluen 0,020 % [tt/tt] trong methanol [TT] trong dải độ dài sóng từ 255 nm đến 275 nm, dùng methanol [TT] trong cóng đối chiếu. Phổ phải thấy rõ một cực trị âm nhỏ ở giữa hai cực trị âm lớn trong khoảng 261 nm và 268 nm như Hình 4.1.
Trừ khi có chỉ dẫn khác trong chuyên luận riêng, tỷ lệ A/B [xem Hình 4.1] không được nhò hơn 0,2.

Tôi có một thắc mắc muốn được sự giúp đỡ của mọi người. Trong khi cài đặt máy sinh hóa bán tự động, tôi thấy có 1 thông số gọi là Factor. Tôi thấy khi Factor thay đổi thì kết quả xét nghiệm thay đổi. Tôi không hiểu nhiều về Factor. Vậy xin các bạn và các anh chị giải thích Factor là gì? Ý nghĩa của nó như thế nào? Xin cám ơn.

Trả lời :

+Chỉ số factor là tỉ lệ của nồng độ mẫu/mật độ quang ống mẫu.
Nồng độ của một chất được tính bởi công thức:

Do đó khi bạn đo ống mẫu 1 lần rồi thì sẽ tìm được K.Bạn chỉ cần nhập K vào, lần sau máy sẽ chỉ đo mật độ quang của ống thử rồi nhân với K sẽ ra nồng độ ống thử. Tuy nhiên K này bạn phải làm lại thường xuyên [chuẩn máy].

==>Ống mẫu ở đây có phải là ống Standard không ạ? Còn ống thử là ống mẫu huyết thanh của bệnh nhân không ạ? Tôi thường tiến hành đo mẫu huyết thanh bệnh nhân [sample] như sau: 1, Đo mẫu trắng [Blank]. 2, Đo mẫu Standard. 3, Đo mẫu sample.

==>Đúng rồi bạn. Ống mẫu chính là ống standard, còn ống thử là ống huyết thanh bệnh nhân. Bạn đo ống standard có nghĩa là bạn tính factor, còn nếu bạn biết factor rồi thì không cần làm standard nữa.

==>Tôi thường chạy Standard hằng ngày.Mỗi ngày thì kết quả của Factor khác nhau [không lệch nhau nhiều lắm]. Ví dụ: Ngày đầu tiên thì máy báo nồng độ [NĐ] Standard là 100 mg/dl [đúng với giá trị ghi trên chai Standard] ứng Factor là 300, ngày thứ 2 thì NĐ Standard không phải là 100 mg/dl nữa và Factor cũng không phải là 300 nữa. Tôi nghĩ Factor phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ sáng bóng đèn, độ sạch cuvet…Trong trường hợp này thì tôi có thể sử dụng Factor = 300mg/dl cho các ngày tiếp theo mà không cần phải chạy Standard nữa không ạ?
Tôi xin hỏi 1 câu nữa: Trong máy sinh hóa bán tự động thì có 3 phương pháp đo: Endpoint, Fixtime và Kinetic. Vậy nếu mình không có Cataloge thì mình có thể biết thông số nào ứng với phương pháp đo nào không ạ? Tôi chỉ biết khi đo hoạt độ các enzyme như SGOT, SGPT, Amylase thì phương pháp là Kinetic. Tôi cám ơn nhiều ạ.

==>Như vậy,bạn thấy kết quả xét nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên bạn không thể áp dụng thông số ngày hôm qua cho ngày hôm nay được. Làm ngày nào phải chuẩn ngày đấy.Về cơ bản hiện nay trên máy bán tự động có 3 phép đo là Endpoint, Fixtime và Kinetic.Endpoint: áp dụng cho hầu hết các xét nghiệm trừ enzym và creatininFixtime: đo creatinin

Kinetic: đo hoạt độ các enzym.

==>Dạ,cho tôi có một thắc mắc nữa: Tại sao lại không có standard cho các test SGOT, SGPT, GGT mà lại cung cấp sẵn factor. Trong khi đó các test GLU, CHOL, TRIG mà lại cung cấp standard để mình tính ra factor. SD là gì ? Chạy chuẩn sai số +-1SD có ý nghĩa thế nào ? Tối đa không được sai số quá bao nhiêu SD? Tôi xin cám ơn ạ.

==>Với các test SGOT, SGPT, GGT là hoạt độ enzym nên không sản xuất được các mẫu chuẩn mà nhà cung cấp phải cung cấp factor dựa trên các tính toán thực nghiệm. Với các xét nghiệm không phải là enzym thì người ta có thể sản xuất được chuẩn chính xác nồng độ.

SD là độ lệch chuẩn[Standard Deviation]. Thường sai số không quá +/- 3SD.

Vấn đề 2.Hỏi :Trước khi chạy máy ta phải rửa máy bằng dung dịch gì ạ?Và rửa bao nhiêu lần?

Trả lời : Thường rửa bằng nước cất. 3 hoặc nhiều hơn thì càng tốt.

Hỏi: cho tôi hỏi là khi mình chạy máy sinh hóa bán tự động ấy thì khoảng mấy hôm mới chuẩn một lần có được không? Hay là hôm nào cũng phải chuẩn máy ạ?

Trả lời: Không chỉ hôm nào cũng phải chuẩn.Mà thậm chí mẫu nào cũng phải chạy chuẩn cùng, nhưng như vậy hơi khó. Nên bạn cố gắng ngày nào cũng phải chuẩn [cho từng loại xét nghiệm mình làm hôm đó].Vì mỗi ngày thì điều kiện môi trường, hóa chất nó sẽ khác đi rồi.

Hỏi: Theo tôi được biết là hằng ngày mình nên chạy QC trước.Nếu nó vượt qua ,không nằm trong dải thì mới chuẩn hay sao chứ ạ.
Trả lời: Thì QC cũng là chuẩn rồi. Đúng là thực tế thường thì ta chỉ cần chạy QC,sau đó không ổn [hoặc định kỳ nhất định] mình mới chuẩn lại.

Vấn đề 3.ĐO HOẠT ĐỘ AMYLASE
I. NGUYÊN LÝ :

Hoạt độ của Amylase xác định theo phương pháp động học enzym. 

CNPG3+ H2O —————————> CNP + Maltotriose 

CNPG3 :  2-chloro-nitrophenyl-α-D-maltotrioside
CNP :     2-chloro-nitrophenol

 II. CHUẨN BỊ

1.  Người thực hiện 

Bác sĩ và Cử nhân xét nghiệm đã được đào tạo vận hành máy AU

 2. Phương tiện, hóa chất 

– Máy phân tích  AU 400,   AU 640… 

– Hoá chất: 

+ Hoá chất của hãng Olympus: Bảo quản tránh ánh sáng. Ổn định trong 90 ngày sau khi mở nắp và bảo quản trên máy. Hủy bỏ hóa chất khi có bất kỳ dấu hiệu mất màu nào.

 + Hoá chất của hãng Diasys : Bảo quản tránh ánh sáng. Ổn định trong 42 ngày sau khi mở nắp và bảo quản trên máy. 

+ Huyết thanh kiểm tra chất lượng  của Biorad

 3. Người bệnh: Người bệnh đau bụng nghi ngờ viêm tụy hoặc sưng tuyến mang tai nghi ngờ quai bị 

4. Phiếu xét nghiệm: Thống nhất theo mẫu quy định của bệnh viện

 III. CÁC BƯỚC TIẾN Hành

1. Lấy bệnh phẩm
Nước tiểu ngẫu nhiên: Ổn định trong 10 ngày ở 2-8oC, 2 ngày ở 15-25oC 

2.Tiến hành kỹ thuật: Bệnh phẩm được phân tích trên máy AU 400 và  AU 640 

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QỦA

1. Trị số bình thường
– Nước tiểu: 42-321 U/l

 2. Amylase nước tiểu tăng trong

 – Các bệnh về tụy: viêm tụy cấp và mạn.

 – Bệnh đường mật. 

– Bệnh ổ bụng không phải bệnh tụy [loét thủng dạ dày và tắc ruột…] 

– Quai bị, viêm tuyến nước bọt 
V.NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ. Mẫu nước tiểu:

– Nồng độ bilirubin 684 µmol/l gây nhiễu dưới 10% kết quả 

– Nồng độ haemoglobin 5 g/l gây nhiễu dưới 5% kết quả 
– Nồng độ Vitamin C 50mg/dl gây nhiễu dưới 5% kết quả

Theo quyết định số: 320 /QĐ-BYT ngày 23 tháng 01 năm 2014

Vấn đề 4.ĐỊNH LƯỢNG NSE [Neuron-specific enolase]
I. NGUYÊN LÝNSE được chỉ định trong các trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ. Ngoài ra, NSE còn tăng trong các trường hợp u nguyên bào thần kinh, u ác tính tinh hoàn và một vài khối u khác. NSE thay đổi tuỳ thuộc vào kỹ thuật định lượng. NSE được định lượng bằng phương pháp miễn dịch kiểu sandwich sử dụng công nghệ hóa phát quang hay điện hóa phát quang. NSE trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa 2 kháng thể: kháng thể đơn dòng kháng NSE 18E5 từ chuột gắn biotin, kháng thể đơn dòng kháng NSE 84B10 từ chuột được đánh dấu bằng ruthenium. Chất đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ NSE có trong mẫu thử. 

II.CHUẨN BỊ


1. Người thực hiện: bác sỹ hoặc kỹ thuật viên được đào tạo chuyên ngành Hóa sinh
2. Phương tiện, hóa chất–     Máy móc: hệ thống máy miễn dịch E411, e170, e601,  Architect …–    Thuốc thử: sẵn sàng sử dụng. Bảo quản ở 2-80C được 12 tuần sau khi mở nắp, 8 tuần khi để trên máy phân tích Các loại dung dịch hệ thống khác–     Chuẩn–     Control: ba mức–     Vật tư tiêu hao: ống lấy máu, kim tiêm, bông, cồn, găng tay …

3.  Người bệnh: được giải thích trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng


4.  Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về người bệnh bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng [nếu có] … 
III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1.  Lấy bệnh phẩm: Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống tiêu chuẩn [3ml]. Ly tâm loại bỏ tế bào ngay trong vòng 1h trước khi tiến hành kỹ thuật. Chỉ sử dụng huyết thanh. Không được vỡ hồng cầu. Bảo quản ở 2-8oC trong vòng 24 giờ, ở –  20oC được 3 tháng. Rã đông một lần. Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng [20-250C] và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm. Để tránh những ảnh hưởng đến kết quả, bệnh phẩm, chuẩn cũng như control phải được phân tích ngay trong vòng 2 giờ.

2.  Tiến hành kỹ thuật:

–    Máy móc, hóa chất đã được cài đặt và chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong miền cho phép tùy thuộc vào kỹ thuật, thuốc thử của từng công ty. Thông thường chạy control 3 miền: thấp, bình thường và cao. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu. –    Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm và trả kết quả. 

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

–     Bình thường: 15,7 – 17,0 ng/mL–    Tăng cao và có giá trị nhất trong ung thư phổi tế bào nhỏ. Ngoài ra còn tăng cao trong một số trường hợp u nguyên bào thần kinh, khối u ác tính ở tinh hoàn, u thần kinh đệm, u màng não, u xơ thần kinh … 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ.

– Bệnh phẩm vỡ hồng cầu hoặc không được ly tâm ngay -> Kết quả tăng giả tạo -> Không phân tích các mẫu vỡ hồng cầu. Ly tâm mẫu tách huyết thanh ngay – Bệnh phẩm có nồng độ bilirubin> 1231 μmol/L, triglyceride >22,8 mmol/L và biotin > 409 nmol/L -> Kết  quả  có  thể  thay  đổi tăng hoặc giảm 10% -> Điều trị tình trạng bệnh lý hoặc ngừng dùng thuốc rồi định lượng lại – Nồng độ > 100000 ng/mL -> Hiệu ứng hook-effect -> Pha loãng bệnh phẩm

– Nồng độ NSE > dải đo [0,05 – 370 ng/mL] -> Sai lệch kết quả -> Pha loãng bệnh phẩm

Theo quyết định số: 320 /QĐ-BYT ngày 23 tháng 01 năm 2014

Hỏi: Cho tôi hỏi tại sao phải làm xét nghiệm NSE này phải phân tích ngay?Vì sao bệnh phẩm vỡ hồng cầu và bệnh phẩm không được ly tâm ngay lại làm kết quả tăng giả tạo?

Trả lời: Vì NSE có trong hồng cầu. Tất cả các nguyên nhân trên có thể làm vỡ hồng cầu và làm NSE tăng lên.

Vấn đề 5.ĐỊNH LƯỢNG THC [CANABIONIDS]  

I. NGUYÊN LÝ 

THC [Δ9-Tetrahydrocanabinol là hoạt chất chính của cần sa] được định lượng bằng phương pháp miễn dịch enzyme. 

Xét nghiệm dựa trên vi khuẩn β galactosidase đã được biến đổi gene để tạo hai mảnh vỡ. Những mảnh vỡ có thể tạo các enzyme mà trong khi định lượng THC nó tác động lên THC tạo sự thay đổi màu sắc và có thể đo được.

Trong khảo nghiệm, THC trong mẫu cạnh tranh với THC liên hợp trên 1 mảnh hoạt động của β Galactosidase về vị trí gắn kết kháng thể.

Nếu THC có trong mẫu thử, nó liên kết với kháng thể và mảnh vỡ tự do tạo enzyme hoạt động. 

Nếu THC không có mặt trong mẫu thử. THC liên hợp ức chế sự hoạt động của mảnh vỡ β Galactosidase và không hình thành enzyme hoạt động. Lượng enzyme hình thành làm thay đổi độ hấp thụ tỷ lệ thuận với nồng độ THC trong mẫu thử

 II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

 01 cán bộ đại học, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh. 

2. Phương tiện, hóa chất 

– Phương tiện: Máy xét nghiệm như    AU 640,   AU 2700…. 

– Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm THC, chất chuẩn THC, chất kiểm tra chất lượng THC.

 3. Người bệnh

 Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy nước tiểu để làm xét nghiệm. 

4. Phiếu xét nghiệm

 Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

 III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

 Lấy nước tiểu vào dụng cụ sạch [thủy tinh hoặc nhựa]. Mẫu nước tiểu đục phải ly tâm trước khi phân tích.

 2. Tiến hành kỹ thuật
– Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm THC. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm THC. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm THC đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

 – Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng [nếu có]. 

– Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

 – Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

 – Đợi máy phân tích mẫu theo chương trình của máy 

– Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh. 

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ 

Xét nghiệm THC trong nước tiểu sử dụng cut-off là 25 ng/mL. 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ 

– Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

 + Huyết thanh vàng: Bilirubin < 40 mg/dL. 

+ Tán huyết: Hemoglobin < 500 mg/dL. 

+ Huyết thanh đục: Triglyceride C + D[ không định lượng trực tiếp được ] với xúc tác là EnzymeC + K===> F

[ định lượng thông qua K ]

C trong phản ứng đả u càng tăng thì K trong phản ứng sau càng giảm ==> ABS của K càng giảm.

Phép đo động học thì ABS tăng theo thời gian

ĐO ĐỘNG HỌC – FIXED TIME Khi phản ứng có ABS của dd không tuyến tính theo thời gian Đo mật độ quang ở hai thời điểm nhất định Tính hiệu số mật độ quang tại hai thời điểm.

Delta A = A2 – A1

Công thức đo FIXED TIME
Với phép đo FIXED TIME thì ABS không tuyến tính

+Nguyên tắc hấp thụ ánh sáng trong xét nghiệm:

Nguyên tắc hấp thụ ánh sáng

Nguyên lý của xét nghiệm Hóa sinh Hòa tan chất ph.tích vào một d. môi phù hợp hoặc cho chất đó tác dụng với một th. thử để tạo ra một hợp chất có phổ hấp thụ UV-VIS nhậy. Chiếu vào dd mẫu chứa hợp chất ph. tích 1 chùm sáng có bước sóng phù hợp để chất ph. tích hay sản phẩm của nó hấp thụ bức xạ đó.

 Chất phân tích cùng dung môi cần được chứa trong ống đo [cuvet] có chiều dày xác định.

PHỔ HẤP THỤ PHÂN TỬ UV-VIS UV = Ultra Violet = Tia cực tím VIS = Visible light = ánh sáng

nhìn thấy [khả kiến]

Phổ hấp thụ UV-VIS

 Các phân tử có cấu trúc khác nhau sẽ hấp thụ những ánh sáng có NL khác nhau.
 Phổ hấp thụ phân tử UV-VIS là phổ xuất hiện do sự tương tác của các điện tử hóa trị trong phân tử hay nhóm phân tử với chùm sáng kích thích có bước sóng nằm trong vùng UV-VIS tạo ra.

Vấn đề 8.Một ví dụ về cài đặt máy sinh hóa :

Cho Chem5v3 và Chem 7

Hỏi : Hóa chất chuẩn máy sinh hóa bán tự động Multi control sera P và Multi control sera N dùng như thế nào và cái nào thì dùng trước và cái nào dùng sau?

Trả lời :Bạn nên dùng cả 2 loại control trên cùng lúc để kiểm tra chất lượng, và ta thường gọi là chạy QC hay chạy control [còn gọi là nội kiểm đó].– Loại N là kiểm tra mức bình thường– Loại P là kiểm tra mức bất thường hay bệnh lý.Lý do dùng cả hai để kiểm tra xem cả ở mức bình thường lẫn mức bệnh lý: quy trình, hoá chất, máy … đã ổn định và đạt chất lượng chưa trước khi chạy bệnh phẩm. Kết quả máy chạy ra nẳm ở +,- 1SD là tốt nhất.Khi kết quả nằm ở ngoài dải giá trị kèm theo ta phải xem lại:– Quy trình đã đúng chưa [hoá chất, lấy mẫu, thao tác ….]– Hoá chất đã pha đúng chưa, còn tốt không, …– Máy có gì bất thường không: nước rửa, nước cất, bóng đèn,cài đặt, ….Rồi chuẩn lại máy [chạy calib hay standar] hoặc chỉnh lại giá trị factor.

Bạn chạy ở chế độ QC hay chạy như mẫu bệnh phẩm cũng được. Chạy ở chế độ QC thì máy sẽ lưu và cảnh báo kết quả cho ta còn chạy như bệnh phẩm thì ta tự lưu đánh giá kết quả.

Vấn đề 9.Chọn dòng sinh hóa -miễn dịch nào tốt nhất ?

Xem: Tại đây

Trình còn viết phần 2 nữa nhé .Mời các bạn lưu Blog để đón đọc.

Người viết và tổng hợp: //www.facebook.com/NguyenCongTrinh113

Nguồn tham khảo: xetnghiemdakhoa,Điều dưỡng Việt,tuyenlab

Video liên quan

Chủ Đề