Các tác phẩm văn học của chế lan viên

Thơ Chế Lan Viên ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay ✅ Cùng Tìm Hiểu Chi Tiết Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp, Tác Phẩm Của Chế Lan Viên.

NỘI DUNG CHÍNH

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Chế Lan Viên

Chế Lan Viên là một nhà thơ, nhà văn hiện đại của nền văn học Việt Nam. Mặc dù ông đã qua đời từ rất lâu thế nhưng thơ ca của ông vẫn luôn sống trong lòng bạn đọc, những tác phẩm ông để lại có giá trị muôn đời. Dưới đây là tiểu sử tóm tắt cuộc đời tác giả Chế Lan Viên, bạn có thể tham khảo.

  • Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20/10/1920 [tức ngày 9 tháng 9 năm Canh Thân] tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
  • Ngoài bút danh Chế Lan Viên, ông còn có bút danh khác là Thạch Hãn, Chàng Văn, bút danh này thường được ông ký tên trên các bài báo và các bài viết ngắn in trên báo.
  • Chế Lan Viên sinh ra tại Quảng Trị nhưng lại lớn lên và đi học tại Quy Nhơn – Bình Định. Ông chỉ học hết bậc thành chung thì nghỉ học, đi làm gia sư để kiếm sống.
  • Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.
  • Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến.
  • Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 [Quảng Trị], Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
  • Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học.
  • Từ năm 1956 – 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học [sau là báo Văn nghệ].
  • Từ năm 1963, Chế Lan Viên là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Đồng thời ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa – giáo dục của quốc hội.
  • Sau 1975, nhà thơ Chế Lan Viên vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông qua đời ngày 19 /06/1989, tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 69 tuổi.

Tìm hiểu thêm về 🌱Thơ Nguyễn Bính🌱Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Chế Lan Viên

Tổng quan về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Chế Lan Viên, xem ngay nhé!

  • Chế Lan Viên là nhà thơ luôn có sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Ông luôn biết kế thừa, phát huy những tinh hoa của nền văn chương và nhân loại để mang lại cho tác phẩm của mình một vẻ đẹp riêng. Ông có sự nhận thức sâu sắc về chức năng của văn chương và sứ mệnh thiêng liêng của người nghệ sĩ đối với cuộc sống.
  • Chế Lan Viên bắt đầu sáng tác thơ khi mới 12, 13 tuổi. Con đường thơ của ông “trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ”, thậm chí có một thời gian dài im lặng [1945-1958].
  • Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa “trường thơ loạn”. Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã “đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng” và có những thay đổi rõ rệt.
  • Năm 17 tuổi, tập thơ đầu tay của Chế lan Viên với nhan đề “Điêu tàn” đã được xuất bản. Đây là một trong những tập thơ bắt đầu cho “Trường Thơ Loạn”.
  • Tập thơ “Điêu tàn” đã mang lại tên tuổi cho Chế Lan Viên, giúp ông có chỗ đứng trong giới văn chương Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là “Bàn thành tứ hữu” của Bình Định.
  • Một số tác phẩm tiêu biểu: Điêu tàn, Gửi các anh, Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường – Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc, Đối thoại mới, Ngày vĩ đại, Hoa trước lăng Người, Dải đất vùng trời,…
  • Tiếng hát con tàu được Chế Lan Viên viết vào năm 1960 và in trong tập Ánh sáng và phù sa. Đó là thời điểm miền Bắc sau những tháng năm kháng chiến thắng lợi. Trong hoàn cảnh đó, bài thơ đã được ra đời góp phần làm đẹp bộ phận thơ viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • Năm 1996, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

\=>Thành tựu nghệ thuật Chế Lan Viên đã đạt được trong quá trình sáng tạo chính là những đóng góp lớn lao đối với sự phát triển của thơ ca Việt Nam nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung.

Phong Cách Sáng Tác Thơ Của Chế Lan Viên

Nói về phong cách sáng tác thơ của Chế Lan Viên thì có thể chia thành hai giai đoạn:

  • Giai đoạn trước cách mạng tháng tám: Thơ của ông thời kỳ này mang màu sắc “kinh dị, thần bí, bế tắc với những hình ảnh tang thương như máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm”. Đúng nghĩa là một “trường thơ loạn”.
  • Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám: Khuynh hướng của ông là đề cập đến “cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng”. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên mang một màu sắc mới, những áng thơ sử thi hào hùng và đậm tính thời sự.

\=> Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ của ông là sự kết tinh giữa âm hưởng của thời đại, sự phá cách của ngoại lai và nét ân tình của người Việt Nam. Có thể nói, tìm hiểu về Chế Lan Viên là hành trình khám phá một bài ca tuyệt đẹp.

Chia sẻ thêm tập ❤️️Thơ Xuân Diệu❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Chế Lan Viên Được Mệnh Danh Là Gì

Chế Lan Viên được mệnh danh là gì? Có thể nói Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn, nhà nghiên cứu lý luận, nhà phê bình văn học nghệ thuật hiện đại thế kỷ XX, được mệnh danh là “kiện tướng” của phong trào Thơ mới và là một trường hợp độc đáo của thi ca Việt.

Bên cạnh đó, khi nói về biệt danh của ông thì phải nói đến bút danh Chế Lan Viên. Bút danh Chế Lan Viên mang hàm ý là một bông hoa lan trong khu vườn của dòng họ Chế – một dòng họ vua chúa của dân tộc Chàm ở nước Chiêm Thành xưa.

Những Câu Nói Hay Của Chế Lan Viên Về Thơ

Chế Lan Viên là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ ca lãng mạn với xu hướng thoát ly hiện thực nhưng ở ông ta cũng thấy có quan điểm thẩm mỹ riêng. Dưới đây là những câu nói hay của Chế Lan Viên về thơ:

Chủ Đề