Cách bảo quản lens máy ảnh

Máy ảnh là vật bất ly thân của bạn và bạn đang lo lắng không biết cách nào để giữ gìn cho nó được an toàn nhất. Đừng lo, Bình Minh Digital sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản máy ảnh an toàn nhất với bài viết dưới đây. Hãy tham khảo để tìm cho mình câu trả lời nhé. 

Tìm hiểu kỹ thông số máy ảnh trước và sau khi mua về

Bạn nên tìm hiểu kỹ các thông số kỹ thuật của máy ảnh trước khi mua sắm. Thông số kỹ thuật là điều được quan tâm hàng đầu của các thợ máy ảnh chuyên nghiệp. Nó quyết định phần lớn giá trị của máy ảnh.

Vệ sinh máy ảnh

Lau chùi vệ sinh máy ảnh là điều rất quan trọng. Nó giúp cho máy ảnh của bạn luôn hoạt động một cách tốt nhất. Việc lau chùi bạn nên thận trọng tránh không được dùng bông tăm để lau chùi máy ảnh.

Lens ống kính là bộ phận rất dễ bị bám bụi, cách vệ sinh lens máy ảnh đúng cách là bạn giữ máy quay xuống dưới, thổi sạch bụi một cách nhẹ nhàng. Và sau đó bạn nên dùng các dụng cụ vệ sinh chuyên biệt để làm sạch ống kính.

Xem thêm: Bạn đã biết cách vệ sinh máy ảnh đúng cách?

Cẩn thận với thời tiết và nhiệt độ bảo quản

Ánh sáng mạnh sẽ làm hư hại máy ảnh của bạn. Do đó, lời khuyên hữu ích là bạn không nên chiếu máy ảnh thẳng vào mặt trời, bóng đèn cao áp hay đèn laser. Trong điều kiện môi trường chụp hình xấu, khí hậu khắc nghiệt mưa ẩm ướt hay có gió bụi thì bạn nên hạn chế việc tháo lắp ống kính. Trong những trường hợp như thế này bạn nên mang theo phụ kiện bao đựng chuyên dụng, bền chắc để giúp bảo vệ tốt nhất cho thiết bị máy ảnh của bạn.

Cẩn thận khi tháo lắp

Bạn nhớ phải tắt máy trước khi thay ống kính, hay tháo lắp thẻ nhớ. Để tháo ống kính ra khỏi máy ảnh, bạn nhẹ nhàng xoay khớp máy cho tới khi ống kính rời ra khỏi khung máy ảnh. Thường trên thân của lens có dấu chấm màu đỏ hoặc riêng ở thương hiệu máy ảnh Canon là dấu chấm màu trắng. Trên ống kính và trên thân máy ảnh đều có dấu chấm này, khi lắp bạn cho 2 dấu chấm này vào nhau rồi xoay nhẹ nhàng là được.

Sau khi bạn tháo ống kính ra khỏi thân máy ảnh nên dùng ngay nắp đậy sensor. Nó bảo vệ cho máy của bạn khỏi môi trường bên ngoài, gây ảnh hưởng xấu đến máy.

Những vấn đề cần lưu ý khi kết nối với PC và TV

Bạn nên sử dụng thẻ nhớ chính hãng để kết nối với TV và PC chứ không được cắm trực tiếp vào TV hoặc PC, vì:

- Bộ nguồn không có an toàn

- Laptop an toàn hơn và thẻ nhớ luôn rẻ hơn bộ mạch chính của máy ảnh

Mang vác vận chuyển

Khi mang vác vận chuyển máy, bạn nên tháo rời máy ảnh và chân máy ảnh. Để đảm bảo rằng máy ko bị quá cồng kềnh khi di chuyển, tránh va đập làm tổn hại đến máy tính.

Một trong số những điều bạn không nên làm khi di chuyển bằng các phương tiện giao thông là bỏ máy ảnh vào cốp xe hay thùng xe. Vì khi di chuyển máy có thể bị va đập vào thành xe gây hư hỏng máy. Và một điều nữa là khi bỏ máy vào cốp xe, độ nóng trong cốp xe sẽ gây hư hại nặng cho sensor.

Tránh xa tầm tay của trẻ, vì trẻ rất hay quăng đồ vật hay làm rơi xuống đất. Điều này có thể làm cho máy ảnh của bạn bị vỡ thành nhiều mảnh.

Không được để máy trong tủ quá lâu

Máy không được để ở những nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ quá cao, không được để trong tủ lạnh quá lâu,... điều này làm hư hại pin và làm hỏng máy một cách nhanh chóng.

Không nên lắp Pin vừa sạc xong vào máy

- Khi vừa sạc pin đầy xong bạn không nên lắp pin ngay vào máy và sử dụng bởi nó gây hỏng bộ cấp nguồn.

- Pin vừa mới sạc xong thường vẫn đang còn nóng nếu bạn bỏ liền pin vào thì nhiệt độ cao sẽ làm hỏng các bộ phận li ti của máy.

- Trong trường hợp này, nên để pin nghỉ trong vòng 5-10 phút sau đó mới lắp vào máy. Tránh cả trường hợp dùng pin không đúng chủng loại của máy.

Trên đây là một số hướng dẫn bảo quản máy ảnh tốt nhất. Chúc các bạn thành công!

>> Đến với BinhMinhDigital để tậu ngay cho mình một chiếc máy ảnh tốt nhất cùng mức giá ưu đãi nhất nhé. 

Những nguy hại của nấm mốc nếu không có cách bảo quản máy ảnh và lens đúng cách

Các mạch điện do bị ẩm sẽ bị ăn mòn dẫn đến họat động chập chờn, lâu ngày có thể hư hỏng nếu nấm phát triển trên thân máy. Nếu nấm phát triển trên ống kính thì ống kính sẽ bị loang lổ như rễ tre làm cho ảnh bị giảm chất lượng hoặc rất mờ. Nếu tồn tại lâu ngày trên bề mặt thấu kính thì dung dịch chúng tiết ra sẽ ăn mòn lớp hóa chất phủ ống kính, có lâu cũng không thể hết được vì lớp hóa chất này đã bị ăn mòn.

Khi thiết bị bị nấm mốc

Chúng ta nên đem bảo hành hoặc bảo dưỡng càng sớm càng tốt khi mới phát hiện máy ảnh hoặc ống kính bị nấm mốc, vì điều này sẽ tránh cho thiết bị của chúng ta bị hư hỏng nặng hơn hoặc lây cho các thiết bị khác. Hoặc nếu nấm mốc nhẹ thì chỉ cần lau sơ là sạch ngay, còn nếu nặng thì sẽ lau bằng hóa chất nặng hơn, khi bị nấm ăn mòn lớp phủ thì dù lau sạch nhưng bề mặt thấu kính sẽ vẫn bị tỳ vết như vết sẹo trên mặt người đẹp vậy.

Sau khi lâu thì ống kính có thể bị nấm mốc lại? Điều này là có thể vì ngoài viền ống kính nhà sản xuất có tráng một lớp keo mỏng để cố định và ngăn không cho bụi lọt vào, sau khi các kỹ thuật viên lau ống kính thì chỉ gắn thấu kính vào vị trí cũ mà không có lớp keo nên không khí sẽ lưu thông dễ dàng và vi khuẩn mốc sẽ len lỏi vào theo dễ dàng hơn. Chính vì thế biết cách bảo quản máy ảnh và lens đúng cách là một điều vô cùng quan trọng.

Cách bảo quản máy ảnh Canon đơn giản hiệu quả

+ Phơi nắng: Nhiều thợ chụp ảnh hay dùng một cách bảo quản máy ảnh và lens không bị ẩm mốc là thỉnh thoảng đem máy ảnh và ống kính ra tắm nắng. Vào thời điểm ánh nắng nhẹ vào buổi sáng [tránh nắng gắt vào buổi trưa hoặc chiều] rồi tháo ống kính, kính lọc [UV filter] và cả mũ lens [hood] ra phơi trong khoảng 30 phút đến 1 giờ. Tắm nắng cho máy ảnh và ống kính nên chọn nơi khô ráo, ít bụi và nên đặt trên một tấm vải sạch và chọn khu vực không có nhiều bụi để tránh bụi bẩn bám vào máy hay ống kính

+ Chống ẩm: Trong trường hợp bạn không thể phơi nắng cho máy ảnh và lens thì bạn cần phải tìm cách khác để hạn chế tối đa hơi ẩm trong không khí tiếp xúc với máy và phụ kiện. Một trong những cách bảo quản máy ảnh và lens chống ẩm mà các thợ ảnh ngày xưa hay dùng đó là rang thật khô gạo sau đó bỏ vào túi vải xô khâu kín lại đặt bên cạnh máy ảnh và ống kính, gạo rang có thể hút ẩm rất tốt nhưng sau một thời gian bạn sẽ phải tháo túi ra và rang lại gạo để đảm bảo hạt gạo vẫn khô và hút ẩm tiếp

Trên đây là một vài cách bảo quản máy ảnh và lens không bị ẩm mốc hiệu quả nhưng lại đơn giản, mong rằng bạn đã có một vài cách để phòng tránh và trị “căn bệnh” của hầu hết máy và ống kính mắc phải nhé!

Ống kính là thành phần đắt tiền và dễ hư hại nhất trong một bộ máy ảnh. Cho nên, dành thời gian bảo quản ống kính máy ảnh là cần thiết. Mình từng làm trầy không ít ống kính trong những ngày đầu sử dụng máy ảnh. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu cách vệ sinh & bảo quản ống kính cho đúng. Để hạn chế trầy xước hư hỏng.

Nên bảo vệ ống kính bằng UV Filter

Mình từng phân vân nên sử dụng Filter hay không? Sau đó mua nhiều filter hoya cho ống kính khác nhau. Mình biết filter làm thay đổi chất lượng ảnh. Nhưng rất khó nhận ra ảnh hưởng của filter trong những điều kiện thuận lợi.

Ảnh vẫn giữ được độ sáng, màu sắc và độ tương phản tốt. Filter chỉ lộ rõ những hạn chế trong một số điều kiện chụp nhất định. Đặc biệt khi chụp ngược sáng, dưới ánh đèn công suất cao. Filter làm ảnh thêm nhiều bóng ma [ghost] và loé [flare] hơn. Nên mình quyết định tháo một số filter đang sử dụng.

Mình nhận thấy ống kính hao mòn rất nhanh khi tháo Filter. Mặc dù sử dụng lenspens, giấy lau, da cừu đủ kiểu. Nhưng vài chiếc ống kính đã bị xước. Trong đó có chiếc Nikon 70-200 VR II của mình xước mấy đường luôn. Làm mình đau tim mấy hôm…😢

Sau nhiều thử nghiệm trên những ống kính rẻ hơn. Mình nhận thấy ống kính máy ảnh dễ hư hỏng khi không sử dụng filter. Chúng rất dễ bị xước, bám bụi và lọt bụi vào bên trong. Chúng ta nên gắn filter để hạn chế tối đa những hư hỏng này.

Tất nhiên giảm rất nhiều thời gian vệ sinh ống kính. Đánh đổi chất lượng ảnh để ống kính ở trạng thái hoàn hảo nhất là xứng đáng. Chúng ta không phải lo xước, lo bụi, vân tay lên ống kính nữa. Nếu bạn quyết định không sử dụng filter thì hãy tham khảo phần sau của bài viết.

Cách vệ sinh ống kính máy ảnh

Bạn thử dành 1 phút đọc bình luận trong bài viết phía. Sẽ thấy rất nhiều cách hay vệ sinh ống kính máy ảnh. Một số bạn hà hơi, một số dùng áo, một số dùng bông. Những bạn nhiều kinh nghiệm thì dùng bộ vệ sinh máy ảnh chuyên dụng. Mình từng làm thử tất cả những cách trên. Phần lớn đều kém hiệu quả và để lại những vấn đề nghiêm trọng. 

Có lẽ khái niệm sạch bụi trên lens của mọi người là khác nhau. Gần như chưa bao giờ mình hài lòng về cách mọi người vệ sinh lens. Nhìn thoáng qua thì có vẻ sạch đẹp. Nhưng để ý một chút thôi sẽ thấy nguyên một lớp dầu mỡ rất mỏng. Bởi vì vệ sinh bằng quần áo, bông, hà hơi không thể loại bỏ những vết này.

Một số bạn sử dụng bộ vệ sinh chuyên dụng thì ổn hơn chút. Nhưng hay bị xước ống kính do sử dụng chưa đúng cách. Để mọi chuyện tốt nhất, chúng ta nên mua một bộ vệ sinh máy ảnh loại hịn chút xíu và tìm hiểu cách sử dụng.

Hiện tại mình sử dụng bộ vệ sinh máy ảnh của VSGO khoảng 200 ngàn. Sản phẩm có giá hơi cao nhưng hiệu quả tốt. Vậy sử dụng như thế nào đây?

Chổi vệ sinh ống kính máy ảnh

Mặt trước của ống kính luôn bám bụi, vân tay, dầu mỡ và đủ thứ khác. Tất nhiên kèm theo những hạt cát rất cứng. Để không làm xước ống kính. Mình thường dùng chổi lông mềm quét trên bề mặt ống kính thật nhẹ nhàng. Nhằm loại bỏ những hạt bụi cứng ra khỏi ống kính trước khi vệ sinh chi tiết hơn

Bạn có thể dốc ngược ống kính để có hiệu quả tốt nhất. Chúng ta nên quét từ tâm ống kính ra rìa, thay vì làm ngược lại. Như vậy không gom bụi vào một chỗ làm hư hại ống kính. Bước này giống như phải quét nhà trước khi lau vậy. Để nguyên bụi mà lau thì kết quả sẽ làm bạn bất ngờ đấy.

Bóng thổi bụi máy ảnh

Sau khi loại bỏ những hạt bụi lớn, chắc chắn còn bụi mịn lơ phơ trên bề mặt ống kính. Bạn đã bao giờ dùng máy hút bụi chưa? Chúng ta sử dụng bóng thổi xịt nhẹ nhàng lên toàn bộ bề mặt ống kính.

Nhằm thổi bay những hạt bụi mịn càng nhiều càng tốt. Mặc dù hơi ngược với cách hoạt động của máy hút bụi, nhưng hiệu quả đem lại tương tự nhau. Ok, chúng ta có một sàn nhà khá tươm tất rồi đấy. Giờ đi pha nước rừa và dùng khăn lau thôi nào.

Vệ sinh ống kính bằng khăn vải

Bộ vệ sinh kèm theo một lọ dung dịch không cồn, không mùi, không màu. Dung dịch giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và hạn chế nấm trên bề mặt ống kính. Chúng ta xịt dụng dịch lên khăn vải đi kèm bộ sản phẩm.

Nhẹ nhàng lau từ tâm ra rìa ống kính cho đến khi thật sạch. Ống kính sẽ có một lớp màng bao quanh và tự động biến mất sau khoảng 5 tới 10 giây. Trả lại cho bạn một bề mặt hoàn hảo như mới.

Quan trong nhất là loại bỏ những hạt bụi lớn, bụi mịn. Bạn càng làm chi tiết bao nhiêu thì càng hạn chế xước bấy nhiêu. Nếu làm ẩu như mình thời gian vừa qua. Khi lau bằng khăn vải, sẽ giống như đánh giấy nhám trên mặt kính vậy.

Chắc chắn sẽ xước và không thể phục hồi được. Chắc hẳn một số bạn thích sử dụng lenspen và giấy lau lens. Mình cũng sử dụng 2 loại này nên có một vài kinh nghiệm muốn chia sẻ.

Có nên sử dụng Lenspen vệ sinh ống kính

Lenspen sử dụng đầu da kết hợp với carbon giúp loại bỏ dầu mỡ bụi mịn rất tốt. Nhưng chỉ tốt trong vài lần đầu tiên mà thôi. Lenspen dễ làm xước ống kính khi tái sử dụng quá nhiều lần.

Những hạt bụi sẽ bám vào đầu Lenspen gây trầy xước ống kính. Chúng ta nên vệ sinh thật sạch ống kính bằng chổi lông, bóng xịt khí sau đó mới dùng lenspen. Tất nhiên cũng nên thổi bụi đầu Lenspen sau khi sử dụng. Mình đã làm xước ống kính bằng Lenspen. Nên bạn hãy lưu ý khi sử dụng Lenspen nhá. Chúng ta cũng nên thay Lenspen khi quá mòn hoặc hết Carbon.

Giấy lau lens Zeiss

Có lẽ đây là giấy lau ống kính xịn nhất trong thời điểm này. Được hãng Zeiss làm riêng cho các thiết bị quang học. Giấy lau lens Zeiss làm sạch nhanh, loại bỏ dầu mỡ, diệt khuẩn rất tốt. Gần như không có gì để chê ngoài mắc tiền. Nhưng cũng có một vài lưu ý. Chúng ta nên sử dụng chổi lông, bóng thổi bụi để loại bỏ bụi cứng trước khi sử dụng giấy lau lens. 

Nếu để nguyên hiện trạng và lau ngay rẩt dễ làm xước ống kính. Bởi vì bụi sẽ gom vào giấy và di chuyển khắp bề mặt ống kính. Bụi thường cứng hơn chất liệu bề mặt nên chắc chắn xước. Nếu thực hiện tốt khâu làm sạch bằng chổi lông, bóng thổi bụi thì ngon. Không có gì để chê giấy lau lens cả. Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu cách vệ sinh ống kính máy ảnh và những điểm cần lưu ý. 

Nên dùng túi bảo vệ ống kính

Đa số các hãng đều tặng kèm túi bảo vệ ống kính. Nhằm hạn chế bụi bẩn, va đập và tác động môi trường lên thân vỏ ống kính. Nhưng một số bạn thích lens trần hoặc không biết đến phụ kiện này. Điều này cũng ok thôi, nhưng sẽ làm ống kính bị bụi và xuống sắc nhanh hơn. Theo kinh nghiệm của mình. 

Chúng ta nên sử dụng túi bảo vệ riêng cho từng ống kính. Túi được làm bằng mút mềm, giúp ống kính an toàn hơn trong balo. Đồng thời hạn chế thiết hại nếu bạn lỡ làm rớt. Bạn có tìm mua trên Shopee với từ khoá “túi bảo vệ ống kính máy ảnh”. Chúng ta nên bảo vệ ống kính thật tốt thay vì phó mặc cho môi trường. Chắc chắn sau nhiều năm. Bạn sẽ thấy tính cẩn thận mang lại kết quả rất ấn tượng đấy.

Nên bảo quản ống kính trong tủ chống ẩm

Nấm mốc có mọi nơi trong không khí. Chúng bám vào bề mặt ống kính và đợi điều kiện thuận lợi để phát triển.

Nếu bạn có ý tưởng bỏ ống kính trong balo 1 tuần, 1 tháng mà không ngó tới. Chắc chắn bạn sẽ hối hận khi nhận được kết quả. Nấm mốc phát triển rất nhanh trong điều kiện thuận lợi như vậy. Dù vệ sinh sạch sẽ cỡ nào đi nữa, nhưng để trong môi trường độ ẩm cao thì cũng tạch thôi.

Để ống kính ở trạng thái tốt & an toàn nhất. Bạn hãy chuẩn bị một chiếc tủ chống ẩm. Có thể làm bằng hộp kín khí hoặc tủ chuyên dụng. Nhằm giữ độ ẩm trong mức 40%. Độ ẩm thấp sẽ hạn chế nấm mốc phát triển trên bề mặt ống kính. Nếu lỡ phát triển rồi, không có cách nào quay trở lại tráng thái ban đầu. Lớp phủ trên ống kính sẽ hư, để lại rễ tre sau khi vệ sinh xong. Tủ chống ẩm là cần thiết với tất cả người chơi máy ảnh. Đắt rẻ gì cũng được, miễn sao giữ được độ ẩm trong mức 40%.

Nên phơi nắng ống kính để hạn chế nấm mốc

Bảo quản ống kính trong tủ chống ẩm nhiều tháng không phải ý hay. Tủ chống ẩm chỉ hạn chế thời gian nấm mốc phát triển thôi. Nhưng không thể ngăn hoàn toàn được. Mình thường phơi ống kính dưới nắng để diệt nấm mốc.

Tia UV trong ánh sáng kèm nhiệt độ cao sẽ diệt hết các loại nấm. Kết hợp tủ chống ẩm và phơi nắng là hai cách rất tuyệt để bảo quản ống kính máy ảnh. Mình từng quá tin tưởng vào tủ chống ẩm nên làm mốc lens khác mắc tiền đây. Cho nên đừng nghi ngờ điều mình nói…😣

Có nên tháo ống kính khi không sử dụng

Mình thường xuyên nhận được câu hỏi “Có nên tháo ống kính khi không sử dụng”? Theo kinh nghiệm, chúng ta không phải tháo ống kính khi không sử dụng. Nếu bạn có một chiếc ống kính, thì cứ gắn liên tục trên máy mà dùng. Dùng xong cất cả cụm vào tủ chống ẩm là được. Vừa ngăn được bụi bẩm và đỡ mất thời gian.

Trừ khi có quá nhiều ống kính và đang hết không gian trong tủ chống ẩm. Thì hãy háo ống kính để sắp xếp được gọn gàng hơn. Việc lắp ống kính liên tục không gây hư hại hao mòn gì. Cho nên không phải phân vân về vấn đề này. Cứ làm như bạn muốn là đươc. Những tiểu tiết như vậy không đáng để tốn thời gian suy nghĩ.

Có nên tháo ống kính khi để trong balo

Nhiều bạn hỏi có nên tháo ống kính khi để trong balo. Trường hợp sử dụng balo chuyên dụng bảo quản máy ảnh. Chúng thường có ngăn cho ống kính riêng lẻ. Tất nhiên cũng có ngăn dành cho cả máy & lens gắn liền. Đối với những balo này, bạn cứ gắn cả máy & lens trong khi đi tác nghiệp.

Không cần phải tháo ra làm gì cho mất việc và tốn thời gian. Ngàm trên máy ảnh rất cứng. Trừ khi đánh rớt balo hoặc cố tình làm hư hại. Còn không có chuyện hư lens khi bảo quản như vậy.

Đối với những bạn sử dụng balo laptop để bảo quản máy ảnh. Những balo này chỉ có ngăn lớn và không có nhiều miếng chống sốc. Hãy tháo tiêng từng cụm rồi bỏ vào túi chống sốc. Như vậy sẽ hạn chế và đập và giúp thiết bị của bạn an toàn hơn. Hiện nay có rất nhiều túi chống sốc cho máy ảnh và ống kính giá rẻ. Bạn muốn thì sẽ mua được những loại phù hợp.

Có nên tháo lens để vệ sinh

Mình biết nhiều bạn thích sự hoàn hảo và mình cũng thế. Đặc biệt trong thời gian đầu sử dụng máy ảnh. Chúng ta chú ý tới từng hạt bụi trong ống kính & kính ngắm. Những hạt bụi đó làm chúng ta rất khó chịu nhưng lại không mấy tác động lên ảnh. Nhiều bạn hỏi mình có nên tháo lens để vệ sinh một vài hạt bụi đó hay không?

Chúng ta chấp nhận chụp trong những điều kiện bụi bẩn, nên bụi lọt vào lens là chuyện rất bình thường. Đến lens 100 triệu cũng lọt bụi thôi. Không thể sạch bong như vừa bóc hộp được. Thậm chí lens vừa bóc hộp vẫn có bụi từ nhà máy. Nếu bụi không làm ảnh bị mờ, sai màu thì không nên tháo ra vệ sinh. Bởi vì cấu tao của ống kính rất phức tạp.

Phần lớn thợ ngoài hãng không đủ dụng cụ và kinh nghiệm cần thiết để vệ sinh lens. Đa số làm theo kinh nghiệm không theo quy chuẩn nào. Khi đã tháo ra chắc chắn có sai lệch và không có gì để cân lại. Bạn sẽ gặp những vấn đề như mờ góc ảnh, lấy nét kém ổn định, cứng zoom. Nói chung một cảm giác gì đó rất fake trên chính chiếc lens xịn của bạn.

Trường hợp bạn vẫn muốn hoàn hảo, thì hãy ôm lens vào chính hãng. Giá sẽ cao nhưng kết quả tương xứng. Mình cảm thấy hài lòng với bụi trong những lens đang có. Dùng phải có hao mòn và dấu vết của thời gian thôi. Chúng ta đòi hoàn hảo trên một thiết bị cũ là không thể hoặc rất tốn kém. Ok, như vậy, mình đã chia sẻ xong kinh nghiệm bảo quản, vệ sinh ống kính. Chúc bạn thật nhiều ảnh đẹp với bộ máy đang có. Cảm ơn đã dành thời gian tham khảo 😉.

Đọc thêm

Video liên quan

Chủ Đề