Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của tim có từ lúc trẻ còn trong bào thai. Các dị tật này có thể ở các vị trí sau: van tim [hẹp van, hở van, không có lỗ van], buồng tim [tim chỉ có một tâm nhĩ, hay một tâm thất, hay 3 buồng tâm nhĩ], vách ngăn tim hay các động mạch lớn gần tim.

Nguyên nhân gây bệnh Tim bẩm sinh

Rất khó xác định nguyên nhân gây ra tim bẩm sinh [TBS]. Một số ít bệnh TBS là do di truyền, phần lớn còn lại do sự tác động của nhiều yếu tố từ môi trường bên ngoài lên bà mẹ lúc mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên như: bị cảm cúm, sốt phát ban, nhiễm trùng, bệnh tiểu đường, lupus ban đỏ, uống rượu, uống thuốc bừa bãi, sống trong môi trường có nhiều tia X, tia phóng xạ, hóa chất độc hại. Ngoài ra, các bà mẹ trên 40 tuổi sinh con có tỷ lệ bị TBS cao hơn.

Chăm sóc Trẻ bị TBS

Tất cả trẻ bị TBS vẫn phải tiêm phòng như mọi trẻ bình thường khác.

- Đối với những trẻ còn đang bú sữa, để tránh bị sặc sữa, không được cho trẻ bú khi nằm, phải bế trẻ lên và để đầu trẻ cao khi bú. Nếu trẻ không bú được nhiều, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn bình thường và mỗi lần bú số lượng sữa có thể giảm đi.

- Đối với trẻ lớn đã ăn cơm, gia đình nên cho trẻ ăn nhạt nhưng vẫn đầy đủ chất bổ dưỡng. Nên cho trẻ ăn chế độ ăn có nhiều rau, trái cây để tránh táo bón. Ngoài ra những trẻ lớn bị suy tim chỉ nên uống nước khi khát. Ngược lại những trẻ bị TBS tím, máu bị cô đặc nhiều, nên uống nhiều nước.

- Trẻ đang độ tuổi đi học vẫn có thể tiếp tục đến trường; gia đình cần kết hợp với nhà trường để miễn cho trẻ những hoạt động nặng cần phải gắng sức như chơi những môn thể thao đòi hỏi sự gắng sức cao độ, hoặc lao động nặng. Khi trẻ đã bị suy tim nên cho trẻ nằm đầu cao khi ngủ.

- Trẻ bị TBS rất dễ bị viêm phổi, để tránh biến chứng này gia đình nên giữ trẻ ấm khi trời lạnh, không cho trẻ ở những nơi có nhiều khói bụi, không nên hút thuốc lá ở những chỗ trẻ ở. Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh ho, cảm cúm thì nên tránh xa trẻ, không nên tiếp xúc với trẻ.

- Ngoài ra trẻ TBS cũng dễ bị nhiễm trùng vùng răng miệng, từ đó sẽ dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim, rất nguy hiểm. Chính vì thế gia đình nên hướng dẫn trẻ cách đánh răng sau mỗi bữa ăn, khám bác sĩ nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.

- Nếu cần nhổ răng hay làm các thủ thuật, phẫu thuật có gây chảy máu phải báo cho bác sĩ biết trẻ bị TBS để được uống hoặc tiêm kháng sinh dự phòng trước và sau thủ thuật, phẫu thuật.

Có phải tất cả đều phải dùng thuốc?

- Về điều trị, không phải tất cả các trẻ bị TBS đều cần dùng thuốc, bác sĩ sẽ cho các loại thuốc khác nhau tùy theo loại bệnh tim và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Có rất nhiều loại thuốc để điều trị TBS, các loại này đều dùng không đúng chỉ định có thể có hại cho trẻ. Chính vì thế gia đình chỉ cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự động ngưng thuốc khiến bệnh sẽ nặng hơn, không tự động tăng hoặc giảm liều thuốc vì sẽ nguy hiểm cho trẻ. Trong khi dùng thuốc nếu trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào khác thường, gia đình nên báo ngay cho bác sĩ biết.

- Trẻ bị TBS nên tái khám định kỳ mỗi tháng, 2 tháng, 3 tháng hay 6 tháng tùy theo chỉ định của bác sĩ. Dù trẻ có bình thường cũng nên đi tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ đánh giá diễn tiến của bệnh, phát hiện các biến chứng cũng như điều chỉnh lại liều lượng thuốc cho phù hợp với cân nặng tăng dần của trẻ. Nên cho trẻ khám lại ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào khác thường như: sốt, ho, tiêu chảy, nôn mửa, phù, tiểu ít, bỏ bú, quấy khóc, thở mệt, rên rỉ, lừ đừ hay bứt rứt lên cơn tím tái, co giật, hôn mê.    

BS. VU MINH PHUC

Theo SK&ĐS

Tim bẩm sinh là bệnh có mối nguy hại nhất trong các bệnh về tim mạch ở trẻ.Triệu chứng của bệnh và cách chăm sóc là một trong những vấn đề đang được các bậc phụ huynh quan tâm, khi con em mình mắc phải căn bệnh này. Bởi đây được xem là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể khiến trẻ tử vong ngay từ khi mới sinh. 

Trước nhu cầu đó, lúc 10 giờ ngày 22/09/2017 – T3G Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã tổ chức buổi Truyền thông giáo dục sức khỏe tại Khoa Tim mạch thận niệu với chủ đề: “Chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh”. Báo cáo viên: BS Lê Hoàng Phong.

BS Phong TTGDSK chủ đề: “Chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh” tại K. TMTN.

Nhằm tránh cho các bậc phụ huynh bớt lo lắng về căn bệnh này, BS Phong đã lưu ý về nguyên nhân của bệnh: Tại sao trẻ bị tim bẩm sinh? Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp? Hướng điều trị và cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh… chi tiết hơn trong việc hướng dẫn chăm sóc: cách chăm sóc chung, tái khám định kỳ theo hẹn, uống thuốc theo toa, chủng ngừa đầy đủ… Lưu ý chăm sóc về hô hấp: tránh cho trẻ tiếp xúc nguồn bệnh, hạn chế trẻ tiếp xúc với nhiều người lạ, không cho trẻ ăn uống chung với người khác, giữ ấm trẻ khi trời lạnh, đầu để cao khi cho ăn, bú; chia nhỏ bữa ăn để tránh hít sặc… Chế độ ăn cho trẻ cần đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Chú ý bổ sung: sắt, vitamin, calcium, rau, trái cây cho trẻ nhằm hạn chế táo bón...Việc chăm sóc răng miệng cũng được BS lưu ý. Nên chải răng sau khi bú/ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm, không nên bú sữa, nuớc trái cây khi đang ngủ và cần báo với BS nha khoa về bệnh lý tim khi cần nhổ răng cho trẻ. Vậy trẻ bị tim bẩm sinh có cần hạn chế vận động không?đa số không cần. Một số bệnh tim nặng có suy tim hay tim bẩm sinh tím chưa thể phẫu thuật sẽ được tư vấn hạn chế vận động. Chính vì vậy mà khi đã tìm thấy những dấu hiệu của bệnh thì cần sớm có biện pháp can thiệp, theo dõi và chữa trị kịp thời để tránh hậu quả khôn lường về sau. Hầu hết trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh có thể sinh hoạt hay vui chơi bình thường, chỉ trừ một số hoạt động đòi hỏi gắng sức nhiều hoặc các môn thể thao mang tính chất thi đấu đối kháng. Trong thực tế, trẻ được động viên tham gia vào các hoạt động thể chất để giúp cho trái tim thích nghi tốt và trẻ có thể tận hưởng cuộc sống. Trẻ có thể tham gia vào một số hoạt động có lợi cho sức khoẻ như bơi, đi xe đạp, chạy, nhảy dây và chơi cầu lông

BS Ly Ly – TK TMTN đang siêu âm tim cho trẻ

Hiện tại, Phòng khám Tim mạch Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai hoạt động vào ngày thứ tư, thứ năm hằng tuần và thực hiện siêu âm tim [do các bác sỹ tim mạch được đào tạo từ tuyến trên]. Khi điều trị bệnh nhi sẽ có hồ sơ theo dõi kèm sổ hẹn tái khám định kỳ. Trường hợp trẻ cần phẩu thuật, các BS tại khoa TMTN có thể giúp liên hệ cho trẻ chuyển đến các Trung tâm phẫu thuật tim tại TP HCM như: Viện tim, Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, BV Đại học Y dược, BV Nhân dân Gia Định hay BV Hoàn Mỹ… là những nơi có thực hiện phẫu thuật tim rất tốt.

Trẻ bị tim bẩm sinh vẫn có thể sinh hoạt, học tập bình thường như các trẻ khác; tuy nhiên tất cả trẻ mắc bệnh này cần được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách để có sức khỏe tốt. Vì vậy phụ huynh có vai trò rất lớn trong việc phối hợp cùng với ngành y trong việc điều trị bệnh tim bẩm sinh cho trẻ.

CN Hồ Thị Thanh Thuận

T3G  P.CTXH

Dinh dưỡng cho trẻ bị tim bẩm sinh

Tình trạng suy dinh dưỡng rất thường xuyên xảy ra ở trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh bởi trẻ có nhu cầu năng lượng cao hơn bình thường, trong khi sự hấp thu lại bị giảm. Nguyên nhân là do trẻ thở nhanh và mệt mỏi dẫn đến tình trạng biếng ăn, bú kém, đồng thời trẻ sẽ hấp thu dưỡng chất kém vì hệ tiêu hóa trẻ yếu. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ , bố mẹ cần phải rất kiên nhẫn và cẩn thận, để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ phát triển.

Đối với những trẻ còn đang bú mẹ, để tránh tình trạng trẻ bị sặc sữa, mẹ không được cho trẻ bú khi nằm, mà cần phải bế trẻ lên và để đầu của trẻ cao khi bú. Sau khi bú xong, nên bế đứng trẻ lên, áp vào vai mẹ vài phút và vỗ nhẹ vào lưng để trẻ ợ hơi trước khi đặt nằm xuống. Sau mỗi lần bú nên đặt trẻ nằm nghiêng nếu trẻ có bị ọc, sữa không tràn vào mũi gây sặc.

Mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần trong ngày và mỗi lần bú số lượng sữa có thể giảm đi, không nên để trẻ bú lâu một lúc vì trẻ sẽ dễ bị mệt và sặc sữa. Nếu trẻ không bú được [do sinh non, có tật ở miệng hay mệt mỏi…], mẹ có thể vắt sữa cho trẻ uống, số lượng sữa trung bình trong ngày bằng khoảng 15% trọng lượng cơ thể của trẻ.

Nếu trẻ đã ăn dặm, cũng nên cho ăn từng ít một và ăn nhiều lần tuỳ theo khả năng tiêu hóa của trẻ. Đối với trẻ lớn đã ăn cơm, gia đình nên cho trẻ ăn nhạt nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất bổ dưỡng.

Nên cho trẻ ăn chế độ có nhiều rau, trái cây và các thức ăn dễ tiêu để tránh táo bón. Bổ sung những thực phẩm giàu kali như cam, nho, đu đủ, chuối, nước dừa… khi trẻ phải sử dụng thuốc lợi tiểu.

Cần phải bế con lên và để đầu của trẻ cao khi bú

Những trẻ lớn bị suy tim chỉ nên uống nước khi khát. Ngược lại những trẻ bị tim bẩm sinh có tím, máu bị cô đặc nhiều, nên uống nhiều nước.

Trẻ hoạt động thể lực như thế nào?

Hầu hết trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh đều có thể sinh hoạt hay vui chơi bình thường. Trẻ có thể tham gia vào một số hoạt động có lợi cho sức khoẻ như đi bộ, chạy, bơi, đi xe đạp và chơi cầu lông.

Chỉ cần tránh những hoạt động đòi hỏi gắng sức quá nhiều như bóng rổ, bóng đá, đua xe đạp, chạy cự ly dài, hoặc các môn thể thao mang tính chất thi đấu đối kháng như boxing, đấu vật, võ thuật, hay những trò chơi cảm giác mạnh.

Nếu trẻ đang ở độ tuổi đi học gia đình cần trao đổi với nhà trường để miễn cho trẻ những hoạt động nặng cần phải gắng sức nhiều. Nhìn chung, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nên được động viên tham gia vào các hoạt động thể chất phù hợp, để giúp trái tim thích nghi tốt và trẻ có thể được tận hưởng cuộc sống một cách bình thường.

Phòng tránh nhiễm khuẩn

Trẻ bị tim bẩm sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi, vì vậy để tránh biến chứng này bố mẹ nên giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, không cho trẻ ở những nơi có nhiều khói bụi, không được hút thuốc lá khi có mặt trẻ. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện như ho nặng nhiều đờm, thở nhanh, khò khè, đau thắt ngực, nên đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Dị tật tim bẩm sinh cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tim mạch, được gọi là viêm nội tâm mạc. Đây là bệnh nhiễm trùng các lớp lót bên trong của tim [màng trong tim], xảy ra khi vi khuẩn hoặc vi trùng khác từ một phần khác của cơ thể đi vào máu và lan đến các khu vực bị hư hại trong tim. Nếu không được điều trị, viêm nội tâm mạc có thể gây tổn hại van tim và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Để ngăn ngừa nhiễm khuẩn này, trẻ cần được chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách trong suốt cuộc đời. Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ đánh răng sau mỗi bữa ăn và cho trẻ khám bác sĩ nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.

Ngoài ra, nếu trẻ có vết thương hở hay nhiễm khuẩn ở trên da, bố mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn dự phòng biến chứng lên tim mạch.

Nếu cần nhổ răng, cắt amidan, hay làm các thủ thuật, phẫu thuật có gây chảy máu, bố mẹ phải báo cho bác sĩ biết trẻ có bệnh tim bẩm sinh, để trẻ được uống hoặc tiêm kháng sinh dự phòng trước và sau thủ thuật, phẫu thuật, nhằm phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Trong sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ cần lưu ý để phòng tránh nhiễm khuẩn cho trẻ. Trước khi cho trẻ bú hoặc ăn, mẹ cũng cần rửa tay sạch sẽ, nhớ lau kỹ vú, nhất là đầu vú bằng nước ấm. Các đồ dùng cho trẻ cũng luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ. Những người đang bị ho, cảm cúm, nhiễm trùng nên tránh xa, không nên tiếp xúc hoặc chăm sóc trẻ.

Sử dụng thuốc

Có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh tim bẩm sinh, tùy vào mỗi loại bệnh tim và mức độ nặng nhẹ của bệnh, mà bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng các loại thuốc khác nhau. Những thuốc này nếu dùng không đúng chỉ định, đều có thể có hại cho trẻ.

Chính vì thế, bố mẹ cần lưu ý chỉ được cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tự động ngưng thuốc sẽ khiến bệnh nặng hơn, cũng không tự động tăng hoặc giảm liều thuốc vì sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Trong khi dùng thuốc nếu trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào khác thường, gia đình cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Trẻ bị tim bẩm sinh cần được tái khám định kỳ mỗi tháng, 2 tháng, 3 tháng hay 6 tháng tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Trẻ bị tim bẩm sinh cần được tái khám định kỳ mỗi tháng, 2 tháng, 3 tháng hay 6 tháng tùy theo chỉ định của bác sĩ. Cho dù sức khỏe của trẻ vẫn bình thường cũng nên đi tái khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ đánh giá diễn tiến của bệnh, phát hiện sớm các biến chứng nếu có, cũng như điều chỉnh lại liều lượng thuốc cho phù hợp với cân nặng tăng dần của trẻ.

Lời khuyên của bác sĩBên cạnh đó, trẻ em và thanh thiếu niên có các dị tật tim bẩm sinh có thể gặp phải những vấn đề về tâm lý, khiến chúng luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm, cô đơn hay khó khăn khi đối phó với bệnh tật. Vì vậy, bố mẹ cũng phải thường xuyên ở bên cạnh trẻ, chia sẻ, động viên, giúp trẻ hiểu rõ về bệnh và sẵn sàng hòa nhập với cuộc sống.Không nên hạn chế trẻ chơi đùa cùng bạn bè hay cấm đoán trẻ tham gia các hoạt động thể lực, bởi như vậy sẽ làm cho trẻ ngày càng cảm thấy nhút nhát và mặc cảm hơn.

Trẻ cần được hoạt động vui chơi, giải trí, kể cả vận động ngoài trời để có được sự phát triển tốt, sự tự tin và hòa đồng với bạn bè, không có cảm giác mình là người bệnh tật.

Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng khác thường nào dưới đây, cần đưa trẻ đi khám lại ngay: Bú kém, ăn kém hơn hoặc bỏ bú, bỏ ăn, nôn ói; sốt cao; tiêu chảy; quấy khóc liên tục, bứt rứt, vật vã, mệt lã, lơ mơ, li bì. Thở nhanh, khó thở, lồng ngực bị rút lõm, ho nhiều, da tím, xanh xao nhiều hơn, vã mồ hôi nhiều, chi lạnh… Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cần được tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Những điều đặc biệt lưu tâm

Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh thường dễ bị mệt mỏi do thiếu oxy. Do vậy, bố mẹ cần lưu ý tránh để trẻ quấy khóc, bú hoặc ăn quá no, chơi đùa lâu, rặn khi đi tiêu do táo bón… vì có thể làm tăng nhu cầu oxy của cơ thể, khiến trẻ bị mệt, khó thở, tím tái nhiều hơn.

Nên cho trẻ nằm đầu cao, chếch khoảng 30 - 45 độ, nhất là khi trẻ đang mệt và khó thở. Tránh các tác nhân kích thích như tiếng động lớn, tã ướt, bụng đói, ánh sáng chói… để trẻ được nghỉ ngơi yên tĩnh, ngủ ngon giấc.

Nếu trẻ khó thở cần nới rộng quần áo và đặt trẻ nằm theo tư thế quay sang một bên với hai đầu gối co lên ngực [tư thế này giúp tăng lượng máu lên phổi, trẻ sẽ đỡ mệt]. Sau đó, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

Khi cho trẻ đi chơi xa như du lịch… bố mẹ cần nhớ để mang theo các loại thuốc điều trị cần thiết cho trẻ.

Giúp trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh tự thích nghi với cuộc sống.

Khi trẻ lớn lên, dần dần bố mẹ cần nói cho trẻ hiểu về dị tật tim bẩm sinh của trẻ và hướng dẫn trẻ cách tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, để trẻ tự thực hiện một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, không hút thuốc lá, uống thuốc điều trị theo chỉ định hoặc hạn chế các hoạt động thể dục nếu cần thiết.

Khi trẻ trưởng thành, chúng cũng sẽ cần được tư vấn hướng nghiệp để lựa chọn được một công việc phù hợp với sức khỏe.

Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh thường yếu ớt hơn những đứa trẻ bình thường, nhưng gia đình vẫn cần ứng xử với trẻ như với những đứa trẻ khác, tuyệt đối không nên coi con như một người bệnh, để giúp con có thể tự tin, vượt qua mặc cảm bệnh tật trong tương lai.


Video liên quan

Chủ Đề