Cách chua đầy hơi ở trâu

Tại sao có những con bò đang ăn uống bình thường, sau đó bỏ ăn, khó thở, mắt trợn ngựơc, bụng căng to dần và ấn tay vào như quả bóng căng đầy hơi. Đây là bệnh gì? Cách phòng và trị bệnh này như thế nào?

Với các triệu chứng như mô tả thì bò bị bệnh chướng bụng đầy hơi. Bệnh xảy ra do bò sữa ăn quá nhiều cỏ non, đặc biệt là vào đầu mùa mưa, do ăn phải các loại thức ăn bị ôi, mốc, thức ăn quá chua hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột làm rối lọan hệ vi sinh vật dạ cỏ và gây ra các phản ứng lên mem vi sinh hơi quá mức, dạ cỏ không kịp thải hơi ra ngoài, gây chướng hơi cấp.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, bò có các biểu hiện khác như: bỏ ăn, không nhai lại, đứng lên nằm xuống bứt dứt, khó chịu và thở khó khăn. Do lượng hơi sinh ra quá mức, dạ cỏ ngừng nhu động và khi bị nặng, bò sữa không đứng được, nằm nghiêng, bốn chân bơi bơi, bí đái, bí ỉa và nếu không được cấp cứu kịp thời, con vật có thể bị ngạt và chết sau một giờ.

Điều trị

Việc áp dụng các biện pháp điều trị tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Có thể điều trị theo các phương pháp sau:

- Dùng tay trái kéo lưỡi bò ra và dùng tay phải sát gừng giã nhỏ lên lưỡi để kích thích cơ thực quản co bóp, giúp đẩy hơi ra ngoài.

- Dùng bọc giẻ bên trong có muối rang hoặc gừng, rượu, trộn lẫn với nhau, chà sát mạnh lên hai bên sườn và lên hông trái, kích thích nhu động dạ cỏ.

- Giã nhỏ 50g tỏi, 30g gừng và trộn lẫn hai thứ này với 50g muối, sau đó hòa với 2 lít nước, cho bò uống 2 lần trong ngày.

- Cho bò uống bài thuốc gồm tỏi [10 - 20 nhánh], lá trầu không [10 lá], pha trộn với một ít dấm thanh hoặc khoảng 1 lít nước dưa chua.

- Pha 100g sunphát magiê và 2g thuốc tím vào 2 lít nước và cho bò uống 2lần/ngày.

- Cho uống 50g sunphát magiê, pha với 2 - 3 lít nước.

- Dùng pilocarpin 3% tiêm dưới da, liều 5 - 10ml [mỗi ống 5ml], mỗi ngày tiêm một lần.

Trường hợp bò sữa bị chướng hơi cấp tính, phải can thiệp ngay bằng cách chọc troca vào lõm hông trái để cho hơi thoát ra. Nếu không có troca thì có thể dùng kim tiêm 16, dài 7 - 10cm. Khi xử lý, cần lưu ý:

- Sát trùng troca, kim tiêm và sát trùng chỗ chọc cẩn thận.

- Dùng ngón tay bịt đầy troca lại, nhả hơi ra từ từ, tránh cho bò bị chết do sốc vì giảm áp lực đột ngột.

- Sau khi chọc, tiêm thuốc trợ sức cho bò và cho ăn cháo loãng có pha chút muối.

- Sau khi hơi thoát ra hết phải rút troca ra. Bắt buộc phải tiêm kháng sinh trong 3 ngày liền để chống nhiễm trùng:

Ampi-septol: 1ml/10 - 12kg thể trọng

Gentamycine: 1ml/10kg thể trọng [2 - 3đvqt/kg thể trọng].

Phòng bệnh

- Bảo quản tốt thức ăn cho bò sữa, tránh thối mốc. Trường hợp chẳng may thức ăn bị hỏng phải loại bỏ, không cho bò ăn.

- Cỏ non, đặc biệt là sau khi mưa, nên thu cất và cho ăn tại chuồng, trước khi cho ăn cần rửa sạch và phơi tái.

- Không thay đổi các loại thức ăn một cách đột ngột mà phải thay đổi từ từ và có giai đoạn chuyển tiếp.

Theo các chuyên gia, bệnh chướng bụng đầy hơi ở bò thường xảy ra vào thời điểm xuân hè. Vậy nguyên nhân và cách chữa trị bò bị chướng bụng là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 

Hình 1: Tìm hiểu tình trạng bò bị chướng bụng

Nguyên nhân bò bị chướng bụng

Trâu bò ăn nhiều cỏ non, hoặc ăn phải thức ăn ôi mốc, đặc biệt là các loại củ quả ôi thối được coi là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bò bị chướng bụng.

Vì đây là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại ở đường ruột phát triển, lên men sinh hơn những mức bình thường, bụng và dạ dày phình căng. 

Trong quá trình sinh hơi, nhu động của dạ dày, ruột giảm dần và ngừng hẳn gây ra hội chứng chướng bụng đầy hơi.

Các thức ăn như rơm, cỏ bị mốc, các loại cỏ thuộc họ đậu, cỏ bị ngâm sương đêm, có thuốc sâu, có bị ngâm nước lâu có sẵn nhiều đất hoặc bùn sẽ sinh ra nhiều hơi trong dạ cỏ, làm bụng bên trái của bò sẽ bị căng phồng.

Bệnh cũng có thể do bê con bú phải sữa chua hoặc bú vội sữa lọt vào dạ cỏ không tiêu được.

Ngoài ra, bò bị chướng bụng còn có thể do một số các nguyên nhân khác như: 

  • Do nhu động đường tiêu hóa của bò kém
  • Do bò phải làm việc quá sức hoặc bị vận chuyển đi xa mệt nhọc.
  • Do thời tiết thay đổi nắng, mưa khiến bò bị mệt mỏi

Nếu trong trường hợp số hơi sinh ra trong 1 giờ lớn hơn thì hơi không đẩy ra được nữa, do đó khối thức ăn trong dạ cỏ bị xáo trộn và bị sủi bọt vì vậy sẽ sinh bệnh. 

Hình 2: Nguyên nhân bò bị chướng bụng

Trường hợp khi hơi sinh ra quá nhanh cũng khiến dạ cỏ bị vỡ và chèn ép các cơ quan hô hấp, tuần hoàn làm cho bò khó thở, mũi nở rộng để thở, niêm mạc mắt mũi hậu môn bầm tím.

Triệu chứng bò bị chướng bụng

Những triệu chứng bò bị chướng bụng có thể được nhận biết qua các dấu hiệu sau: 

  • Bò bị biếng ăn, không nhai lại, bụng căng lên do tích hơi, khó thở
  • Nếu trường hợp bệnh nặng, bò sẽ không đứng được, nằm nghiêng, bốn chân bơi đạp, bị bí đái ỉa.
  • Nhiều khi bò bị chướng bụng phình to, 2-3 giờ sau hõm hông bên trái to lên, cao hơn cả xương sống. 
  • Bò có hiện tượng bỏ ăn táo bón, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, niêm mạc mắt mũi tím bầm, cuối cùng con vật trúng độc, ngạt thở và chết.

Dựa trên những dấu hiệu lâm sàng mô tả ở trên, người nuôi có thể chẩn đoán bò bị chướng bụng với việc tiếp cận đồng cỏ tươi tốt, chọc qua ống thông dạ dày sẽ phân biệt được đầy hơi và có bọt. Nếu trường hợp bò đầy hơi cần đưa một ống đi vào dạ cỏ sẽ có phép khí tích tụ thoát ra ngoài qua ống

Hình 3: Dấu hiệu bò bị chướng bụng

Điều trị bệnh bò bị chướng bụng

Nguyên tắc điều trị bò bị chướng bụng được xác định như sau:

Thực tế, nếu muốn điều trị bệnh chướng hơi ở bò hiệu quả cần phải tìm mọi cách để tháo hơi ra càng sớm càng tốt. Cụ thể, người nuôi cần sử dụng các biện pháp để đẩy hết thức ăn ra khỏi dạ cỏ, ngăn chặn và ức chế quá trình sinh hơi do thức ăn lên men. Cùng với đó là sử dụng các phương pháp để có thể hồi phục và tăng cường nhu động của dạ cỏ đồng thời kết hợp các biện pháp hỗ trợ để bò có thể có sức chống lại bệnh.

Ngoài ra, người nuôi cần kết hợp các biện pháp sau: 

  • Giữ cho bò luôn nằm đúng tư thế cao đầu, mông thấp để tăng cường lưu thông máu và dễ thở
  • Dùng tay kéo lưỡi bò ra cho chúng dễ thở hơn, nên kéo theo nhịp thở của trâu bò để đem lại hiệu quả cao nhất
  • Mới sạch phân bò ở trực tràng ra ngoài
Hình 4: Điều trị bệnh bò bị chướng bụng
  • Dùng cỏ khô, rơm chà sát vào vùng dạ cỏ của bò ngày từ 2 -3 lần, mỗi lần 10 -15 phút để tăng cường nhu động của dạ cỏ
  • Nếu lượng hơi tích lại quá nhiều làm bụng bò phình to ra, khiến bò có biểu hiện ngạt thở thì bắt buộc phải chọc troca để hơi thoát ra. Trong trường hợp bò mắc bệnh chướng hơi dạ cỏ kèm theo hiện tượng sủi bọt thì bọt khí sẽ bịt lỗ trocar, không cho khí thoát ra ngoài. 

Lúc này, người nuôi cần dùng từ 25 -30g ZnO hòa với 100 -150ml nước sạch rồi bơm vào dạ cỏ để phá vỡ các bọt khí bịt lỗ trocar, làm lỗ thông thoáng trở lại giúp khí thoát được ra ngoài

Cách phòng tránh bò bị chướng bụng

  • Để bò không mắc chứng chướng bụng người nuôi không nên cho bò ăn nhiều cỏ non chứa nhiều nước [đặc biệt là nước sương mù] mà cần để phơi héo mới cho bò ăn
  • Không để bò ăn lá sắn khi trời mưa vừa mới tạnh hoắc nắng ngay sau cơn mưa. 
  • Không để bò uống nước thải ra từ chế biến sắn tươi, mầm cây sắn
  • Không nên chăn thả hoặc cắt cỏ có sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ cho bò ăn
Hình 5: Cách phòng tránh bò bị chướng bụng
  • Không sử dụng thức ăn ôi, thối, mốc cho bò 
  • Không cắt cỏ nơi cạnh nơi có cây trúc đào hoặc cành lá hoa trúc đào. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng bò bị chướng bụng. Hy vọng với những chia sẻ của bài viết, bạn đọc đã có cho mình những kiến thức chăn nuôi vô cùng bổ ích. 

Chủ Đề