Cách điều khiển giấc mơ Lucid dream

Chúng ta thường trải qua 4 đến 6 giấc mơ mỗi đêm nhưng lại quên gần hết khi tỉnh dậy, vì thế mà chúng ta thường không biết là mình đã nằm mơ. Nhưng có những trường hợp khác, giấc mơ lưu lại rất rõ nét trong trí nhớ, thậm chí cứ như đã thật sự xảy ra. Đó là do hiện tượng ‘lucid dream’, hay còn gọi là “giấc mơ sáng suốt”.

Lucid dream là gì?

Lucid dream xảy ra khi chúng ta nhận thức được mình đang mơ. Khi tỉnh giấc, bạn vẫn nhớ được những sự việc trong mơ cùng với suy nghĩ và cảm xúc của mình. Đôi khi, bạn còn có thể điều khiển lucid dream bằng việc thay đổi nhân vật, môi trường, hoặc cốt truyện.

Nghiên cứu chỉ ra 55% người đã từng có ít nhất một giấc mơ sáng suốt trong cuộc đời mình. Nhưng chỉ 23% người trải qua giấc mơ sáng suốt ít nhất một lần mỗi tháng.

Trên thực tế, những người nhớ được nội dung giấc mơ sau khi thức dậy có xu hướng tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ đó. Theo quan niệm phương Đông, mỗi sự vật hiện tượng xuất hiện trong mỗi giấc mơ đều mang đến một điềm báo trước tương lai. Ví dụ khi mơ thấy nước, lũ hay mưa là điềm lành, mang đến may mắn cho người được báo mộng. Nếu mơ thấy trong giấc mơ có nhiều yếu tố nước như vậy bạn có thể lựa chọn con số 06 – 08 – 56 để chơi cho xo so mn chu nhat sẽ rất may mắn.

Lucid dream hoạt động như thế nào?

Khi ở trong lucid dream, bộ não chúng ta có nhiều thay đổi. Vùng vỏ não trước trán – nơi kiểm soát khả năng nhận thức – sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn chứ không bị ức chế như trong giấc mơ thường.

Sóng gamma cũng được kích hoạt đến tần số gắn liền với nhận thức tỉnh táo và các chức năng điều hành. Nhờ vậy mà ta có thể hoạt động tự nguyện hoặc đưa ra quyết định trong giấc mơ.

Ngoài việc đón chờ một cách tuỳ duyên, bạn có thể trải nghiệm lucid dream nhờ thực hành. Lucid dream có thể đến một cách tự nhiên hoặc qua quá trình luyện tập, bằng cách:

1. Thực hành phươnpháp MILD và WBTB:

MILD [Mnemonic Induction of Lucid Dreams] – Cảm ứng ghi nhớ: Nhẩm đi nhẩm lại một cụm từ trong đầu trước khi ngủ để tự “lập trình” sự minh mẫn trong mơ. Ví dụ nếu ham muốn trúng xs kg của bạn quá cao. Bạn luôn nghĩ tới những con số hàng ngày bất kể đang làm gì thì khả năng cao khi mơ bạn sẽ nhìn thấy các con số.

WBTB [wake-up-back-to-bed] – Thức giấc rồi quay về giường:

  • Đầu tiên, hãy để cơ thể đi vào giấc ngủ REM – khi não bộ hoạt động tích cực, tức là sau khoảng 6 giờ đồng hồ rồi đánh thức bản thân. Kích thích não bộ trong giai đoạn này giúp bạn có ý thức trong mơ.

  • Sau đó, hãy tập trung não bộ vào một việc gì đó trong khoảng 20 phút đến 60 phút rồi cố gắng quay trở lại giấc ngủ.

  • Khi trở lại giấc ngủ từ trạng thái tỉnh, bạn đang đưa dần ý thức của mình vào trong giấc mơ, dẫn chúng ta vào giấc mơ sáng suốt.

2. Luyện tập bài kiểm tra thực tế [reality check]:

Để kiểm tra xem mình đang trong giấc mơ hay trong đời thật. Chẳng hạn như tự nhéo mình, nếu đau là thật, không đau là mơ.

Đó là cách dân gian, còn phương pháp từ các chuyên gia là thử đưa tay qua tường, nếu xuyên qua là đang trong mơ. Hãy thử đọc một đoạn văn bản trên poster nào đó. Nếu bạn đọc lại lần nữa mà thấy nó thay đổi thì đó là mơ.

3. Ghi nhật ký giấc mơ 

Theo tiến sĩ Apsy, người từng thực hiện nghiên cứu về lucid dream vào năm 2017, những người càng dễ đi vào giấc mơ sáng suốt thì càng nhớ rõ giấc mơ của mình hơn. Vì thế, việc ghi nhớ chi tiết giấc mơ đã trở thành tiêu chuẩn để phán đoán xem bạn có trải qua giấc mơ sáng suốt hay không.

Những người từng trải qua giấc mơ sáng suốt cũng chia sẻ rằng họ cảm thấy việc ghi lại giấc mơ của mình ngay sau khi ngủ dậy là một phương pháp rất hữu ích.

4. Lucid dream tốt hay xấu? 

Lucid dream thường được sử dụng để hoàn thành tâm nguyện, vượt qua nỗi sợ và chữa bệnh, cụ thể:

  • Giảm ác mộng: Lucid dream giúp bạn nhận thức được cơn ác mộng là không có thật và thay đổi chúng bằng những hình ảnh dễ chịu hơn.

  • Giảm lo lắng, căng thẳng: Cảm giác được làm chủ khi ở trong giấc mơ sáng suốt giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ. Khi biết mình đang mơ, bạn có thể định hình câu chuyện và kết thúc của nó theo ý mình.

  • Tăng khả năng vận động: Trong lucid dream, vỏ não trước được kích hoạt và giúp việc thực hiện một chuyển động tốt hơn. Nhờ vậy, lucid dream có thể giúp những người khuyết tật phục hồi thể chất.

  • Tăng khả năng sáng tạo: Những người sáng tạo dễ rơi vào lucid dream hơn nhờ vào khả năng gợi nhớ và hình dung tốt. Ngược lại, lucid dream cũng làm tăng khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của chúng ta.

Bên cạnh những công dụng trên, vẫn còn nhiều tranh luận quanh lucid dream bởi một số rủi ro:

  • Rối loạn giấc ngủ: Những phương pháp để đi vào lucid dream thường làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến việc ngủ không đủ giấc và gây ra nhiều hậu quả như căng thẳng hay trầm cảm.

  • Tri giác sai tại [derealization]: Phương pháp cảm ứng [induction techniques] kết hợp thực tại và giấc mơ, khiến việc phân biệt chúng trở nên khó khăn hơn với một số người.

  • Tình trạng mất kết nối: Việc hiện thực và giấc mơ chồng chéo lên nhau dẫn đến việc mất kết nối với chính bản thân hoặc môi trường xung quanh.

Một khi giấc mơ có thể được điều khiển hoàn toàn, nó có thể trở thành đối tượng kinh doanh như trong phim Total Recall của Arnold Schwarzenegger.

Giấc mơ là những câu chuyện và hình ảnh mà tâm trí của chúng ta tạo ra khi đang ngủ về rất nhiều chủ đề như vui chơi, lãng mạn, kinh dị và đôi khi rất kì lạ. Vậy có khi nào bạn chèn ý thức và thay đổi giấc mơ chưa? Như khi mơ đang bị khủng long tấn công và bạn nghĩ mình biến thành siêu nhân để giành chiến thắng. Đã có nhiều nghiên cứu để giải mã những gì đang xảy ra trong giấc mơ và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu làm thế nào để có thể điều khiển được giấc mơ?

Sơ lược về giấc ngủ

Có 5 giai đoạn chu kỳ giấc ngủ và được lặp lại 5-6 lần mỗi đêm bao gồm:

  • Giai đoạn 1 được gọi là giấc ngủ nhẹ, nơi bạn chuyển động mắt chậm lại và thả lỏng cơ.
  • Giai đoạn 2, chuyển động của mắt dừng lại và sóng não trở nên chậm hơn. Giai đoạn này chiếm một nửa thời gian ngủ.
  • Giai đoạn 3, sóng não rất chậm và sóng delta bắt đầu xuất hiện.
  • Giai đoạn 4, đây là giai đoạn giấc ngủ sâu, não tạo ra khá nhiều sóng delta. Không có chuyển động mắt và cơ thể rơi vào trạng thái tê liệt. Nếu bạn đánh thức một người ở giai đoạn này họ có thể cảm thấy choáng váng cho đến khi ý thức của họ phục hồi.
  • Giai đoạn 5 được gọi là chuyển động mắt nhanh hoặc REM. Hít thở nhanh hơn và mắt giật nhanh theo nhiều hướng khác nhau, nhịp tim và huyết áp tăng lên. Giai đoạn này là lúc bạn sắp tỉnh, ý thức bắt đầu được phục hồi và cũng là lúc giấc mơ xuất hiện. Vì vậy, đây là lúc bạn có thể điều khiển giấc mơ theo ý bạn.

Những giấc mơ thường là trải nghiệm khó hiểu và mờ nhạt. Trong mơ, chúng ta ít phê phán, tiếp cận với ký ức thực. Sự bốc đồng cũng như cảm xúc tăng cao trong mơ thường tạo ra những cơn đau đầu nhẹ khi thức dậy vào buổi sáng.

Nhưng những giấc mơ không phải lúc nào cũng diễn ra theo cách này. Theo Popsci, hơn 1/2 trong chúng ta ít nhất một lần trong đời trải nghiệm khả năng điều khiển giấc mơ khi đang ngủ say. Gần 1/4 sẽ gặp lucid dream [giấc mơ sáng suốt] mỗi tháng một lần hoặc nhiều hơn.

Có 2 thay đổi quan trọng trong não chịu trách nhiệm cho trạng thái này. Vỏ não trước, điều khiển khả năng nhận thức cao hơn vốn bị ức chế trong những giấc mơ bình thường, lại hoạt động mạnh hơn trong những giấc mơ sáng suốt.

Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy sự gia tăng sóng gamma, phát ra bởi các nhóm tế bào thần kinh liên quan đến nhận thức có ý thức có tần suất lớn hơn.


Lucid dream cho phép bạn điều khiển mọi thứ trong giấc mơ của mình. [Ảnh: Popsci].

Các nhà khoa học quan tâm việc làm thế nào tác động đến não bộ để kiểm soát được quá trình này. Không chỉ vì niềm vui của việc kiểm soát được giấc mơ, người ta hy vọng rằng giấc mơ sáng suốt sẽ cho cái nhìn có giá trị về cách mà ý thức được hình thành bên trong bộ não.

Ví dụ, liệu pháp triển khai giấc mơ sáng suốt có tiềm năng lớn trong việc điều trị những người gặp ác mộng mãn tính và Hội chứng căng thẳng sau chấn thương [PTSD].

Những người mắc PTSD thường trải qua các cơn ác mộng lặp đi lặp lại có liên quan đến sự kiện nào đó gây sốc cho họ. Các cơn ác mộng tái phát này đáng sợ đến nỗi chúng gây lo lắng, mất ngủ, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ban ngày.

Với giấc mơ sáng suốt, người gặp ác mộng có thể nhận ra rằng những gì họ đang trải qua là không có thật, sau đó biến cơn ác mộng thành một giấc mơ đẹp.

Các giấc mơ sáng suốt cũng cho cơ hội cải thiện kỹ năng vận động thông qua tăng cường hoạt động não bộ. Sử dụng hình ảnh tinh thần để luyện tập kỹ năng vận động đã được chứng minh cải thiện hiệu suất của người chơi thể thao, bác sĩ, nhạc sĩ.

Ngoài ra, nó còn hỗ trợ phục hồi chức năng điều khiển tay và các nhiệm vụ vận động khác, ví dụ các bệnh nhân sau khi bị tổn thương hệ thần kinh.

Kỹ thuật này hoạt động theo nguyên tắc tạo ra tưởng tượng, sau đó vận động kích hoạt các cấu trúc thần kinh có liên quan, giống như người ta đang thực sự làm điều đó, chỉ khác biệt ở chỗ cơ thể không vận động.


Ác mộng là nguồn gốc của nhiều bệnh tật. [Ảnh: Shutterstock].

Nhiều kỹ thuật khác nhau đã được phát triển và thử nghiệm để tạo ra những giấc mơ sáng suốt trong những năm gần đây, song chưa có kỹ thuật nào đáng tin cậy và thành công nhất quán ở mọi cá nhân.

Điều này không có nghĩa các kỹ thuật này vô dụng. Một số kỹ thuật rất có tiềm năng, dù phần lớn vẫn ở trong giai đoạn sơ khai. Dưới đây là những kỹ thuật tiềm năng nhất, hầu hết có thể thử ở nhà.

Đầu tiên là loại kỹ thuật nhận thức, gồm các hoạt động được thực hiện vào buổi sáng hoặc trong khi ngủ. Theo một nghiên cứu của Đại học Adelaide có 169 người Australia tham gia, sự kết hợp của ba kỹ thuật tạo ra những giấc mơ sáng suốt thành công nhất là: thử nghiệm thực tế, Mnemonic Indtion Lucid Dreaming [gợi nhớ về mơ sáng suốt]Wake-Back-to-Bed.

Phương pháp thử nghiệm thực tế liên quan đến việc thường xuyên tự hỏi bản thân trong lúc tỉnh táo rằng liệu bạn có đang mơ hay không, và thực hiện một hành động tự kiểm chứng. Bộ phim nổi tiếng Inception tham khảo kỹ thuật này với cách kiểm chứng là một bông vụ, thường sẽ ngừng quay nhưng nếu bạn đang trong mơ thì nó quay mãi.

Nếu không thích giữ một bông vụ trong túi, bạn có thể tự bóp mũi xem có thở được không. Việc lặp đi lặp lại hành động “tự hỏi mình có đang mơ” trong suốt cả ngày giúp in sâu vào tiềm thức hành động đó như một thói quen.

Khi thực sự đang mơ, tiềm thức, vốn không chịu ảnh hưởng nhiều bởi ý thức, sẽ tạo cho bạn thói quen tương tự. Khi đó nếu vẫn thở được, bạn sẽ nhận thức là mình đang mơ và kiểm soát được giấc mơ.

Trong kỹ thuật Mnemonic Indjection Lucid Dream [MILD], người ta tưởng tượng một giấc mơ và lặp đi lặp lại câu thần chú thể hiện ý định, chẳng hạn như: "Lần sau tôi đang mơ tôi muốn nhớ rằng mình đang mơ".

Để có kết quả tốt nhất, nên thực hiện kỹ thuật Wake-Back-To-Bed [WBTB]. Cụ thể, hãy đặt đồng hồ báo thức trước một hoặc hai giờ so với giờ thức dậy bình thường. Sau khi thức dậy trong vài phút, cố ngủ lại, nhiều khả năng bạn sẽ có được một giấc mơ sáng suốt.

Sự thức tỉnh ngắn ngủi trong vài phút được cho là tăng kích hoạt vỏ não ở các vùng não quan trọng liên quan đến giấc mơ sáng suốt khi một người quay trở lại giấc ngủ ở giai đoạn mắt chuyển động nhanh [REM], giai đoạn của giấc ngủ khi não hoạt động tích cực và xuất hiện giấc mơ.

Việc học sinh đặt báo thức điện thoại mỗi sáng cứ nhấn nút bỏ qua, và để điện thoại reo lặp đi lặp lại cũng dễ gặp giấc mơ sáng suốt.


Giản đồ thôi miên giai đoạn chuyển động mắt nhanh có thời lượng tăng dần sau mỗi chu kỳ ngủ. [Ảnh: Wikimedia Commons].

Như hình trên, bạn có thể thấy giấc mơ sáng suốt thường xuất hiện vào khoảng 4h30 đến 5h sáng. Nếu muộn hơn, bạn có thể tỉnh giấc luôn. Nếu sớm hơn, bạn có thể mất kiểm soát giấc mơ và chìm ngược trở lại trạng thái ngủ sâu.

Nghiên cứu gần đây cho thấy can thiệp bằng thuốc có thể giữ giấc ngủ lâu hơn để tạo điều kiện cho giấc mơ sáng suốt xảy ra. Ví dụ, galantamine, một chất ức chế enzyme thường được sử dụng để điều trị bệnh Alzheimer, đã được chứng minh là làm tăng đáng kể tỷ lệ trải nghiệm giấc mơ sáng suốt khi được sử dụng kết hợp với các kỹ thuật WBTB và MILD. Tuy vậy, các tác dụng phụ của thuốc vẫn còn phải được xem xét.

Sự hiểu biết của chúng ta về những giấc mơ sáng suốt đã tiến bộ đáng kể trong thập kỷ qua. Vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi giấc mơ trở thành đối tượng kinh doanh như trong phim Total Recall của Arnold Schwarzenegger.

Cập nhật: 06/08/2020 Theo Zing/Tinh Tế

Video liên quan

Chủ Đề