Cách đọc full tài liệu trên pubmed

PubMed là thư viện trực tuyến thường được các nhà nghiên cứu khoa học, sinh viên sử dụng làm công cụ tra cứu tài liệu [kể cả Việt Nam]. Bài viết này với mục đích giúp các bạn sinh viên, nhà khoa học chưa rành về công nghệ để tìm hiểu khái niệm pubmed là gì, cách tìm và hướng dẫn sử dụng pubmed 1 cách chính xác, hiệu quả.

PubMed được biết đến như một cơ sở dữ liệu miễn phí, truy cập chủ yếu thông qua cơ sở dữ liệu MEDLINE về các tài liệu tham khảo và tóm tắt về các chủ đề khoa học đời sống và y sinh học. Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ [NLM] tại Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ duy trì hoạt động của cơ sở dữ liệu là một phần trong hệ thống truy cập thông tin Entrez. PubMed được phát hành đầu tiên vào tháng 1 năm 1996.

PubMed được NCBI [National Center for Biotechnology Information – Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia], thuộc NLM [National Library of Medicine – Thư viện Y khoa Quốc gia], đặt tại NIH [National Institutes of Health – Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ] xây dựng và duy trì .

Link website: //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/

Định danh PubMed hay PMID: là một số duy nhất cấp cho mỗi bản ghi PubMed. Việc cấp một PMID hay PMCID cho một ấn phẩm không thể cho người đọc biết điều gì về loại hay chất lượng nội dung của ấn phẩm đó. PMID được cấp cho các bức thư gởi đến biên tập viên, các ý kiến của biên tập viên, op-ed columns, và bất kỳ phần nào mà biên tập viên chọn bao gồm trong tạp chí, cũng như các bài báo được xét duyệt. Số định danh này cũng không là bằng chứng cho thấy rằng các bài báo không được rút lại do gian lận, chưa hoàn chỉnh, hoặc sai. Việc thông báo để chỉnh sửa bài báo gốc có thể được cấp số PMID.

Tìm kiếm theo từ khóa:

  1. Xác định các khái niệm then chốt trong tìm kiếm: Thí dụ Vai trò của đau [pain] trong rối loạn giấc ngủ [sleep disorders] Khái niệm then chốt là: pain, sleep disorders.
  2. Nhập từ [tức là khái niệm then chốt] vào hộp tìm kiếm.
  3. Nhấp Go. Nhấp vào đó để tiến hành tìm kiếm PubMed.

Tìm kiếm theo tác giả

Nhập họ tác giả cùng với chữ đầu tên riêng, không có dấu chấm vào hộp tìm kiếm và nhấp Go.

Thí dụ: Watson JD Lederberg J .Nếu bạn chỉ biết họ tác giả, sử dụng nhãn vùng tên tác giả [au], TD. Brody[au].

Thí dụ: Để tìm các bài báo do Bonnie Ramsey viết về liệu pháp gen [gene therapy] cho bệnh nhân xơ nang [cystic fibrosis], nhập vào hộp tìm kiếm các từ như sau: cystic fibrosis gene therapy ramsey bw. Có thể dùng tên đầy đủ của tác giả để tìm các trích dẫn sau năm 2002 nếu bài báo có tên đầy đủ này. Thí dụ: Joshua Lederberg, Garcia Algar, Oscar

Tìm theo tên tạp chí

  1. Nhập tên tạp chí hoặc tên tạp chí viết tắt vào hộp tìm kiếm.
  2. Thêm các từ tìm kiếm bổ sung.
  3. Nhấp Go.

Thí dụ Để tìm các bài báo về drosophila trong tạp chí Molecular Biology of the Cell, nhập vào hộp tìm kiếm như sau: molecular biology of the cell drosophila

Tìm một trích dẫn cụ thể

Tôi có một số thông tin như là tên tác giả, tên tạp chí và năm bài báo được xuất bản, vậy làm sao để tìm thông qua những thông tin như vậy.

Sử dụng Single Citation Matcher để tìm các trích dẫn với mẫu điền vào: 1. Nhấp Single Citation Matcher từ thanh bên PubMed > 2. Nhập thông tin bạn có vào các hộp để điền vào > 3. Nhấp Go.

Nguồn: smciencevietnam.com

Bước 1:

Kiểm tra file có cho tải miễn phí không? Trên Pubmed luôn luôn có mục link bài báo gốc, một số sẽ cho tải bài báo miễn phí [free full text].

Vào Google Scholar search "title" của bài báo link download fulltext bài báo có thể thấy trong ô màu đỏ từ nguồn gốc của bài báo hay từ thư viện của trường bạn [ô xanh].

Kế tiếp vào Google Scholar search "title" của bài báo link download fulltext bài báo có thể thấy trong ô màu đỏ từ nguồn gốc của bài báo hay từ thư viện của trường bạn [ô xanh].




Vào Researchgate: Nếu tác giả upload bài báo bạn sẽ thấy chữ download, nếu không, bạn có thể yêu cầu tác giả gởi cho bạn bài báo thông qua Researchgate account bằng cách click vào request.

Nếu vẫn chưa có bạn search "tựa bài báo" AND PDF trên google, hay "tựa bài báo" ANDResearchgate. Nếu tác giả upload bài báo bạn sẽ thấy chữ download, nếu không, bạn có thể yêu cầu tác giả gởi cho bạn bài báo thông qua Researchgate account bằng cách click vào request. Một người làm nghiên cứu khoa học nên có account của Researchgate, nó khá có ích như facebook, bạn có thê hỏi về method, bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu gì trên đó.

Bước 2: nếu bài báo không free, bạn vào trang sau: //gen.lib.rus.ec/. Nhập mã DOI vào ô Scientific để tìm. Số DOI này bạn có thể thấy trên trang abstract của bài báo trên Pubmed [hình bên dưới].

Bước 3: nếu vẫn không có link bài báo, bạn vào //sci-hub.cc/ hoặc sci-hub.bz. Nhập vào ô tìm kiếm link gốc của bài báo [nhớ là link gốc không phải link pubmed]. Nếu may mắn bạn sẽ được tải file bài báo ngay, nếu không thì trang web dẫn bạn tới trang bài báo gốc, bạn tìm nút Download nhấn vào thì có khả năng sẽ tải được bài báo.

Các nhóm quốc tế khác:

//www.facebook.com/groups/602746333120795/

//www.facebook.com/groups/freeliterature/

//www.facebook.com/groups/literaturenglish/

Lưu ý: nếu bạn không tự tìm trước trên gen.lib hoặc sci-hub, những người trên group này sẽ không giúp các bạn tải đâu.

 Bước 4: Nếu bạn vẫn chưa tìm được bài báo, bạn có thể gởi email trực tiếp tới tác giả, bạn nên dùng account yahoo hay google email khoảng 20-30% các tác giả sẽ gởi bài cho bạn nếu bài báo xuất bản gần đây [sau 2000].

Bước 5: Bạn mua báo từ thư viện trường của bạn, đôi khi họ làm biếng và bảo không có, bạn tìm thư viện nào đó có bài báo, bạn có thể kiếm người Việt nào đó copy giùm cho bạn.

Trên đây chỉ là kinh nghiệm ít ỏi mà nhóm mình có được. Mọi người nếu có các phương pháp khác thì giới thiệu cho các bạn khác nữa nhé. Cảm ơn các anh chị và các bạn.

Trần Tiểu Tiên [ĐH Y Dược TPHCM], Nguyễn Phước Long [ĐH Y Dược TPHCM],

Nguyễn Tiến Huy [ĐH Nagasaki]

Tham khảo:

- Nhóm tải báo

- Các nguồn khác không nhớ

Các nguồn kiến thức, thông tin khoa học hiện nay xét về tính cập nhật thường chia làm 2 loại. Một là các giáo trình, sách,… được biên soạn chủ yếu dựa trên những tri thức đã được kiểm chứng lâu dài và phần lớn đã được công nhận rộng rãi, tuy nhiên, nếu nhìn vào phần tài liệu tham khảo cuối sách, có thể bạn sẽ phải giật mình vì có khi chúng có trước khi bạn sinh ra!!!.

Để đáp ứng tính cập nhật cao trong khoa học, các tạp chí khoa học ra đời. Sớm nhất trên thế giới là Journal des sçavans và Philosophical Transactions of the Royal Society vào năm 1665. Hiện nay có gần 25-40000 tạp chí khoa học [phản biện và có phản biện], 96% trong số đó xuất bản trực tuyến và tốc độ tăng số lượng là khoảng 3,5%/năm. Hiện tai có khoảng 50 triệu bài báo khoa học [tính từ 1665] và xuất bản hơn 2 triệu bài mỗi năm. Bạn thấy đấy, rõ ràng đây là một nguồn thông tin không thể tốt hơn đối với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trên toàn thế giới.

Trước khi đến phần chính của bài viết, xin nói qua tại sao tôi phải viết bài này. Nếu là một người VIệt Nam, hẳn với học phí 4-5 triệu/kỳ, bạn sẽ cho là cao đối với một sinh viên đại học. Tuy nhiên, dù bạn có ước lượng tình hình kinh tế xã hội để chuyển nó thành học phí của một trường đại học phương Tây thì nó vẫn là quá thấp. Sự khác biệt này đến từ các “cơ sở dữ liệu khoa học“. Các trường đại học phương Tây hằng năm luôn ký kết với một số nhà xuất bản khoa học để thuê sử dụng database cho mục đích học thuật, nhờ chúng mà sinh viên, nghiên cứu sinh của trường luôn được tiếp cận thông tin mới nhất. Điều này rõ ràng là hơn sinh viên ở các nước kém phát triển.

Tôi rất muốn nói nhiều hơn về các bài báo khoa học, về IF, H-index của các tạp chí,… nhưng trong khuôn khổ chỉ 1 bài post như này, để khỏi rông dài, xin đi vào ý chính.

Để tìm một bài báo khoa học [có khả năng lấy được full-text] có các bước cơ bản như sau:

Bước 1:

Kiểm tra file có cho tải miễn phí không? Trên Pubmed luôn luôn có mục link bài báo gốc, một số sẽ cho tải bài báo miễn phí [free full text].

Vào Google Scholar search “tittle” của bài báo link download fulltext bài báo có thể thấy trong ô màu đỏ từ nguồn gốc của bài báo hay từ thư viện của trường bạn [ô xanh].

Kế tiếp vào Google Scholar search “title” của bài báo link download fulltext bài báo có thể thấy trong ô màu đỏ từ nguồn gốc của bài báo hay từ thư viện của trường bạn [ô xanh].

Vào Researchgate: Nếu tác giả upload bài báo bạn sẽ thấy chữ download, nếu không, bạn có thể yêu cầu tác giả gởi cho bạn bài báo thông qua Researchgate account bằng cách click vào request.

Nếu vẫn chưa có bạn search “tựa bài báo” AND PDF trên google, hay “tựa bài báo” and Researchgate. Nếu tác giả upload bài báo bạn sẽ thấy chữ download, nếu không, bạn có thể yêu cầu tác giả gởi cho bạn bài báo thông qua Researchgate account bằng cách click vào request. Một người làm nghiên cứu khoa học nên có account của Researchgate, nó khá có ích như facebook, bạn có thê hỏi về method, bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu gì trên đó.

Bước 2: nếu bài báo không free, bạn vào trang sau: //gen.lib.rus.ec/scimag/. Nhập mã DOI để tìm.

Số DOI này bạn có thể thấy ở phần abstract của bài báo trên Pubmed hoặc trên site chứa nguồn bài báo [như dưới hình]


Nếu không có mã DOI của bài báo thì bạn có thể search thẳng tên của bài báo hoặc một phần tên của tiêu đề. Nhược điểm là có thể sẽ có nhiều bài khác nhau. Do mã DOI của bài báo là duy nhất nên khả năng tìm chính xác sẽ cao hơn.



Bước 3: nếu vẫn không có link bài báo, bạn vào //sci-hub.org/. Nhập vào ô tìm kiếm link gốc của bài báo [nhớ là link gốc không phải link pubmed]. Nếu may mắn bạn sẽ được tải file bài báo ngay, nếu không thì trang web dẫn bạn tới trang bài báo gốc, bạn tìm nút Download nhấn vào thì có khả năng sẽ tải được bài báo.

Hoặc bạn có thể nhập tên bài báo hoặc một phần tên bài báo vào trang booksc.org để tìm, nếu may mắn sẽ tìm được bài giữa một loạt các kết quả tìm kiếm

Bước 4: Nếu tự tìm không được, các bạn vào các group facebook như: Nhóm tải báo, Nhóm tải tài liệu khoa học post link bài báo để xin. [lưu ý nhớ viết theo mẫu của từng nhóm, nếu không sẽ chẳng có ai giúp bạn đâu]

Các nhóm quốc tế khác:

//www.facebook.com/groups/602746333120795/

//www.facebook.com/groups/freeliterature/

//www.facebook.com/groups/literaturenglish/

Lưu ý: nếu bạn không tự tìm trước trên libgen hoặc sci-hub, những người trên group này sẽ không giúp các bạn tải đâu.

Bước 5: Nếu bạn vẫn chưa tìm được bài báo, bạn có thể gởi email trực tiếp tới tác giả, bạn nên dùng account yahoo hay google email khoảng 20-30% các tác giả sẽ gởi bài cho bạn nếu bài báo xuất bản gần đây [sau 2000].

Bước 6: Ngoài ra còn một cách nữa là dùng ezproxy, tuy nhiên cách này chưa phổ biến lắm ở Việt Nam nên bạn nào có nhu cầu tìm hiểu thì cừ mò theo từ khóa này.

Trên đây chỉ là kinh nghiệm ít ỏi mà mình có được. Mọi người nếu có các phương pháp khác thì giới thiệu cho các bạn khác nữa nhé.

Nguồn: Trần Tiểu Tiên [ĐH Y Dược TPHCM], Nguyễn Phước Long [ĐH Y Dược TPHCM]Nguyễn Tiến Huy [ĐH Nagasaki]; 

Cập nhật & chỉnh sửa: Nguyễn Văn Thắng [ĐH Dược Hà Nội]

Tham khảo: Bài giảng của prof. Trần Hải Đức [ĐHQG Hà Nội] tại The 3rd Vietnam Summer School of Science.

Video liên quan

Chủ Đề