Cách hạch toán chuyển khoản nội bộ usd năm 2024

Hạch toán chuyển tiền nội bộ có phát sinh chênh lệch tỷ giá

  • Thread starter yenkt1701
  • Ngày gửi 14/3/17

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly. You should upgrade or use an alternative browser.

yenkt1701

Guest
  • 1

Chào cả nhà, Công ty em có phát sinh 1 nghiệp vụ chuyển tiền nội bộ trong cùng 1 ngân hàng từ USD sang VND. Cụ thể như sau: ngày 19/2, Chuyển 5.000 USD sang VND, tỷ giá thực tế: 22.560, tỷ giá bình quân 22.500 Em hạch toán như sau: Nợ TK1121: 5.000*22.560 =112.800.000 Có TK 1122:5.000*22.500 =112.500.000 Có TK 515: 5.000 * 60 = 300.000 Khi làm trên Misa, em hạch toán trên misa theo 2 bút toán: -19/2: Ngân hàng/ chuyển tiền nội bộ, chọn loại tiền USD theo tỷ giá bình quân Nợ 1121: 112.500.000 Có 1122: 112.500.000 -19/2: tổng hợp/ chứng từ nghiệp vụ khác Nợ 1121: 300.000 Có 515:300.000 cả nhà thấy em hạch toán như vậy có đúng không a [bên em áp dụng theo thông tư 200] Nếu sai mong mọi người hướng dẫn em với ạ. Em cảm ơn

NDTT2008

Guest

yenkt1701

Guest
  • 3

Cảm ơn anh ạ. cho em hỏi thêm nếu trong trường hợp phát sinh lỗ ví dụ: Nợ 11211:5.000*22.715=113.575.000 [tỷ giá thực tế phát sinh] Nợ 635: 50.000 Có 11222: 5.000 *22.725 = 113.625.000 [tỷ giá bình quân] thì hạch toán vào mi sa như thế nào ạ. Em ghi 2 bút toán nợ 1121/ có 1122 và nợ 635/có 1122 nhưng bút toán thứ 2 không ghi sổ dc ạ

unregister

Cao cấp
  • 4

Mình ví dụ cho bạn nhé. Giả sử ban đầu bạn có số dư đầu kỳ TK USD hạch toán trên sổ với giá trị như sau: 9000$ x 22.485= 202.365.000 đ Bạn chuyển 5000$ sang tài khoản VNĐ với tỷ giá 22.560 thì tài khoản USD giảm như sau: 5000$x 22.560 = 112.800.000 đ Như vậy tài khoản USD trên sổ sách còn 89.565.000 đ tương ứng với 4000$ Đến cuối kỳ kế toán tỷ giá bình quân thực tế lên 22.580 chẳng hạn thì 4000$ x 22.580 = 90.320.000 đ. Số chênh lệch giữa sổ sách và thực tế là = 90.320.000 - 89.565.000 = 755.000 đ hạch toán vào Nợ 112 Có 413: 755.000. Rồi lại Nợ 413 có 515: 755.000

Còn đối với công nợ khách hàng chẳng hạn. VD Ngày 01/01/2017 hạch toán nợ khách hàng: Nợ 156 Có 331: 5000$ x 22.500 =112.500.000 đ Ngày 20/03/2017 mua ngân hàng $ để thanh toán khách hàng: Nợ 331 Có 112: 5000$ x 22.490 = 112.450.000 đ Như vậy mới phải hạch toán thêm Nợ 331 Có 515: 112.500.000 - 112.450.000 = 50.000 đ

Bạn nên phân biệt các trường hợp về tỷ giá như vậy.

Similar threads

Khai báo các thông tin chung: mã khách, lý do chi, tài khoản có, số chứng từ, ngày hạch toán, trạng thái,…

  • Khai báo thẻ Chi tiết: tài khoản nợ, số tiền,…
  • Nhấn Lưu.
  • Chọn biểu tượng In trên thanh công cụ để in chứng từ.

Lưu ý

  • Nghiệp vụ này liên quan đến 2 loại chứng từ phát sinh: Phiếu thu tiền mặt và Phiếu chi tiền mặt [hoặc Giấy báo nợ ngân hàng và Giấy báo có ngân hàng]. Nếu nhập liệu cả 2 loại chứng từ này thì hạch toán sẽ bị trùng [nhân đôi số liệu]. Vì vậy, người dùng chỉ được phép chọn một trong hai loại chứng từ trên để cập nhật.
  • Nguyên tắc ưu tiên khi chọn loại chứng từ cập nhật để tránh hạch toán trùng:
  • * Chứng từ tiền mặt ưu tiên hơn chứng từ ngân hàng. Ví dụ: rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt -> Ưu tiên nhập bằng Phiếu thu.
    • Giấy báo nợ/Phiếu chi ưu tiên hơn Giấy báo có/Phiếu thu. Ví dụ: chuyển tiền giữa các tài khoản tiền gửi ngân hàng -> Ưu tiên nhập bằng Giấy báo nợ.
    • Chứng từ ngoại tệ ưu tiên hơn chứng từ tiền hạch toán. Ví dụ: bán USD từ tài khoản tiền gửi ngân hàng thu VND nhập quỹ tiền mặt -> Ưu tiên nhập với mã ngoại tệ = USD [để giảm tiền ngoại tệ khi lên báo cáo, sổ sách kế toán]. Chứng từ nhập là Phiếu thu [xét theo tiêu chí ưu tiên 1 phần trên]. Trường hợp muốn nhập cả 2 loại chứng từ thì phải hạch toán thông qua tài khoản tiền đang chuyển [TK 113].

Chủ Đề