Cách làm bài phần đọc hiểu môn văn

Đọc hiểu văn bản là câu hỏi chiếm tới 3 điểm trong đề thi THPTQG môn Ngữ văn. Hơn hết, đây là dạng bài chắc chắn xuất hiện trong đề thi. Để đạt điểm tuyệt đối 3/3 của phần đọc hiểu theo cấu trúc không hề đơn giản. Dù điều này có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tổng số điểm của cả bài văn.Vì vậy, trong bài viết này gia sư Bảo Châu sẽ chia sẻ với các em 4 vấn đề sau:

Nội dung chính Show

  • 1. Đặc điểm của kiểu bài đọc – hiểu văn bản
  • 2. Yêu cầu đề bài của kiểu bài đọc – hiểu văn bản
  • 3. Cách làm bài đọc hiểu văn bản để đạt điểm cao
  • 1, Hướng dẫn cách làm phần đọc hiểu môn văn về phương thức biểu đạt
  • Lý thuyết về phương thức biểu đạt
  • Đề thi thử số 1
  • Đáp án câu hỏi 1 
  • 2, Hướng dẫn cách làm phần đọc hiểu môn văn liên quan đến ý kiến trong bài đọc
  • Đáp án câu hỏi 2 đề 2
  • 3, Hướng dẫn cách làm phần đọc hiểu môn văn về biện pháp tu từ
  • Tóm tắt nhanh các biện pháp tu từ thường gặp
  • Đáp án câu hỏi 3 
  • 4, Hướng dẫn cách làm phần đọc hiểu môn văn nêu quan điểm, ý kiến của bản thân
  • Đáp án câu hỏi số 4 
  • 5, Hướng dẫn cách làm phần đọc hiểu môn văn tích hợp nghị luận xã hội
  • Video liên quan

  • Đặc điểm của kiểu bài đọc – hiểu văn bản
  • Yêu cầu đề bài của kiểu bài đọc – hiểu văn bản
  • Cách làm bài đọc hiểu môn Văn đạt điểm cao
  • Những kiến thức cần nắm vững về cách làm bài đọc hiểu môn Văn 

1. Đặc điểm của kiểu bài đọc – hiểu văn bản

Phần đọc hiểu Ngữ văn 12, cũng giống như phần đọc hiểu của những lớp 10, 11 mà các em đã học trước đó.Bài tập phần đọc hiểu Ngữ văn có chung những đặc điểm như sau:– Kiểu bài đọc hiểu nằm ở Phần I (3 điểm) trong đề thi THPTQG Ngữ văn. Ngữ liệu đọc hiểu thường là một đoạn văn bản có thể thuộc bất cứ loại văn bản nào. Từ văn bản khoa học, báo chí, công vụ đến văn bản nghệ thuật. Miễn là văn bản ấy được viết bằng ngôn từ. Nhưng chủ yếu là văn bản nghị luận.

2. Yêu cầu đề bài của kiểu bài đọc – hiểu văn bản

Thông thường đề bài sẽ yêu cầu các em đọc hiểu và trả lời 4 câu hỏi nhỏ. Các em sẽ hiểu rõ hơn khi tham khảo các cách làm bài đọc hiểu ngữ văn dưới đây. Các câu hỏi phần đọc hiểu sẽ tập trung vào 1 số khía cạnh như:– Nội dung chính của văn bản hoặc ý nghĩa của văn bản.– Các thông tin quan trọng của văn bản: nhan đề, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.– Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại vă

3. Cách làm bài đọc hiểu văn bản để đạt điểm cao

Sau khi đã nắm được được đặc điểm của kiểu bài đọc – hiểu văn bản. Những yêu cầu ra đề của dạng bài này. CCBook sẽ hướng dẫn các em cách làm bài đọc hiểu văn bản để “ăn chắc” 3 điểm trong đề thi.

Cách làm bài đọc hiểu môn văn tốt nhất là các em cần:

– Nắm được phương pháp đọc – hiểu một văn bản. Các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về đọc hiểu.

– Với dạng bài này, các em nên viết trong khoảng 30 phút.

– Nên viết khoảng 1 mặt giấy thi.

– Trả lời trực tiếp vào câu hỏi, theo kiểu “hỏi gì đáp nấy”. Câu trả lời nên chính xác, đầy đủ, ngắn gọn.

– Không cần mở bài và kết bài, không nên gạch đầu dòng mà nên viết mỗi ý trong câu hỏi thành đoạn văn nhỏ, hoàn chỉnh.

– Khi xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Thao tác lập luận hoặc phương thức biểu đạt trong văn bản. Các em nên giải thích ngắn gọn.

4. Những kiến thức cần nắm vững về cách làm bài đọc hiểu văn bản

Để làm tốt phần đọc hiểu Ngữ văn 12, các cần phải nắm vững những phần kiến thức sau:

a. Các phong cách ngôn ngữ chức năng.

Cách làm bài đọc hiểu môn văn khi hỏi về phong cách ngôn ngữ chức năng. Các em cần phải lưu ý. Trong đề thi thường có câu hỏi: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Các em chú ý đọc kĩ văn bản, tìm hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ của văn bản rồi hãy trả lời.

Các phong cách ngôn ngữ bao gồm:

  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
  • Phong cách ngôn ngữ khoa học
  • Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
  • Phong cách ngôn ngữ chính luận
  • Phong cách ngôn ngữ hành chính
  • Phong cách ngôn ngữ báo chí

b. Các phương thức biểu đạt

Cách làm bài đọc hiểu văn bản khi hỏi về các phương thức biểu đạt cần có những lưu ý:

– Một văn bản có khi kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. Nhưng bao giờ cũng có một phương thức biểu đạt chính.

– Câu hỏi trong đề chỉ yêu cầu các em xác định phương thức biểu đạt chính. Các em nên chú ý đọc kĩ câu hỏi rồi hãy trả lời một cách chính xác.

– Có 4 phương thức thường xuất hiện trong các đề thi: biểu cảm, tự sự, miêu tả, nghị luận.

c. Các thao tác lập luận

Các thao tác lập luận sẽ bao gồm: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ.

d. Các biện pháp tu từ

Các biện pháp tu từ thường gặp khi các em làm bài tập phần đọc hiểu Ngữ văn 12. Các biện pháp tu từ bao gồm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, vật hóa, hoán dụ, điệp ngữ. Khoa trương, nói giảm, liệt kê, tương phản, đối lập. Câu hỏi tư từ, chêm xem, im lặng.

e. Đặc trưng của các thể thơ

Đặc trưng của các thể thơ: thơ lục bát, thơ song thất lục bát. Các thể ngũ ngôn Đường luật. Các thể thất ngôn Đường luật. Các thể thơ hiện đại.

f. Các hình thức lập luận của đoạn văn

Các hình thức lập luận của đoạn văn bao gồm: diễn dịch, quy nạp, song hành, đoạn tổng – phân – hợp, đoạn móc xích.

g. Một số phương tiện và phép liên kết

Phương tiện liên kết là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng nhằm làm bộ lộ mối dây liên lạc giữa các bộ phận có liên kết với nhau. Các phép liên kết chính sau đây: phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nghịch đối, phép nối.

h. Các phương thức trần thuật

Các phương thức trần thuật thường xuất hiện trong các văn bản truyện kể: truyện, tiểu thuyết.

               Trên đây, gia sư Bảo Châu đã tổng hợp những phần kiến thức quan trọng các em cần nắm vững để làm tốt phần đọc hiểu văn bản. Để nắm chắc cách làm bài đọc hiểu văn bản hơn nữa, các em có thể gọi đến hotline của cô Bảo Châu nhờ giúp đỡ, hoặc nhờ cô Bảo Châu tìm cho mình một gia sư giỏi để giúp các em học tốt hơn nữa môn Ngữ văn.

Sửa bài viết

Chuyên mục: Kinh nghiệm học tập | Xuất bản: 03/12/2020

Đề đọc hiểu chiếm từ 3 đến 4 điểm trong đề thi THPT QG môn Ngữ văn. Những câu hỏi đọc hiểu thường rất dễ để ăn điểm nhưng vẫn có nhiều thí sinh mất oan điểm ở những câu hỏi tưởng chừng đơn giản này. Dưới đây là 5 cách làm phần đọc hiểu môn văn giúp em đảm bảo giành được trọn vẹn 3 điểm trong bất cứ đề thi THPT QG Văn nào.

 

Để đạt điểm tối đa đề đọc hiểu văn chỉ cần nắm vững kiến thức tiếng Việt và quan trọng nhất là đọc hiểu đề, thực hiện đúng yêu cầu của đề một cách ngắn gọn, không lan man

1, Hướng dẫn cách làm phần đọc hiểu môn văn về phương thức biểu đạt

Lý thuyết về phương thức biểu đạt

Có tất cả 6 phương thức biểu đạt chính, bao gồm

Tự sự: Phương thức biểu đạt nhằm trình bày diễn biến của hành động hay sự việc

Miêu tả: Văn miêu tả nhằm tái hiện lại trạng thái, tính chất của con người và sự vật

Biểu cảm: Văn biểu cảm nhằm bày tỏ tình cảm và cảm xúc

Nghị luận: Văn nghị luận nêu lên ý kiến đánh giá, bàn luận về một vấn đề nào đó

Thuyết minh: Đây là phương thức nhằm nêu lên đặc điểm, tính chất, phương pháp 

Hành chính - công vụ: Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người

Đề thi thử số 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu

TỰ SỰ

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy

Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh

Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta

Ai trong đời cũng có thể tiến xa

Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

Đâu chỉ dành cho một riêng ai.

(Lưu Quang Vũ)

 

Nhà thơ Lưu Qung Vũ và nhà thơ Xuân Quỳnh cùng các con

Đáp án câu hỏi 1 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Phương thức biểu đạt: Nghị luận và biểu cảm

Chú ý khi hỏi về phương thức biểu đạt: cần nêu tất cả những PTBĐ có trong văn bản

Nhưng khi đề bài hỏi PTBĐ chính: chỉ nêu duy nhất 1 PTBĐ.

Bộ 3 đề đọc hiểu có đáp án chuyên đề đọc hiểu thơ

2, Hướng dẫn cách làm phần đọc hiểu môn văn liên quan đến ý kiến trong bài đọc

Đáp án câu hỏi 2 đề 2

Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau: "Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Chắc gì ta đã nhận ra ta”

- “Đường đời trơn láng” tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, không có trở ngại, khó khăn. Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức; không phải nỗ lực hết mình để vượt qua trở ngại, để chinh phục thử thách mới đến được đích.

 

Những thử thách xảy đến trong cuộc sống cũng chính là những bài học giúp cpn người trưởng thành hơn

Khi đó con người không có cơ hội để thể hiện mình nên cũng không khám phá và khẳng định được hết những gì mình có; không đánh giá hết ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân.

Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

3, Hướng dẫn cách làm phần đọc hiểu môn văn về biện pháp tu từ

Tóm tắt nhanh các biện pháp tu từ thường gặp

  Khái niệm Tác dụng Nhận biết Ví dụ
So sánh đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Ngoài ra có các TH so sánh ẩn

Trẻ em như búp trên cành

Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào (so sánh ẩn)

Nhân hóa sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ẩn dụ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau Ngày ngày Mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một Mặt trời trong lăng rất đỏ
Hoán dụ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt   Áo chàm đưa buổi phân li/ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Nói quá phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm Những từ ngữ, con số cường điệu, khoa trương, phóng đại so với thực tế Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Nói giảm nói tránh dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự Các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó: Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
Điệp từ điệp ngữ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn. Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, thơ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

Đáp án câu hỏi 3 

Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản. Nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Căn cứ các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, liệt kê, đối

Cách giải:

- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản: Điệp ngữ, liệt kê, đối (đục-trong, cao- thấp, phàm tục - tu hành, vẫn chảy, vẫn xanh...)

- Tác dụng của các biện pháp tu từ: Từ những điều tất yếu trong cuộc sống, nhà thơ khẳng định: cho dù điều kiện trái ngược nhau nhưng mọi sự vật vẫn đi theo quy luật của nó. Mặt khác giúp câu thơ có nhịp điệu, sinh động hơn .

Dàn ý nghị luận xã hội chi tiết và đáp án bộ đề Đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia

4, Hướng dẫn cách làm phần đọc hiểu môn văn nêu quan điểm, ý kiến của bản thân

Đáp án câu hỏi số 4 

Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Gợi ý

- Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cũng phải sống từ những điều rất nhỏ; biết nâng niu, trân trọng những cái nhỏ bé trong cuộc sống mới có được hạnh phúc lớn lao.

- Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

- Muốn có được hạnh phúc phải tự mình nỗ lực vươn lên.

- Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, biết đòi hỏi nhưng cũng phải

biết chấp nhận, biết nhìn đời bằng con mắt lạc quan, biết cho đi thì mới được nhận lại...

* Vì sao? (Lí giải thuyết phục)

5, Hướng dẫn cách làm phần đọc hiểu môn văn tích hợp nghị luận xã hội

Viết 1 đoạn vă 200 chữ nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ sau trong đoạn trích phần Đọc hiểu

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

Yêu cầu về nội dung:

-Ý nghĩa 2 câu thơ: Bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hoàn toàn là những điều tốt đẹp, thậm chí có vô vàn những điều “méo mó”, thử thách bản lĩnh, ý chí của con người. Thái độ “tròn tự trong tâm” là thái độ tích cực, chủ động trước hoàn cảnh.

- Thái độ “tròn tự trong tâm” sẽ giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội. Thái độ, suy nghĩ của bản thân sẽ chi phối hành động, từ đó quyết định công việc ta làm cùng một hoàn cảnh có người chỉ ngồi than khóc còn người “tròn tự trong tâm” sẽ nỗ lực để đi qua thử thách đó và hướng đến thành công. Đây là thái độ sống đúng, làm đúng, không gục ngã trước khó khăn, trước phi lý bất công.

- Nêu và phê phán một số hiện tượng tiêu cực: “ta hay chê”, chỉ biết than thở, không tích cực suy nghĩ và hành động

- Rút ra bài học cho bản thân: đứng trước cái “méo mó” của nhân sinh, cần có cái nhìn lạc quan, hành động quyết đoán, tôi rèn nghị lực để chống chọi với hoàn cảnh, để cải tạo hoàn cảnh...để cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Để đạt điểm tối đa, người học chỉ cần nắm vững 5 cách làm phần đọc hiểu  môn văn tương ứng với 5 dạng đề thường gặp. Ngoài ra cần nhớ một số kiến thức tiếng Việt và quan trọng nhất là đọc hiểu đề, thực hiện đúng yêu cầu của đề một cách ngắn gọn, không lan man, dài dòng. Nên gạch đầu dòng các ý để câu trả lời rõ ràng, rành mạch. Chúc các em ôn tập tốt!