Cách làm cho hoa hồng ra hoa

1.CẦNCẮT TỈA CÀNH VÔ HIỆU.

-Công việc cắt tỉa cành vô hiệu[cành tăm, cành mù...] trên cây thường xuyên nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi càng hữu hiệu, giúp cho cây thông thoáng hạn chế sâu bệnh hại. Có thể tiến hành cắt tỉa quanh năm nhưng nên tập trung vào mùa xuân và mùa Thu, có thể cắt tỉa hoặc CẮT CẢI TẠO . Nếu như bạn thấy những khóm hồng nhà mình cao lằng ngoằng hoặc tán cây chưa theo ý muốn thì có thể tiến hành cắt cải tạo: Cắt sâu sát gốc đoạn cành ở cấp cành cuối cùng [ cấp cành cho ra hoa trên cây]. Trên 1 cấp cành[ đoạn cành] càng cắt sâu về phía gốc cành thì mầm bật càng nhiều, cành càng khỏe; càng cắt về phía ngọn thì mầm càng bật ít và yếu. Chú ý :
- Cắt tỉa vào ngày nắng ráo: sáng sớm hoặc chiều tối.
- Đối với cây hoa hồng khả năng tự liền sẹo bảo vệ vết thương cực tốt, do vậy bạn không cần thiết phải bôi thuốc liền sẹo hay bất kỳ hóa chất nào khác vào vết cắt [ việc làm tốn công mà không hiệu quả]. Đối với 1 số loài hoa khác đặc biệt là hoa lan Hồ Điệp khả năng tự liền sẹo vết thương rất kém nên sau khi cắt tỉa bắt buộc phải bôi thuốc.

Cắt tỉa đồng loạt trên cây

3. TRỒNG XUỐNG ĐẤT VÀ NƠI CÓ NHIỀU ÁNH NẮNG.

- Hoa hồng là cây ưa ánh sáng do vậy nếu bạn muốn trồng cây khỏe, mầm lộc nhiều thì tốt nhất nên trồng nơi có ánh sáng trực tiếp, thời gian chiếu sáng kéo dài. Hoa hồng không gì bằng trồng thẳng trực tiếp ra đất nhưng nếu điều kiện không cho phép bạn vẫn có thể trồng chậu nhưng cần chú ý kỹ thuật chăm sóc hơn, giá thể trồng cần đảm bảo nguồn sạch, không chứa nguồn gây nấm bệnh, tưới nước, phun thuốc phòng trừ và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, kịp thời. Cô đọng ở cụm từ " ĐỀU ĐẶN, ĐIỀU ĐỘ".

Lộc mơn mởn khi có ánh nắng và chất dinh dưỡng

4. PHUN THUỐC PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH.

Sau khi cắt tỉa cần tiến hành PHUN THUỐC trừ sâu và nấm kịp thời để bảo vệ mắt mầm giúp cho mầm bật khỏe. Nếu như sau cắt mà bạn không phun thì sâu hoặc nấm bệnh sẽ gây hại cho mắt mầm khiến cho mắt mầm không bật được, yếu thậm chí mầm bật ra nhưng không thể phát triển tiếp được. Đó chính là lý do tại sao khi đi tư vấn cho các khu biệt thự, sân vườn chủ nhà thường thắc mắc tại sao hoa tàn họ cũng tiến hành cắt tỉa, tưới nước, bón phân đầy đủ mà mãi mầm cũng không phát triển là mấy và cây cũng chẳng ra hoa. Lưu ý:
-Nếu bạn có phun thuốc nhưng: Phun không đúng thuốc, không đúng cách, không đúng thời điểm, không đúng nồng độ liều lượng thì thuốc cũng không phát huy tác dụng, cây vẫn bị sâu và nấm bệnh như thường.
- Đối với những giống hồng ra hoa quanh năm [ mình không đề cập đến giống ra hoa 1 mùa: 1 năm chỉ ra hoa 1 lần] thì chu kỳ lặp hoa từ 30-50 ngày tùy vào đặc tính của giống và tùy thuộc vào mùa trong năm[ mùa hè ra hoa nhanh nhất, mùa đông thời gian ra hoa lâu nhất]

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho hoa hồng

5. ĐẢM BẢO ĐỦ DƯỠNG CHẤT CHO CÂY.

Sau khi cắt cành cần đảm bảo đất giá thể đủ độ ẩm [ thiếu nước sẽ gây teo ngọn, teo mắt mầm nhưng cũng không tưới nước quá đẫm hoặc úng - là nguồn gây nấm bệnh cho cây], cần cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho cây: phân bón + kích rễ [ giúp cho bộ rễ phát triển mạnh, cây sẽ bật nhiều mầm- HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ NGỌN]. Giai đoạn này cần bón phân có hàm lượng đạm và lân cao. Chú ý:
- Không được lạm dụng loại phân bón này vì thành phần đạm quá nhiều sẽ gây lá cây mướt, mỏng dễ gây sâu bệnh cho cây hay khi gặp nắng gắt sẽ gây táp, cháy lá.
- Lân: giúp kích thích bộ rễ phát triển, lá xanh, cây chắc khỏe
- Kali: Giúp cứng cây, nụ hoa nhiều, hoa đậm màu và bền.
Do vậy các bạn trồng hoa chú ý: giai đoạn hình thành cơ quan sinh trưởng: mầm lộc, thân, lá thì cần bón phân có hàm lượng đạm và lân cao; giai đoạn hình thành cơ quan sinh sản [ sinh thực] thì cần loại phân có hàm lượng lân và kali cao.
- Vào mùa: Xuân, Thu, Đông thời tiết mát mẻ sau khi cắt cành bạn có thể phun thêm 1 số loại thuốc kích thích bật nhiều mầm: Atonik, đầu trâu 30-10-5... nhưng không nên lạm dụng vì sẽ gây tình trạng rễ cây lười hoạt động: cây phát triển mạnh, tán um tùm, cành xum xuê nhưng bộ rễ kém phát triển. Khi gặp gió, bão... cây đổ và bật cả rễ cây lên.
LƯU Y: Nền tảng của sự phát triển bền vững là tập trung vào bỗ rễ của cây.

Th.s Lê Thị Thu Hằng bên vườn hồng trĩu nụ và hoa

Th.s Lê Thị Thu Hằng

P/S:Trên đây là chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa hồng của bản thân để giúp cây bật nhiều mầm lộc hữu hiệu, tán cây đẹp, hoa ra nhiều và sai. Rất mong sự đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm của các cao thủ trồng hồng để bài viết hoàn thiện và hữu ích hơn. Mọi thắc mắc xin gửi về địa chỉ: hoặc liên hệ trực tiếp: Th.s. Ms.Hằng: 0914997865-0962876869.

Video liên quan

Chủ Đề