Cách làm giảm chi phí đại diện

Mục lục Giới thiệu . 3 I. Những vấn đề chung về chi phí đại diện 7 1. Nguồn gốc của chi phí đại diện Công ty đa quốc gia 7 2. Sự tách biệt quyền quản lý - kiểm soát và những tổn thất . 10 do phân quyền [agency costs] II. Bài học thực tế và những giải pháp hạn chế Chi phí đại diện 12 1. Hậu quả của phát sinh chi phí đại diện 12 2. Bài học thực tế và hậu quả do không quản lý, giám sát chi phí đại diện 13 3. Giải pháp hạn chế chi phí đại diện . 13 4. Những đề xuất khác nhằm hạn chế chi phí đại diện .17 5. Bàn thêm về chi phí đại diện 17 Giới thiệu Trong một nền kinh tế đầy biến động và phức tạp, quy mô của doanh nghiệp càng lớn và sự cạnh tranh càng gay gắt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn tìm tòi và phát triển một cơ cấu tổ chức hoàn thiện và hợp lý. Ở đó vai trò của người quản trị là cực kỳ quan trọng và quyết định mức độ tồn tại và phát triển của công ty. Không phải ngẫu nhiên mà trong các công ty lớn, sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý là điều hết sức cần thiết. Có một số nguyên nhân dẫn tới điều này và tất cả cũng đều nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Thứ nhất, đôi khi việc điều hành trực tiếp của các chủ doanh nghiệp trở nên thiếu khả thi và không hiệu quả. Việc điều hành những doanh nghiệp có quy mô lớn và phức tạp đòi hỏi những kỹ năng phẩm chất mà không phải nhà đầu tư nào cũng có được. Thực tế đó dẫn tới sự tách biệt giữa quyền quản lý và quyền kiểm soát. Những người có vốn nhưng không có khả năng quản lý đầu tư vào các doanh nghiệp và trở thành ông chủ. Các ông chủ này sẽ thuê những chuyên gia có đủ năng lực đến điều hành doanh nghiệp của mình. Những người này có chuyên môn [và thường có kinh nghiệm về lĩnh vực mà họ đảm nhận] nên sẽ được người chủ giao quyền quản lý. Thứ hai, việc phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý cho phép chia nhỏ quyền sở hữu theo những phần vốn góp bằng nhau và từ đó sự thay đổi chuyển nhượng quyền sở hữu sẽ không gây phiền phức đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc công ty thuê những người quản lý chuyên nghiệp để điều hành công ty của mình theo hướng hiệu quả nhất nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu ban đầu của các chủ sở hữu. Tuy nhiên, sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý cũng làm nảy sinh những nguy cơ khiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không ở mức tối ưu, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư; đó là khi mục tiêu của các chủ sở hữu và người quản lý không giống nhau. Trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhà quản lý, cả hai đều muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình, tuy nhiên điều kiện để tối đa hóa lợi ích của hai bên không giống nhau. Nhà đầu tư muốn tối đa hóa lợi ích của mình thông qua việc tăng giá trị doanh nghiệp, còn lợi ích cuả nhà quản lý thường gắn với thu nhập nhận được. Vì thế, nhà quản lý có thể tìm kiếm một sự điều hành nhàn nhã hơn, ít khốc liệt hơn hoặc theo lối sống xa hoa hay đưa ra những quyết định có thể mang tính bảo thủ và không làm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Do nhà quản lý là người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp nên họ có thể thực hiện được hành vi hay quyết định nhằm tối đa hóa cho lợi ích cá nhân mình nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư. Chủ sở hữu là người chủ còn các nhà quản lý chuyên nghiệp là người đại diện cho họ. Nhà quản lý có thể đi ngược với ý muốn tối đa hóa giá trị doanh nghiệp của người chủ, họ rút khỏi công việc này và tìm cách thu vén lợi ích cho bản thân để làm giàu. Ví dụ, nhà quản lý có thể không nỗ lực với khả năng cao nhất của mình, do đó làm giảm hiệu quả họat động của doanh nghiệp; nhà quản lý có thể không quyết định đầu tư nguồn lực vào một dự án có khả năng sinh lời cao trong tương lai vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận trong ngắn hạn [nếu thu nhập của nhà quản lý được xác định dựa trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn]; thậm chí nhà quản lý có thể báo cáo không trung thực về tình hình họat động của doanh nghiệp nhằm đạt mức lợi nhuận kế hoạch. Những hành vi như vậy của nhà quản lý sẽ làm tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư. Có thể minh chứng cho điều này là vụ bê bối làm cho một số tập đòan kinh tế ở Mỹ bị phá sản như Enron, Typo tuy diễn ra với hình thức, quy mô, cách thức, địa điểm khác nhau nhưng đều cùng một nguyên nhân bản chất. Đó là việc người điều hành lợi dụng nhiệm vụ được các cổ đông giao phó để hành động vì mục đích tư lợi cá nhân, gây hiệu quả nghiêm trọng đến lợi ích của doanh nghiệp. Chẳng hạn như vụ việc chủ tịch Jeffrey Skilling và Andrew Fastow- phụ trách đối ngoại của Enron đã cấu kết với hơn chục thành viên hội đồng quản trị và hãng kiểm toán Athur Andersen để bưng bít và tung hỏa mù đối với chính quyền trước những vụ làm ăn phi pháp ở Enron. Điều này khiến số người mua cổ phiếu của công ty cao kỷ lục nhưng thực chất là giá trị cổ phiếu đã được nâng lên ảo để qua mặt các cổ đông, và sau đó là việc công ty tuyên bố phá sản làm nhiều nhà đầu tư điêu đứng. Còn Fastow sau việc làm giả số liệu đã bỏ túi hàng triệu đôla cho bản thân và gia đình. Mặc dù ý thức được điều này nhưng không dễ để nhà đầu tư có thể kiểm soát được, bởi trên thực tế tồn tại thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư và nhà quản lý. Nhà quản lý có những thông tin mà nhà đầu tư không thể có hoặc không muốn có do chi phí để thu thập các thông tin đó là quá cao. Ví dụ, nhà quản lý có thể biết được mức độ nỗ lực của mình trong khi nhà đầu tư không biết được hoặc biết nhưng không hiểu được đầy đủ. Do tình trạng thông tin bất cân xứng này mà nhà quản lý có cơ hội để thực hiện các hành vi không trung thực như trên mà không sợ bị trừng phạt.

Video liên quan

Chủ Đề