Cách làm video dạy trẻ mầm non

Trong thời gian học sinh mầm non nghỉ học do dịch bệnh COVID-19, trường mầm non Bình Yên đã xây dựng các video ngắn, trực quan, sinh động nhằm hỗ trợ trẻ vừa học, vừa chơi tại nhà.

Ảnh: Cô giáo Lường Thị Như - Giáo viên lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, trường MN Bình Yên và đồng nghiệp thực hiện quay video bài học gửi cho phụ huynh

Dù không đến lớp giảng dạy, nhưng từ sau khi nghỉ Tết Nguyên đá  đến nay, cô Lường Thị Như, giáo viên lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, trường mầm non Bình Yên luôn bận rộn với công việc chuyên môn. Để thực hiện video dạy học cho trẻ theo chương trình, hôm nay, cô Như quay video bài giảng giúp trẻ phân biệt hình tam giác, hình chữ nhật. Do không có thiết bị quay phim chuyên dụng nên cô Như và nhóm đồng nghiệp sử dụng điện thoại cá nhân để quay bài học. Từ cách đặt điện thoại, góc máy đến điều chỉnh giọng nói, hướng nhìn cô đều phải tìm hiểu từ mạng Internet và đồng nghiệp. Cô giáo Lường Thị Như - Giáo viên lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, trường MN Bình Yên chia sẻ: “Trong quá trình đến trường làm video cũng rất khó khăn về kỹ thuật vì mỗi cô đứng 1 lớp cho nên các cô hỗ trợ nhau và cũng được sự hợp tác của các bậc phụ huynh, khi cô giao gửi video thì các bậc phụ huynh cho con xem và cùng học theo con. Đối với 1 giáo viên đứng lớp cũng rất mong có trẻ đến trường nhưng do dịch nên cô làm video nên cũng khó hơn dạy trực tiếp”.

Với thời lượng khoảng 12-20 phút tùy vào nhóm lớp nhưng để hoàn thành được một video gửi cho học sinh, các cô tốn rất nhiều thời gian, có khi cả buổi loay hoay mãi cũng chỉ quay được một cái. Trước tiên là lựa chọn hoạt động phù hợp với nhóm tuổi, xây dựng kịch bản, viết lời dẫn, quay hình, tiếp đến là xử lý hậu kỳ để thành một bài giảng hoàn chỉnh, bảo đảm 4 yếu tố: theo chương trình khung của Bộ GD-ĐT, có tính khoa học, tính thực tiễn và tính giáo dục cao. Đó là những kỹ năng mới mà các cô đã phải tập huấn, học tập, nghiên cứu nhiều mới có được video đảm bảo chất lượng để gửi cho trẻ. Cô giáo Ma Thị Đài - Giáo viên trường MN Bình Yên chia sẻ: “Mặc dù đã được tập huấn về cách tạo video, cắt, ghép video hoàn thiện cần làm 15-20 phút là xong, nhưng có những video gặp nhiều khó khăn ví dụ như người quay không biết lấy hình thế nào cho đẹp và người thực hiện cũng thế cho nên chỉ cần vấp một câu hoặc một động tác gì không đẹp là lạ quay lại cánh đấy, cho nên khi thực hiện có rất nhiều kỷ niệm. Có hôm làm một video mất cả một buổi sáng, có khi đến 12h mới xong, mới được về”.

Trường mầm non Bình Yên có 8 nhóm lớp, mỗi ngày mỗi lớp quay một video theo kế hoạch giảng dạy trong năm về các lĩnh vực, các hoạt động thể dục, đồ vật, nhận biết, thơ, truyện, âm nhạc, các kỹ năng cần thiết như vệ sinh…vv. Các video sau khi dựng hoàn chỉnh được giáo viên gửi lên nhóm Zalo của lớp. Sau đó, phụ huynh tải về cho trẻ xem, hướng dẫn làm theo cô giáo và gửi hình ảnh các cháu thực hiện cho giáo viên. Đây chính là sự gắn kết giữa nhà trường với phụ huynh, học sinh vừa giúp trẻ có những hoạt động bổ ích khi ở nhà. Ma Thị Nhài - Phó Hiệu trưởng trường MN Bình Yên cho biết: “Trường mầm non Bình yên thực hiện linh hoạt thích ứng với tình hình dịch bệnh theo điều kiện thực tế của từng trường và chỉ đạo của cấp trên, nên nhà trường đã triển khai tới toàn thể cán bộ giáo viên và thực hiện các lớp quay video gửi tới các bậc phụ huynh. Video được quay trong ngày với các hoạt động chính và gửi đến các bậc phụ huynh, sau đó phụ huynh cho con học và chụp ảnh, quay video lại cho gửi cho giáo viên. Các cô cũng đã rất cố gắng tìm hiểu bạn bè, trên mạng để cắt, ghép, dựng video đảm bảo chất lượng gửi cho phụ huynh để cho các bậc phụ huynh cho con học ở nhà cho tốt hơn”.

Không chỉ có Trường Mầm non Bình Yên, cách làm hay này cũng đã được các trường mầm non trong huyện triển khai rộng rãi, góp phần tích cực trong việc giáo dục lối sống lành mạnh, kỹ năng cần thiết cho trẻ tại nhà khi chưa thể đến trường. Đó cũng là minh chứng cho những nỗ lực của đội ngũ nhà giáo nói chung, các giáo viên mầm non nói riêng trong việc quan tâm, chăm lo thế hệ tương lai.

T/h: Quế Chi, Trịnh Sơn

Ngày 25/3/2022, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với dự án iPLAY – tổ chức VVOB tại Việt Nam tổ chức chia sẻ kinh nghiệm về dạy Học thông qua Chơi. Sau quá trình tập huấn tháng 12 vừa qua, buổi tổ chức chia sẻ kinh nghiệm được tổ chức nhằm mục đích ...

Xã Pa Vệ Sử là một trong các xã nghèo của huyện Mường Tè, dân số của xã đa phần là người dân tộc La Hủ [dân lá vàng, hay dân khẩu sung]. Đời sống nhân dân tại xã còn nhiều khó khăn nên xã luôn được sự

  • Phan Thiết: Đỡ đầu 21 học sinh có hoàn cảnh khó khăn

    Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu – Kết nối yêu thương” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, mới đây Hội LHPN Phan Thiết đã đến thăm, tặng quà và nhận đỡ đầu em Nguyễn Thị Ngọc Tiên [lớp 7, Trường THCS Trưng Vương]. Đây là trường...

  • Nam đoàn viên 9X với mô hình nuôi thỏ

    Với tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong thời đại mới, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thị xã La Gi đã mạnh dạn đầu tư nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi, từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển...

  • Tặng quà cho lực lượng bảo vệ vùng rừng giáp ranh

    Nhân kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, sáng ngày 26/3/2022 đoàn viên, thanh niên Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận đã đến thăm và tặng quà [tổng trị giá 5.000.000 đồng] cho lực lượng đang làm nhiệm vụ bảo...

Video liên quan

Chủ Đề