Cách lấy máu tĩnh mạch

Tìm kiếm cho:
  • Bộ tài liệu 2429
  • Bộ tài liệu ISO 15189
  • Bộ tài liệu ISO 17025
  • Phần mềm nội kiểm IQC 4.0
  • Hỏi đáp
    • Hỏi đáp về 2429
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật thông tin

  • Trang chủ
  • Dịch vụ tư vấn
    • Tư vấn tiêu chí 2429
    • Tư vấn ISO 15189
    • Tư vấn ISO 17025
    • Tư vấn Hóa chất Vật tư
    • Tư vấn thiết bị xét nghiệm
    • Tư vấn An toàn sinh học
    • Tư vấn thành lập PXN
    • Video tập huấn
  • Dịch vụ đào tạo
    • Đào tạo liên tục
    • Liên kết đào tạo
  • Sản phẩm dịch vụ
    • Bộ Tài liệu HTQLCL
    • Phần mềm Nội kiểm
    • Phần mềm quản lý kho
    • Phần mềm quản lý mẫu
  • Kiến thức chuyên môn
  • Tài liệu tham khảo
    • Văn bản pháp luật
    • Tài liệu của hãng
    • Tài liệu nước ngoài
  • COVID-19
Trang chủ Kiến thức chuyên môn Những vấn đề quan trọng khi lấy máu tĩnh mạch
Kiến thức chuyên môn

Những vấn đề quan trọng khi lấy máu tĩnh mạch

Bởi tuyenlab
Posted on08/01/2018
22min read
0
0
6,362
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Google+
  • Chia sẻ Reddit
  • Chia sẻ Pinterest
  • Chia sẻ Linkedin
  • Chia sẻ Tumblr
2.7/5 - [4 bình chọn]

1. Trang thiết bị

Một điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị một khay hoặc một không gian có đầy đủ dụng cụ cần thiết cho việc lấy máu. Các dụng cụ cần thiết bao gồm: dây garo, ống nghiệm, phiếu chỉ định, cồn 70 độ hoặc cồn iod, bông gạc, miếng dán cầm máu, giá cắm ống nghiệm, hộp dựng giá ống nghiệm, hộp đựng rác. Tất cả đều phải sẵn có và sử dụng được ngay.

Việc lựa chọn loại kim với đường kính phù hợp sẽ giúp việc lấy máu dễ dàng hơn đồng thời cũng làm giảm sự khó chịu cho bệnh nhân. Kim đường kính 19-gauge [19G] hoặc 21G là thích hợp cho người lớn. Trẻ em nên dùng kim 23G [19G=1.1mm; 21G=0.8mm; 23G=0.6mm]. Có thể lấy máu bằng kim có cánh [kim bướm]. Một đầu của kim này nối với bơm tiêm hoặc ống chân không để lấy máu.

2. Ống nghiệm đựng máu

Các ống nghiệm để lấy máu toàn phần có sẵn trên thị trường với các chất chống đông như K2EDTA, K3EDTA hoặc Na2EDTA và có đánh dấu sẵn lượng máu cần cho vào [2ml, 3ml]. Một số loại ống khác thì có thể chứa Natri citrat, Hepain, ACD. Ngoài ra còn có các ống nghiệm không có chất chống đông khi cần lấy huyết thanh. Hiện nay không có sự thỏa thuận chung về màu sắc cho từng loại ống nghiệm với từng chất chống đông khác nhau. Vì vậy các nhân viên lấy mẫu cần quan sát kỹ và làm quen với màu sắc loại ống mà đơn vị mình đang dùng.

Với hệ thống lấy mẫu bằng chân không thì có một ống nghiệm chân không bằng thủy tinh hoặc nhựa, một kim và một bộ giữ kim. Ưu điểm của hệ thống lấy máu chân không này là nút bằng cao su, các kim hút mẫu trên các hệ thống máy có thể đâm xuyên qua mà không cần mở nắp. Hệ thống này cũng rất tốt khi phải lấy nhiều ống với nhiều loại chống đông khác nhau. Lượng chân không trong ống sẽ kiểm soát lấy đủ lượng máu vào trong ống theo đúng tỉ lệ chống đông đã quy định.

3. Quy trình lấy máu tĩnh mạch

Các nhân viên thực hiện quy trình này phải được đào tạo đầy đủ. Phải kiểm tra và đối chiếu thông tin của bệnh nhân với thông tin trên phiếu chỉ định. Tất cả các thiết bị, dụng cụ, hóa chất cần thiết cho việc lấy máu phải được chuẩn bị đầy đủ.

Nên buộc dây garo ngay phía trên vị trí lấy máu. Máu được lấy tốt nhất ở tĩnh mạch nếp nằn khuỷu tay hoặc các tĩnh mạch nhìn rõ khác của cẳng tay bằng một ống chân không hoặc bơm tiêm. Vị trí lấy máu cần được sát khuẩn bằng cồn 70 độ và để khô tự nhiên trước khi lấy máu. Dây garo nên được tháo ngay khi máu chảy vào bơm tiêm hoặc ống chân không. Sự chậm trễn trong việc tháo garo có thể làm thay đổi thành phần dịch do một sự ứ đọng máu xảy ra. Khi rút máu vào bơm tiêm nên rút một cách chậm chạp, không rút nhanh hơn tốc độ chảy của tĩnh mạch. Việc chống đông máu phải được thực hiện bằng cách đảo ngược ống nghiệm nhiêu lần. Nguy cơ tan máu của mẫu có thể được giảm thiểu bằng cách giảm đến mức tối thiểu thời gian buộc garo, rút máu cẩn thận, sử dụng kim có kích thước thích hợp, bơm máu từ từ vào ống nghiệm và lắc trộn máu nhẹ nhàng với chất chống đông. Lưu ý nếu lấy máu quá chậm hoặc trộn mẫu không kỹ có thể làm đông máu, chất lượng của ống máu không đạt. Sau khi lấy mẫu, nắp ống nghiệm cần phải được đóng chặt để tránh nguy cơ dò rỉ.

Nếu việc lấy máu không thành công, việc quan trọng là hết sức giữ bình tĩnh, trao đổi với bệnh nhân và xem xét các nguyên nhân dẫn đến việc lấy máu không thành công. Những nguyên nhân gồm kỹ thuật kém [chọc kim xuyên qua mạch hoặc lấy mạch kém], sự hình thành sẹo, khối tụ máu.

Sau khi lấy máu xong, nhẹ nhàng rút kim ra đồng thời ấn một miếng bông tiệt trùng lên vùng đam kim. Ấn nhẹ nhàng miếng bông trong một phút cho đến khi máu không chảy ra. Cuối cùng dán 1 miếng băng dính nhỏ [ago] phủ vết thương.

Việc lấy máu qua kim luồn đặt mạch là một nguyên nhân gây lỗi quan trọng. Nguyên nhân là do có Heparin trong đường ống. Vì vậy cần loại bỏ Heparin và 5ml máu đầu tiên phải bỏ đi trước khi lấy máu làm xét nghiệm. Nếu đang truyền tĩnh mạch thì không nên lấy máu trên cánh tay đó. Tuy nhiên nếu điều này là cần thiết thì lấy phía dưới vị trí truyền [ví dụ đang truyền ở khuỷu tay thì lấy máu ở mu bàn tay].

4. Quy trình sau lấy máu

Diều quan trọng là mọi ống bệnh phẩm phải dược dán nhãn với đầy đủ thông tin của bệnh nhân . Các thông tin tối thiểu cần phải có bao gồm: Họ tên, khoa phòng, ngày tháng năm sinh, ngày và giờ lấy mẫu. Nhiều đơn vị đã sử dụng nhận dạng bệnh nhân tự động bằng cách sử dụng mã vạch được in trên cổ tay hoặc mắt cá chân đeo trên mỗi bệnh nhân. Nếu loại hệ thống này được sử dụng cả nhãn mẫu và phiếu yêu cầu phải được mã vạch với các dữ liệu giống nhau. Ống mẫu nên được đặt trong các hộp đựng ống nghiệm, tách riếng với phiếu chỉ định để tránh hiện tượng lây nhiễm. Mẫu nên được giữ ổn định đến khi vận chuyển đến phòng xét nghiệm.

5. Một số nguyên nhân gây ảnh hưởng kết quả do quá trình lấy mẫu

5.1. Trước quá trình lấy máu.

Đi tiểu trong vòng 30 phút; Ăn hoặc uống trong vòng 2h.

Hút thuốc

Vận động cơ thể [kể cả đi bộ nhanh] trong vòng 20 phút.

Stress

Thuốc hoặc chế độ ăn kiêng trong vòng 8h.

5.2. Trong quá trình lấy máu.

Các lần lấy khác nhau [sai số theo ngày].

Tư thấy lấy mẫu: nằm, đứng hoặc ngồi.

Sự cô đặc máu do thời gian garo kéo dài.

Áp lực quá lớn khi rút máu vào bơm tiêm.

Loại ống không đúng

Máu mao mạch so với máu tĩnh mạch.

5.3. Sau quá trình lấy máu.

Chất chống đông không đủ hoặc thừa.

Không trộn máu với chất chống đông.

Lỗi trong nhận dạng thông tin bệnh nhân và/hoặc mẫu.

Điều kiện bảo quản mẫu

Chậm trễ trong việc chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm.

Nguồn tài liệu dịch và tham khảo: Dacie and Lewis, Practical Haematology, Twelfth edition 2017

Hiện chúng tôi có cung cấp các vật tư tiêu hao [kim lấy máu, ống chân không] cho hệ thống lấy máu chân không. Chi phí phù hợp cho giá xét nghiệm tại VN. Nếu bạn có nhu cầu triển khai hệ thống lấy máu chân không có thể liên hệ với chúng tôi để được cung cấp vật tư và hỗ trợ kỹ thuật.

Công ty TNHH Chất lượng xét nghiệm Y học:

Mr. Quang/ 0981.109.635 /

Mr. Tuyến/ 0978.336.115 /0904.466.629 /

Từ khóachân khônglấy mẫu
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Google+
  • Chia sẻ Reddit
  • Chia sẻ Pinterest
  • Chia sẻ Linkedin
  • Chia sẻ Tumblr
Bài viết trước Những khái niệm cơ bản trong Lựa chọn và phê duyệt phương pháp xét nghiệm
Bài viết tiếp Giới thiệu dịch vụ đào tạo xét nghiệm Y học

tuyenlab

Tôi mong muốn mang những kiến thức, kinh nghiệm nhỏ bé của mình chia sẻ với tất cả mọi người.

  • Bài viết tương tự
  • Bài viết bởituyenlab
  • Bài viết trongKiến thức chuyên môn
  • Một số điểm lưu ý khi lấy mẫu máu xét nghiệm huyết học

    5/5 - [1 bình chọn] Mình đã có một số bài đăng về lưu ý khi lấy máu xét nghiệm tế bào máu.
    28/09/2017
Xem thêm các bài viết tương tự
  • So sánh 4 loại test nhanh kháng nguyên chẩn đoán SARS-CoV-2 phổ biến tại Việt Nam

    5/5 - [4 bình chọn] Tính đến hết tháng 7 năm 2021 Bộ Y tế đã cấp phép cho 16 loại kit test
    06/08/2021
  • Cấu trúc cơ bản của Sổ tay chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017

    5/5 - [1 bình chọn] Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 : 2017 có rất nhiều thay đổi so với ISO/IEC 1
    05/07/2021
  • 19 thủ tục cần có để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017

    5/5 - [1 bình chọn] Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 phiên bản 2017 có rất nhiều thay đổi so vớ
    03/07/2021
Xem thêm vớituyenlab
  • Kiểm soát chất lượng xét nghiệm SARS-CoV-2 [Covid 19]

    5/5 - [4 bình chọn] Kiểm soát chất lượng xét nghiệm SARS-CoV-2 [2020 2021] Để xác
    16/05/2021
  • Điều gì sẽ xảy ra khi SD bằng 0?

    5/5 - [4 bình chọn] Điều gì sẽ xảy ra khi SD bằng 0? Làm cách nào để bạn vẽ các giới hạn k
    26/02/2021
  • 8 lưu ý khi thực hiện phân tích mẫu nội kiểm huyết học

    4/5 - [3 bình chọn] Nội kiểm Huyết học [nội kiểm xét nghiệm tế bào máu] là quy trình thườn
    29/12/2020
Xem thêm trongKiến thức chuyên môn
Bấm để bình luận

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Notify me of follow-up comments by email.

Notify me of new posts by email.

Δ

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài viết đề xuất

Kiểm soát chất lượng xét nghiệm SARS-CoV-2 [Covid 19]

5/5 - [4 bình chọn] Kiểm soát chất lượng xét nghiệm SARS-CoV-2 [2020 2021] Để xác

Dịch vụ đào tạo

Hotline

COVID-19

Kết nối với chúng tôi

Từ khóa tìm kiếm

2429 Biểu đồ Levey Jenning và các đại lượng thống kê dùng trong nội kiểm bo tai lieu iso 15189 bộ tiêu chí bộ tài liệu 2429 chất lượng xét nghiệm chỉ số chất lượng các bước thực hiện nội kiểm Các khái niệm cơ bản trong nội kiểm tra cải tiến liên tục hoi dap 2429 hành động khắc phục hành động phòng ngừa hồ sơ 2429 hồ sơ nhân sự ISO 15189 minh chứng 2429 ngoại kiểm nội kiểm nội kiểm tra phê duyệt phương pháp Phần mềm nội kiểm Phần mềm nội kiểm chất lượng xét nghiệm Phần mềm nội kiểm QUANGLAB-IQC QC quy tắc westgard quyết định 2429 Six sigma SOP TCVN 10505 theo doi chi so chat luong thẩm định phương pháp tiêu chuẩn thiết kế tiêu chí 2429 Trung tâm kiểm chuẩn TP Hồ Chí Minh Trung tâm kiểm chuẩn Đại học Y Hà Nội tài liệu 2429 Tư vấn ISO 15189 xem xét của lãnh đạo xác nhận giá trị sử dụng Xây dựng dải QC mới tự động phù hợp với thiết bị hóa chất con người và điều kiện môi trường xét nghiệm yêu cầu bổ sung Đăng ký ngoại kiểm tra xét nghiệm đảm bảo chất lượng

Đăng ký nhận bài viết qua email

Đăng ký để nhận các bài viết mới nhất của chúng tôi qua Email của bạn.

Nhập địa chỉ Email

Đăng ký

Sản phẩm tốt nhất

Cung cấp bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chí 2429

Phần mềm nội kiểm chất lượng xét nghiệm QLAB-IQC

Cách vẽ Biểu đồ Levey-Jennings biểu đồ kiểm soát chất lượng xét nghiệm

Cung cấp bộ tài liệu xây dựng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017

Cung cấp bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012

Phản hồi gần đây

Nguyên: anh ơi cho em xin tham khảo các bản mẫu cần có của tiêu chuẩn vào mail: thanhngu...

quanglab: Chào bạn lớp tuyển sinh liên tục, khóa 1 sẽ khai giảng vào ngày 29/11-01/12/2021...

Nga: Admin cho mình xin lịch học cụ thể 3 buổi được không. Xin cảm ơn!...

tuyenlab: Anh vui lòng kiểm tra email...

Thông tin doanh nghiệp

Công ty TNHH Chất lượng xét nghiệm Y học

Mã số thuế:0801225196

Địa chỉ: Lô L4-20 Khu đô thị Việt Hòa Phường Việt Hòa TP Hải Dương Hải Dương

Email:

Website: //chatluongxetnghiem.com

Điện thoại: 0981.109.635/ 0913.334.212

Top Tags 2429 bộ tài liệu 2429 TCVN 10505 Phần mềm nội kiểm chất lượng xét nghiệm tiêu chí 2429 chất lượng xét nghiệm tài liệu 2429 Phần mềm nội kiểm QUANGLAB-IQC xác nhận giá trị sử dụng nội kiểm tra nội kiểm ISO 15189 quyết định 2429 hồ sơ 2429 thẩm định phương pháp

Về chúng tôi

Chất lượng xét nghiệm Y học [QLAB] là công ty đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các giải pháp giúp đảm bảo và nâng cao chất lượng xét nghiệm Y học. Ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ các đơn vị xây dựng Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn theo ISO 15189:2012 và Quyết định 2429 [Tiêu chí 2429].

Theo dõi chúng tôi

© Copyright 2017-2021, Bản quyền thuộc về QLAB - Công ty TNHH Chất lượng xét nghiệm Y học | Thiết kế bởi tuyenlab
0913.334.212

Video liên quan

Chủ Đề