Cách ly đem theo gì

Hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, số người mắc ngày càng tăng cao. Theo Bộ Y tế, chỉ từ ngày 27/4/2021 đến nay đã có 333 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, hơn 51.000 người đang phải cách ly tại các cơ sở y tế và nơi cư trú. Theo dự báo, số ca mắc sẽ còn tiếp tục tăng trong vài ngày tới do số người tiếp xúc gần [F1] rất lớn, lên đến hàng chục ngàn trường hợp. Theo các chuyên gia y tế, để phòng chống dịch, cách ly tập trung là biện pháp hữu hiệu nhất.

Theo Bộ Y tế, Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao. Do đó, nếu biết mình thuộc diện cách ly tập trung [F1] thì bạn nên sẵn sàng thực hiện, không nên trốn tránh bởi có thể bị phạt hàng chục triệu đồng, thậm chí còn bị truy tố trách nhiệm hình sự. Vậy, với phụ nữ, trẻ em phải cách ly, cần chuẩn bị những gì cho quãng thời gian ở khu cách ly tập trung?

Chị Nguyễn Thị Thanh [TP Chí Linh, Hải Dương] - người từng cách ly tập trung 2 tuần trong thời gian địa phương có dịch - cho biết, theo quy định, người bị cách ly sẽ được cấp không thu tiền gồm nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm gội và các vật dụng thiết yếu khác theo định mức sử dụng cho người bị cách ly y tế do Bộ Y tế ban hành.

Tuy nhiên, theo chị Thanh, ngoài những hỗ trợ của Nhà nước, chị em khi cách ly tập trung trước hết cần chuẩn bị tâm lý vững vàng. Theo đó, chị em cần lạc quan, vui vẻ, nhìn việc cách ly theo góc độ tích cực. Ví như, chị em xem đây là tuần đi nghỉ dưỡng, là khoảng thời gian để sống chậm lại, bớt lo nghĩ về công việc hơn. Hơn nữa, chị em cần phải xác định rõ, mình chỉ có nguy cơ chứ không phải đã nhiễm. Mà nếu nhiễm thì chữa. Việt Nam đã điều trị khỏi được hơn 2.600 trường hợp mắc, chưa có người khỏe nào bị Covid-19 mà tử vong. Từ góc nhìn tích cực đó, chị em sẽ lạc quan hơn.

Ngoài ra, khi chị em phải cách ly tập trung để phòng dịch Covid-19, cần chuẩn bị thêm một số vật dụng dưới đây:

- Đồ vệ sinh cá nhân: Chị em cần chuẩn bị mang theo đồ cá nhân như: bàn chải, kem đánh răng, nước súc miệng, khăn mặt, dụng cụ cắt móng tay, tăm, xà phòng giặt, nước gội đầu, xà phòng tắm. Bởi đồ được phát có thể không hợp với chị em, ví như dầu gội được phát không hợp với tóc, sữa tắm không hợp với da,… khi đó chị em lấy đồ dùng mình mang theo sử dụng.

- Chị em nên mang theo con dao nhỏ gọt trái cây, thìa, dĩa, đũa. Bởi đồ dùng cho các bữa ăn trong khu cách ly thường bằng nhựa rất khó chịu. Chị em cũng mang theo nước rửa chén và đồ rửa chén, ly cốc nhựa; mang theo ấm đun nước siêu tốc để pha cafe, trà, sữa khi có nhu cầu.

- Đồ ăn: Người bị cách ly sẽ được ăn 3 bữa. Tuy nhiên, có thể đồ ăn không hợp khiến chị em khó nuốt. Vì thế, chị em nên mang theo bánh kẹo, mì gói, hoa quả, đồ hộp hoặc những loại thực phẩm phù hợp với mình để ăn thêm như bột ngũ cốc, sữa, trà, cafe.

- Đồ giải trí: Thời gian ở trong khu cách ly khá lâu. Vì vậy, chị em có thể mang theo sách truyện để đọc, loa bluetooth, laptop, đàn, sáo. Chị em nên mang theo cả pin, sạc dự phòng; sim điện thoại 4G, máy tính [nếu muốn làm việc] để làm việc và liên lạc với gia đình.

- Quần áo: mang quần áo gọn nhẹ, dễ giặt, tốt nhất nên mua đồ lót dùng 1 lần đủ dùng trong 2-3 tuần để đỡ phải giặt giũ. Chị em cũng nên mang theo đôi dép lê và nếu cần thì mang thêm đôi giày thể thao để hàng ngày luyện tập.

- Mỹ phẩm: Chị em nhớ mang theo phấn, son và đồ trang điểm. Bởi chẳng ai muốn gặp bác sĩ hay người khác mà chưa được trang điểm. Ngoài ra, chị em cũng chuẩn bị thêm 1-2 hộp khẩu trang y tế để sử dụng khi cần. 

- Chị em cũng cần mang theo băng vệ sinh, phòng khi đến ngày "đèn đỏ" để sử dụng.

- Đối với trường hợp có con cùng cách ly, chị em cần chuẩn bị quần áo cho con đầy đủ. Với trẻ dưới 5 tuổi, mẹ cần chuẩn bị thêm bỉm, sữa, nhiệt kế, thuốc hạ sốt; bình uống nước, bình sữa, khăn, truyện, đồ chơi, sách mà bé thích...

Ngoài ra, trong khu cách ly, chị em cần tuân thủ các quy định để tránh lây nhiễm chéo. Nhớ đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để bảo vệ mình và cộng đồng.

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, với tâm thế sẵn sàng rằng rất có thể sẽ có người trong nhà đi cách ly. YouMed thông tin đến bạn một số đồ thiết yếu, thông tin cần biết và những lưu ý khi đi cách ly tập trung.

Chuẩn bị trước những thứ thiết yếu:

Đồ dùng chống dịch, khử khuẩn:

  • Khẩu trang y tế;
  • Kính bảo hộ/ kính chống giọt bắn.

  • Túi ni lông to bọc hành lý khi khử trùng.
  • Nước rửa tay với nồng độ cồn 60-70 hoặc xà phòng rửa tay.
  • Nước súc họng.
  • Nhiệt kế.
  • Máy theo dõi SpO2.

Thực phẩm và dụng cụ ăn uống:

  • Thực phẩm cần thiết: sữa, mì tôm, đồ ăn vặt,…
  • Bình nước hoặc ly nước cá nhân.
  • Bộ bát đũa thìa phục vụ ăn uống cá nhân.

Một số dụng cụ khác

  • Các loại thuốc cá nhân: dị ứng, hen suyễn, đau bụng, dầu gió,…
  • Bộ chăn gối gọn nhẹ.
  • Móc phơi quần áo.
  • Bọc ni lông.

Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng những vật dụng thiết yếu trên:

1. Nước rửa tay:

Nước rửa tay dạng dung dịch sát khuẩn có cồn hoặc xà phòng/xà bông rửa tay [sử dụng với nước].

Nếu xà phòng và nước không có sẵn, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh [CDC] khuyến cáo nên sử dụng nước rửa tay có cồn chứa ít nhất 60 % ethanol [còn được gọi là cồn etylic]. FDA quy định nước rửa tay như một loại thuốc không cần kê đơn, có sẵn mà không cần toa bác sĩ.

Các bước rửa tay đúng cách

Rửa tay kịp thời là một trong những cách dễ nhất để tránh bệnh tật và lây lan vi khuẩn. Chỉ cần 6 bước đơn giản để làm chủ đôi bàn tay của chúng ta một cách chính xác:

  • Làm ướt tay dưới vòi nước.
  • Cho xà phòng vào lòng bàn tay và xoa đều.
  • Dùng lòng bàn tay xoa giữa mu bàn tay và các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
  • Xoa hai lòng bàn tay vào nhau, siết chặt các ngón tay và giữa các ngón tay và móng tay trong ít nhất 20 giây.
  • Xoa lòng bàn tay kia bằng mặt ngoài các ngón tay của một bàn tay.
  • Dùng một tay để xoay ngón cái của tay kia và ngược lại.
  • Rửa tay dưới vòi nước.
  • Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn dùng một lần.

2. Nước súc họng

  • Nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc họng chuyên dụng được cấp phép và bán rộng rãi tại các nhà thuốc
  • Không nên súc họng với nước muối tự pha quá mặn vì có thể gây tổn thương niêm mạc họng, làm cửa ngõ cho vi sinh vật gây bệnh…

Những lưu ý để súc họng đúng cách:

Bạn phải để dung dịch đi xuống phần sâu nhất của cổ họng mà bạn có thể chịu đựng được.

Khoảng 5ml dung dịch súc miệng là đủ, quá nhiều sẽ khiến dung dịch khó thấm sâu vào vùng hầu họng.

Mỗi lần súc họng khoảng 2 phút, gồm 3 lần vào họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi rửa sạch để nguyên và không rửa lại bằng nước.

Súc miệng ngay lập tức trước khi đi ra ngoài và sau khi từ bên ngoài trở về nhà [hoặc ngay sau khi tiếp xúc gần gũi với người khác].

3. Nhiệt kế

Nhiệt kế thủy ngân/ nhiệt kế điện tử/ nhiệt kế hồng ngoại:

Cách dùng nhiệt kế thủy ngân / nhiệt kế điện tử:

  • Cầm đuôi nhiệt kế, vẩy nhiệt kế cho xuống dưới mức 35 độ C.
  • Cho nhiệt kế vào vị trí đo và giữ nguyên ở vị trí đó từ 5-7 phút.
  • Rút và xem kết quả hiển thị.

Cách dùng nhiệt kế hồng ngoại:

Nhiệt kế hồng ngoại

Nhiệt kế hồng ngoại đo trán thường được đặt ở động mạch thái dương tương ứng, cách đo đúng nhất là đi theo đường đi của động mạch thái dương ở 2 bên trán. Tuy nhiên người dùng nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của từng loại nhiệt kế hồng ngoại để có cách dùng chính xác nhất theo nhà sản xuất.

4. Máy theo dõi SpO2

Chỉ số SpO2 là gì?

SpO2 [Saturation of peripheral oxygen] là độ bão hòa oxy mao mạch trong máu ngoại vi. Chỉ số này được đo rất dễ dàng qua da, thông qua một đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc dái tai.

Kiểm tra thông số Oxy trong máu bằng cách đo SpO2 theo hướng dẫn y tế

  • Nếu chỉ số từ 93% trở lên:

Người bệnh tiếp tục theo dõi 3-4 lần mỗi ngày để theo dõi chỉ số có ổn định hay không.

  • Nếu chỉ số cao hơn 90% [thấp hơn 93%]:

Cần liên hệ y tế để được tư vấn, cần nhập viện thở 02 theo phác đồ Bộ y tế.

Lưu ý:  Đối với F0 điều trị tại nhà đã có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD] từ trước nếu đang dùng thuốc và điều trị ổn định thì mức Sp02 cần liên hệ y tế là 92%.

Đây có thể là biểu hiện bệnh Covid-19 trở nặng, cần gọi y tế hoặc nhanh chóng vào bệnh viện.

Những thông tin cần biết khi vào khu cách ly

Thông tin cơ bản về địa điểm đang cách ly/ điều trị

  • Tên khu cách ly/ tên bệnh viện điều trị.
  • Địa chỉ cụ thể, khu nhà bao nhiêu [trường hợp khu cách ly lớn], số tầng/ dãy, số phòng trong khu cách ly, bệnh viện.
  • Cách thức liên hệ Nhân viên y tế khi có triệu chứng [như số điện thoại, chuông báo động,..]
  • Nên chuẩn bị điện thoại di dộng để liên lạc với người thân.

Cách tra cứu thông tin người thân đang điều trị COVID-19

  • Truy cập vào đường dẫn: //tracuuf0.medinet.org.vn:8083/tracuu.html
  • Điền thông tin của người bệnh COVID-19 như họ và tên, năm sinh, địa chỉ, số CMND/CCCD.
  • Chọn nút “Xem”.
  • Ghi lại tên bệnh viện điều trị F0.
  • Kiểm tra thông tin chi tiết bệnh viện thuộc danh sách bệnh viện tiếp nhận điều trị COVID-19.

Những lưu ý khi sinh hoạt tại khu cách ly

Để phòng tránh lây nhiễm chéo, người đi cách ly được khuyến khích:

  • Dùng đồ riêng biệt.
  • Không ăn chung 1 không gian hoặc 1 thời điểm tránh tạo/dính giọt bắn khi ăn uống.
  • Xử lý rác thải sinh hoạt đúng quy định.
  • Giữ gìn vệ sinh nơi ngủ nghỉ, khu ăn uống, nhà vệ sinh thật tốt.

Đặc biệt tinh thần là quan trọng nhất trong mùa giãn cách này, mọi người hãy tham khảo bài viết sau từ YouMed để chăm chút cho sức khỏe tinh thần mùa giãn cách này nhé!

Bên cạnh các vấn đề được nhắc bên trên thì các F0/F1 đi cách ly tập trung nên nhớ tinh thần là quan trọng nhất trong quá trình cách ly/điều trị Covid-19. Hãy luôn giữ mình trong trạng thái vui vẻ, tránh tiếp xúc nhiều những nguồn thông tin tiêu cực, tránh lo lắng, hoảng loạn ảnh hưởng không tốt đến quá trình cách ly/điều trị bệnh Covid-19. YouMed chúc các F0/F1 mau chóng khỏe mạnh và trở về với cuộc sống bình thường nhé!

Video liên quan

Chủ Đề