Cách mở bài cho toán có lời văn năm 2024

Thực trạng và giải pháp nâng cao việc tổ chức hoạt động văn hóa, xã hội của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Trần Đại Nghĩa nhiệm kỳ 2020-2021

  • Thực hiện các khoản thu không sử dụng tiền mặt tại Trường THPT Trần Đại Nghĩa năm học 2020-2021 - Trịnh Nguyễn Thi Bằng, Lê Thị Hồng Huệ
  • Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí lớp 12 - Trương Thị Ngọc Hân
  • SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY GIÚP HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA LÀM BÀI KIỂM TRA ĐẠT HIỆU QUẢ CAO- Trần Thị Mai
  • SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN NÂNG CAO NHẬN THỨC HỌC SINH VỀ “ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM” MÔN GDQP.AN LỚP 11 - Trần Thiện Tánh
  • SKKN Một số kinh nghiệm dạy học và quản lí học sinh online tại trường THPT
  • Sáng kiến của GV Võ Thanh Nhựt- THPT Tân Châu

Preview text

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm Ở bậc tiểu học, môn Toán có vị trí rất quan trọng, là công cụ cần thiết để học các môn học khác và để nhận thức tư duy mọi vật xung quanh. Môn Toán giúp cho các em phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, óc sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách, tác phong làm việc. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của chương trình Toán lớp 2. Từ tình hình thực tiễn, trình độ nhận thức của học sinh tiểu học nói chung, của lớp tôi nói riêng thì khả năng " Giải toán có lời văn" của các em còn chậm, còn hay nhầm lẫn với nhiều lí do khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là: Do đặc điểm sinh lí lứa tuổi, các em thường chủ quan, vội vàng, hấp tấp làm bài, trong khi đọc bài còn chưa kĩ, chưa phân tích kĩ đề dẫn đến kết quả chưa cao, giáo viên lại chưa tìm được phương pháp hướng dẫn các em giải toán một cách ngắn gọn, dễ hiểu, theo trình tự lô gíc. Chính vì lẽ đó, đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đối với môn Toán và đặc biệt ở dạng toán có lời văn luôn đòi hỏi ở các em phải có tư duy lôgíc, phải có suy luận phán đoán tốt thì việc giải toán mới có kết quả. Do vậy tôi xác định "Giải toán có lời văn" ở lớp 2 là một dạng toán rất quan trọng và cần thiết, nên tôi chọn sáng kiến "Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2A1 trường tiểu học Thị trấn Tam Đường". 2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu a. Phạm vi nghiên cứu 30 học sinh lớp 2A1 trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường. b. Đối tượng nghiên cứu Hướng dẫn giải bài toán có lời văn cho học sinh. 3. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp giúp giáo viên hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn đạt hiệu quả.

Học sinh nắm chắc quy trình giải bài toán có lời văn. xác định được các dạng toán, tìm được các cách tóm tắt và giải khác nhau của mỗi bài toán. Thông qua các kiến thức và kĩ năng giải toán giúp học sinh rèn luyện tư duy, phương pháp suy luận. Học sinh tự tin, hứng thú khi làm dạng bài giải toán có lời văn. 4. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Học sinh nắm chắc 5 bước giải một bài toán có lời văn. Thường xuyên đưa ra những bài toán có dạng tương tự và nâng cao để rèn kỹ năng giải toán cho học sinh.

Chương 2 Thực trạng hướng dẫn học sinh lớp 2A1 giải toán có lời văn 2. Vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường được thành lập theo Quyết định số 1458/2004/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2004 của UBND huyện Tam Đường. Năm 2006 trường được công nhận là trường chuẩn Quốc gia mức độ I. Năm học 2013-2014 nhà trường có tổng số 22 lớp với 597 học sinh. Khối 2 có tổng số 116 học sinh; lớp 2A1 có 30 học sinh trong đó: nữ 16 em, dân tộc thiểu số 5 em, nữ dân tộc thiểu số 5 em. Về đội ngũ: với tổng số 42 cán bộ giáo viên, nhân viên; 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, có tinh thần đoàn kết cao, chấp hành tốt pháp luật, nội quy quy chế của ngành, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có 27 giáo viên dạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp. 2. Thực trạng vấn đề được nghiên cứu a. Thuận lợi Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu. Các giáo viên trong tổ luôn đoàn kết, cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chuyên môn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học khá đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Tỉ lệ chuyên cần của học sinh đảm bảo. Học sinh được học 2 buổi/ngày nên có nhiều thời gian cho việc học tập. Với đối tượng học sinh lớp 2A1 thì các em đã có một số kĩ năng giải toán có lời văn. Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em. Thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập và hoạt động của các em trên lớp. b. Khó khăn Một số giáo viên khi hướng dẫn đôi khi còn làm phức tạp hoá vấn đề khi dạy dạng giải toán có lời văn. Về tài liệu đã có một số tài liệu tham khảo nhưng còn chưa đa dạng.

Trên thực tế, một số học sinh chưa nắm được bản chất của bài toán, chưa gắn được nội dung bài toán với thực tiễn. Do vậy giải toán còn thiếu chính xác,còn nhầm lẫn về lời giải, phép tính, danh số của bài toán. Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng bài kiểm tra về giải toán có lời văn của học sinh lớp 2A1 với kết quả sau: Tổng số 30 HS

Giỏi Khá Trung bình Yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 23 77 4 13 3 10 0 0 Qua kết quả khảo sát trên cho thấy một số em chưa có kĩ năng và chưa nắm chắc cách giải toán có lời văn. 2. Nguyên nhân a. Về phía giáo viên Một số giáo viên chưa nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, cho nên chưa tìm được cách hướng dẫn dễ hiểu nhất. Chưa khuyến khích giúp đỡ kịp thời cho học sinh trong quá trình học. b. Về phía học sinh Chưa đọc kĩ bài toàn, chưa biết cách phân tích đề bài. Chưa biết cách tóm tắt để làm rõ nội dung của bài toán. Trong khi giải các em còn hay vội vàng dẫn đến viết lời giải sai, thực hiện phép tính chưa đúng, sai danh số... Các em chưa có thói quen kiểm tra lại kết quả của bài toán để khẳng định bài toán đã giải đúng.

* Tìm hiểu đề bài Để hiểu được nội dung bài toán, giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài 2 đến 3 lần, suy nghĩ tìm một số từ khoá quan trong để nhận diện dạng toán. Ví dụ: Vừa gà vừa thỏ có 42 con, trong đó có 18 con thỏ. Hỏi có bao nhiêu con gà? (Bài 4 trang 55 SGK) Học sinh cần xác định được các từ khoá quan trọng trong đề bài là "vừa gà vừa thỏ", "trong đó". Tiếp theo học sinh tìm cái đã cho: Vừa gà vừa thỏ có 42 con, trong đó có 18 con thỏ; cái cần tìm: có bao nhiêu con gà. Qua các từ khoá và dữ kiện của bài toán học sinh xác định được dạng toán tìm một thành phần chưa biết (số con gà) trong một tổng (vừa gà vừa thỏ) khi biết thành phần kia (số con thỏ). * Tóm tắt bài toán Mỗi bài toán thường có nhiều cách tóm tắt, giáo viên cần hướng cho học sinh chọn cách tóm tắt sao cho ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu và làm nổi bật nội dung của bài toán. Ví dụ 1: Đội Hai trồng được 92 cây, đội Một trồng được ít hơn đội Hai 38 cây. Hỏi đội Một trồng được bao nhêu cây? (Bài 3 trang 54 SGK) Học sinh có thể tóm tắt bài toán theo 2 cách sau: Cách 1: Đội Hai: 92 cây Đội Một ít hơn đội Hai: 38 cây Đội Một : ... cây? Cách 2:? cây Đội Một Đội Hai 92 cây Qua 2 cách tóm tắt trên rõ ràng cách tóm tắt thứ hai làm nổi bật được nội dung của bài toán. Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng học sinh dễ dàng nhận thấy đoạn

38 cây

thẳng biểu thị số cây của đội Một ngắn hơn đoạn thẳng biểu thị số cây của đội Hai nên muốn tìm số cây của đội Một ta phải thực hiện phép tính trừ. Ví dụ 2. Có 12 quyển vở, trong đó có 6 quyển vở bìa đỏ, còn lại là vở bìa xanh. Hỏi có mấy quyển vở bìa xanh? Cách 1: Có : 12 quyển vở Bìa xanh: 6 quyển Bìa đỏ : ... quyển? Cách 2: 6 quyển bìa xanh? quyển bìa đỏ

12 quyển vở Rõ ràng với cách tóm tắt thứ hai vừa ngắn gọn lại dễ hiểu. Nhìn vào sơ đồ học sinh nhận thấy muốn tìm số vở bìa đỏ ta lấy tổng số vở trừ đi số vở bìa xanh. * Tìm cách giải Để tìm ra cách giải giáo viên hướng dẫn cho học sinh thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho từ đó tìm phép tính tương ứng. Ví dụ: Đội Hai trồng được 92 cây, đội Một trồng được ít hơn đội Hai 38 cây. Hỏi đội Một trồng được bao nhêu cây? (Bài 3 trang 54 SGK) Giáo viên hướng dẫn học sinh thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho: biết số cây đội Hai trồng được là 92 cây, số cây đội Một trồng được ít hơn số cây đội Hai là 38 cây. Vậy muốn tìm số cây đội Một ta sẽ lấy số cây đội Hai trừ đi phần ít hơn. Hoặc giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng để tìm cách giải. * Trình bày bài giải Hướng dẫn học sinh tìm câu lời giải dựa vào câu hỏi của bài toán. Khuyến khích học sinh nêu nhiều câu lời giải khác nhau bằng cách trả lời câu hỏi theo chiều xuôi hoặc ngược. Ví dụ: Số cây đội Một trồng được là hoặc Đội Một trồng được số cây là

Dựa vào nội dung bài toán trên tôi mở rộng kiến thức, phân hoá học sinh bằng các bài toán sau Bài toán 1. An có 23 viên bi. An có nhiều hơn Hùng 5 viên bi. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi? Bài toán 2. An có 23 viên bi. An có nhiều hơn Hùng 5 viên bi. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu viên bi? Bài toán 3. Ba bạn An, Hùng, Dũng có tất cả 40 viên bi. An có nhiều hơn Hùng 5 viên bi. Hùng và Dũng có 26 viên bi. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi? Tóm lại với đối tượng học sinh đều là khá giỏi, giáo viên cần nghiên cứu các dạng toán cơ bản để từ đó đưa ra những bài toán nâng cao giúp các em phát triển kỹ năng và tư duy để giải toán.

*** Biện pháp 4. Thi đua, khen thưởng** Giáo viên cần tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh, không nên gò ép học sinh vào khuôn phép cứng nhắc. Khuyến khích cho điểm động viên học sinh kịp thời khi các em trả lời đúng, giải đúng bài tập; khi các em làm sai, trả lời sai thì giáo viên cần động viên các em để lần sau các em chú ý hơn.. Từ đó sẽ tạo cho học sinh có được niềm tin vào khả năng của bản thân. Tổ chức hình thức "Thi giải toán nhanh, giải toán đúng" tạo không khí sôi nổi cho giờ học. 3. Hiệu quả của sáng kiến Sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, học sinh lớp tôi đã có kỹ năng giải toán có lời văn khá tốt. Đối với những bài toán nâng cao các em cũng có tư duy giải toán một cách lô gíc từ dạng toán cơ bản. Kết quả cụ thể như sau: Trước khi áp dụng sáng kiến Tổng số 30 HS

Giỏi Khá Trung bình Yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 23 77 4 13 3 10 0 0

Sau khi áp dụng sáng kiến Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu

số 30 HS

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 28 93 2 7 0 0 0 0 Với giáo viên đã nâng cao được vốn kinh nghiệm trong hướng dẫn giải toán. 3. Ứng dụng vào thực tiễn 3.3 Bài học kinh nghiệm Mỗi giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình, cấu trúc sách giáo khoa về giải toán có lời văn ở lớp 2 để xác định được phương pháp và hình tổ chức sao cho hiệu quả ở mỗi tiết học, mỗi dạng bài. Dạy giải toán có lời văn cho học sinh phải nhẹ nhàng, tỉ mỉ để dần hình thành cho học sinh một phương pháp tư duy học tập, tư duy sáng tạo, gắn liền với thực tiễn. Chấm chữa bài cho học sinh một cách thường xuyên, kịp thời để tuyên dương, khích lệ học sinh, tránh chê trách học sinh trước lớp. Thường xuyên luyện tập thực hành cho học sinh, đưa ra các bài toán nâng cao dựa trên kiến thức học sinh đã học. 3.3. Ý nghĩa Giúp giáo viên biết và vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh. Tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải toán có lời văn qua đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán nói chung. Giúp học sinh có kỹ năng giải toán theo 5 bước từ đó vận dụng để giải các bài toán nâng cao. 3.3. Tính khả thi và khả năng áp dụng triển khai của sáng kiến Sáng kiến kinh nghiệm của tôi thực hiện trên đối tượng học sinh lớp 2A1 khá hiệu quả. Với sáng kiến này có thể áp dụng cho khối lớp 2 có cùng đối tượng học sinh hoặc áp dụng có chọn lọc cho những lớp có đầy đủ các đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu.

PHẦN KẾT LUẬN

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GD&ĐT HUYỆN TAM ĐƯỜNG Tổng điểm:................ếp loại:.............................