Cách quấn băng ngón tay cái

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bong gân ngón tay là một trong những chấn thương thể thao thường gặp nhất. Tình trạng này gây không ít khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt cũng như công việc hằng ngày. Bong gân ngón tay là một tình trạng không quá nghiêm trọng và có thể được điều trị tại nhà.

Bong gân ngón tay là tổn thương dây chằng ở ngón tay bị kéo căng hoặc bị rách.

Dây chằng là các cơ bao quanh các khớp xương, có nhiệm vụ cố định và bảo vệ đầu khớp, kết nối các xương với nhau. Khi bị chấn thương ngón tay cái và các ngón tay khác có thể bị bong gân khi chúng bị bẻ cong theo hướng bất thường, thường gặp khi bị ngã bàn tay xòe ra.

Bong gân ngón tay là một chấn thương phổ biến có thể gây đau, sưng và khó cử động ngón tay. Tình trạng này thường do một chấn thương ở khớp giữa ngón tay, còn gọi là khớp gian đốt ngón gần [PIP] cụ thể xảy ra khi những dây chằng này bị căng quá mức hoặc có áp lực nặng đè lên.

Bong gân ngón tay rất dễ gặp phải do bị ngã

Ai cũng có thể bị bong gân ngón tay và xảy ra bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, những người chơi thể thao như: bóng đá, tennis, cầu lông, bóng rổ, bóng ném....có nguy cơ cao bị bong gân ngón tay.

  • Rèn luyện không tốt, kỹ năng sai làm cho cơ bị yếu dẫn đến bong gân.
  • Khởi động chưa đúng: Khởi động không đúng cách trước khi vận động nặng sẽ làm các cơ giữ chặt, giảm tầm vận động của khớp dễ dàng xảy ra chấn thương hay rách dây chằng cũng như xương khớp.
  • Điều kiện môi trường vận động: Các bề mặt trượt trơn hay không bằng phẳng có thể làm cho bạn dễ bị chấn thương.
  • Dụng cụ hỗ trợ tập: Giày tập và các dụng cụ thể thao kém chất lượng có thể gây bong gân cho bạn.

Các triệu chứng của bong gân ngón tay bao gồm: Các ngón tay bị đau ở các khớp, đau khi bẻ các ngón tay, sưng khớp, đau và vận động ngón tay bị hạn chế. Chấn thương nghiêm trọng hay rách dây chằng có thể khiến cho bị yếu ngón tay bị yếu và không thể cầm nắm được.

Nếu bạn có các triệu chứng như trên hoặc gặp phải các chấn thương ở tay khi chơi thể thao, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bong gân ngón tay gây khó khăn trong việc vận động ngón tay

Các bác sĩ chẩn đoán bằng cách kiểm tra các ngón tay và có thể chụp X-quang để đảm bảo rằng xương không bị gãy.

Chụp MRI [Cộng hưởng từ]: Có thể giúp chẩn đoán chấn thương dây chằng bên trong.

Điều trị bong gân là làm giảm đau, giảm sưng và giảm phù nề để người chơi thể thao nhanh chóng hồi phục.

  • Khi xảy ra chấn thương cần: Nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng cao tay.
  • Chườm đá tại các ngón tay bị tổn thương từ 15-20 phút, chườm bốn lần mỗi ngày cho đến khi thấy đỡ sưng và đau.
  • Sử dụng thuốc chống viêm: ibuprofen, aspirin hoặc các loại thuốc khác acetaminophen có thể làm giảm đau và giảm viêm.
  • Để giúp các ngón tay bị bong gân, dùng nẹp để băng cố định các ngón tay đó. Ngón tay cái bị bong gân nó có thể cần cố định lâu hơn, đặc biệt là nếu một dây chằng có thể đã bị rách cần phải phải phẫu thuật để làm liền vết thương.
  • Khi ngón tay bị bong gân và đi kèm theo trật khớp hoặc gãy xương có thể bị sưng tấy lên và làm giảm khả năng di chuyển , sức mạnh trong vài tuần hoặc hàng tháng. Nhưng nếu chỉ bị bong gân, 1-3 tuần các triệu chứng có thể biến mất.

Cần nẹp để cố định vị trí bong gân ngón tay

Một phương pháp khác giúp điều trị bong gân ngón tay tại nhà hiệu quả là PRICE, trong đó:

  • P là bảo vệ: Có thể đeo nẹp hoặc quấn băng để giúp ngón tay ít bị tổn thương hơn.
  • R là nghỉ ngơi: Nên nghỉ ngơi và tránh sử dụng bàn tay càng nhiều càng tốt để bảo vệ ngón tay.
  • I là đá: Hãy áp một túi nước đá lên ngón tay bị thương để giúp giảm viêm và đỏ. Giữ túi đá trên ngón tay trong 10–15 phút một lần.
  • C là nén: Nẹp hoặc băng quấn ngón tay có thể giúp giảm viêm và thúc đẩy chữa bệnh. Tuy nhiên, bạn không băng ngón tay quá chặt khiến việc lưu thông máu bị ảnh hưởng.
  • E là độ cao: Nên đặt tay lên một chiếc gối sao cho khuỷu tay thấp hơn bàn tay để giúp giảm sưng và đau.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị, đau nhức xương khớp,.... Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý cơ xương khớp, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Lý do phổ biến nhất khiến bạn phải băng ngón tay cái là do chấn thương kiểu bong gân, thường do ngón cái bị bẻ cong về phía sau quá nhiều trong khi trượt tuyết, hoặc chơi các môn thể thao như bóng rổ, bóng chuyền hay bóng đá. Khi ngón cái bị đẩy vượt qua phạm vi chuyển động bình thường thì dây chằng sẽ bị rách ở mức độ nào đó — ví dụ, trong các trường hợp bong gân nặng thì dây chằng có thể bị đứt rời. Quấn băng ngón tay cái để hạn chế cử động, bảo vệ nó không bị chấn thương thêm và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Các vận động viên cũng có thể dùng kỹ thuật băng ngón tay cái để ngăn ngừa chấn thương.

Chuẩn bị trước khi quấn băng

{“smallUrl”:”//www.wikihow.com/images_en/thumb/c/ce/Tape-a-Thumb-Step-1-Version-5.jpg/v4-728px-Tape-a-Thumb-Step-1-Version-5.jpg”,”bigUrl”:”//www.wikihow.com/images/thumb/c/ce/Tape-a-Thumb-Step-1-Version-5.jpg/v4-728px-Tape-a-Thumb-Step-1-Version-5.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:259,”bigWidth”:728,”bigHeight”:410,”licensing”:”

“}

Đánh giá tình trạng chấn thương. Bạn nên quấn băng ngón tay cái nếu chấn thương là bong gân, giãn dây chằng hoặc trật khớp nhẹ, nhưng bạn không nên quấn băng khi ngón tay bị gãy xương hoặc bị đứt. Ngón tay bong gân sẽ bị đau nhẹ đến vừa phải, và thường gây sưng, đỏ và thâm tím. Ngược lại, ngón tay bị gãy xương hoặc trật khớp nghiêm trọng thường rất đau, biến dạng, cử động không bình thường, sưng khá nhiều và chảy máu trong [thâm tím]. Các loại chấn thương nghiêm trọng này không nên quấn băng, thay vào đó bạn phải điều trị ngay lập tức, chẳng hạn nẹp xương, bó bột và/hoặc phẫu thuật.

    Đừng quấn băng keo ngón tay bị đứt với vết thương lớn. Thay vào đó, bạn hãy rửa vết thương, ép vào vết thương để cầm máu và quấn gạc quanh ngón tay [nếu được] trước khi đến bệnh viện để xử lý tiếp.

    “Băng chung” các ngón tay với nhau để bảo vệ ngón tay bị bong gân là trường hợp phổ biến, nhưng ngón cái không thể băng với ngón trỏ. Nếu bạn băng ngón cái với ngón trỏ thì ngón cái sẽ ở vị trí bất thường và có nguy cơ bị chấn thương nặng hơn. Cách băng này cũng khiến ngón trỏ không thể hoạt động bình thường.

Cạo sạch lông ở vị trí cần quấn băng. Sau khi xác định chấn thương ngón cái là phù hợp để quấn băng, bạn sẽ dùng dao cạo cạo sạch lông ở khu vực quanh ngón cái và trên mu bàn tay [dừng ở cổ tay]. Mục đích của việc cạo lông là để đảm bảo băng keo dính chắc hơn, ngăn chặn kích ứng da, và giảm đau khi cần tháo băng. Nói chung, bạn nên cạo lông khoảng 12 giờ trước khi băng để đảm bảo da không còn bị kích ứng do việc cạo lông gây ra.

    Nhớ sử dụng kem cạo lông hoặc các chất bôi trơn khác để hạn chế rủi ro cắt phạm vào da.

    Sau khi cạo lông xong, bạn cần rửa sạch da hoàn toàn để loại bỏ dầu nhờn và mồ hôi, sau đó lau khô bằng vải sạch. Đừng thoa chất dưỡng ẩm vì băng keo sẽ không thể dính chắc.

    Làm sạch da bằng bông gòn tẩm cồn là tốt nhất. Cồn không chỉ là chất diệt khuẩn tốt mà còn loại bỏ dầu hay cặn nhờn mà có thể khiến băng không thể dính vào da.

Cân nhắc xịt keo lên vị trí cần quấn băng. Vệ sinh da bằng xà phòng và nước và/hoặc cồn là đủ để băng keo dính chắc, nhưng bạn nên cân nhắc sử dụng keo xịt để tạo sự gắn kết tốt nhất. Xịt keo vào cổ tay, lòng bàn tay, ngón cái và mu bàn tay, sau đó để keo khô và trở nên hơi dinh dính. Keo xịt giúp da và băng keo thể thao dính tốt hơn, giảm sự khó chịu đối với da nhạy cảm, đồng thời dễ tháo ra hơn.

    Keo xịt có bán tại hầu hết các tiệm thuốc và cửa hàng trang thiết bị y tế. Bác sĩ vật lý trị liệu hay bác sĩ thể thao có thể cung cấp loại keo này cho bạn.

    Tránh hít vào khi bạn xịt keo vì keo có thể khiến phổi bị kích ứng, gây ra ho hay hắt hơi.

{“smallUrl”:”//www.wikihow.com/images_en/thumb/f/f0/Tape-a-Thumb-Step-4-Version-5.jpg/v4-728px-Tape-a-Thumb-Step-4-Version-5.jpg”,”bigUrl”:”//www.wikihow.com/images/thumb/f/f0/Tape-a-Thumb-Step-4-Version-5.jpg/v4-728px-Tape-a-Thumb-Step-4-Version-5.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:259,”bigWidth”:728,”bigHeight”:410,”licensing”:”

“}

Sử dụng băng quấn lót đối với da nhạy cảm. Mặc dù loại băng keo ít gây dị ứng rất phổ biến, nhưng những người có da rất nhạy cảm nên cân nhắc quấn sơ bộ ngón tay và bàn tay bằng băng ít gây dị ứng. Loại băng này mỏng, mềm, và được sản xuất để sử dụng bên dưới băng keo thể thao.

    Cẩn thận tránh quấn lớp băng bên dưới quá chặt, nhất là khi bạn bị bệnh tiểu đường hoặc có vấn đề về hô hấp, hoặc khi ngón tay đã bị sưng và biến màu. Quấn băng quá chặt sẽ gây ra tổn thương mô cơ.

    Băng quấn lót ít dị ứng thường được bán tại cùng nơi với băng keo thể thao, keo xịt và các vật tư y tế, trị liệu khác.

Quấn băng ngón cái

Dán đoạn neo trước tiên. Quấn băng keo quanh cổ tay một vòng [không dán quá chặt] ngay bên dưới phần xương gồ ra. Vòng băng này đóng vai trò là đoạn neo, và là vị trí cố định ban đầu trong nhiều phương pháp quấn băng keo ngón cái. Trước khi quấn băng keo phần cẳng tay, hãy đặt cổ tay / bàn tay ở vị trí trung hòa – cổ tay nên duỗi về phía sau một chút.

    Nhẹ nhàng quấn vòng neo và đừng tránh quấn quá chặt để ngăn ngừa vấn đề về tuần hoàn máu. Nếu bạn quấn quá chặt, bàn tay/ngón tay sẽ ngứa ngáy, chạm vào thấy lạnh và bắt đầu tím tái.

    Bạn cũng có thể quấn một vòng neo ở cuối ngón cái – trên đốt ngón tay xa nhất. Tuy nhiên, đôi khi phần này có thể khiến toàn bộ cấu trúc bị lỏng và dính bẩn. Cách quấn với một vòng neo duy nhất quanh cổ tay thường phù hợp với phương pháp quấn hình số 8 quanh ngón cái.

    Loại băng keo tốt nhất dùng cho ngón cái là băng keo chịu nước, không đàn hồi, rộng khoảng 25-50 mm.

Quấn một vòng từ mặt trên ngón cái. Sau khi dán xong băng keo neo, quấn một vòng bằng loại băng keo nhỏ hơn [10 hoặc tối đa là 20mm] tại vị trí dùng để bắt mạch, ngay bên dưới gò thịt của ngón cái. Kéo băng keo lên và quấn vòng quanh ngón cái, bắt ngang qua màng da giữa ngón cái và ngón trỏ. Kéo băng keo trở xuống, quấn ngang qua vòng quấn đầu tiên và gắn nó vào vòng băng keo neo ngay bên dưới ngón trỏ. Vòng băng keo sẽ trông giống như ‘dải ruy băng nhận thức’ được quấn quanh ngón cái. Quấn tối thiểu hai vòng quanh ngón cái. Bạn cũng nên để ngón tay cái ở vị trí trung hòa – xem cách bàn tay khỏe mạnh lúc nghỉ đặt như thế nào để rõ hơn.

    Để đảm bảo chắc chắn hơn, bạn hãy quấn ba tới bốn vòng băng keo thể thao quanh chân ngón cái.

    Các vòng băng keo không được kéo ngón cái về phía sau quá nhiều trông giống như bạn đang xin đi nhờ xe. Nhớ rằng ngón tay cái có thể mắc hội chứng quá dẻo do dây chằng bị giãn, do đó bạn phải quấn ngón cái ở vị trí trung hòa.

Quấn một vòng từ mặt dưới ngón cái. Sau khi khóa vòng bằng keo quấn từ mặt trên ngón cái, bạn sẽ quấn thêm vài vòng theo hướng ngược lại, nghĩa là từ mặt dưới ngón cái đi lên trên. Các vòng quấn này sẽ bắt đầu ở mặt trước của cổ tay/cẳng tay, rồi đi vòng lên mặt trên của ngón cái, sau đó quay trở về mặt trước cổ tay. Quân tối thiểu hai vòng để đảm bảo chắc chắn nếu bạn cần sự ổn định.

    Một cách khác để tăng cường sự ổn định là dùng các đoạn băng keo 50mm để dán trên các vòng quấn này theo cùng hướng của băng keo neo. Dán chồng lên vị trí bắt đầu của vòng băng keo tại mu bàn tay đến gò thịt dưới ngón cái trên lòng bàn tay. Quấn từ vòng băng keo neo tới khớp đốt ngón tay đầu tiên để giữ ổn định cho nhóm cơ nối ngón cái với bàn tay.

    Kỹ thuật quấn băng kéo ngón cái chỉ nên sử dụng nếu nó không gây khó chịu và không gây hại cho chấn thương hiện hữu.

    Băng keo quấn không nên quá chặt vì điều này sẽ cản trở tuần hoàn máu đến ngón cái, và khiến chấn thương nặng thêm.

Video liên quan

Chủ Đề