Cách sắp xếp nhà bếp nào chỉ sử dụng một bên tường

Bài 3: Sắp xếp và trang trí nhà bếp

Tóm tắt lý thuyết

  • Cất giữ thực phẩm.

  • Cất giữ dụng cụ làm bếp.

  • Chuẩn bị sơ chế thực phẩm.

  • Nấu nướng, thực hiện món ăn.

  • Bày dọn thức ăn và bàn ăn.

Công việc

Đồ dùng cần thiết

Cất giữ thực phẩm

Tủ cất giữ thực phẩm hoặc tủ lạnh;

Cất giữ dụng cụ làm bếp

Tủ, kệ chứa thức ăn và các đồ dùng cho chế biến và dọn ăn.

Chuẩn bị sơ chế thực phẩm

Bàn sửa soạn thức ăn;

Bàn cắt, thái, chậu rửa;

Nấu nướng, thực hiện món ăn

Bếp đun;

Bày dọn thức ăn và bàn ăn

Bàn để các nồi thức ăn vừa nấu xong;

  • Sắp xếp nhà bếp hợp lý là: bố trí các khu vực làm việc trong bếp thuận lợi cho người nội trợ để công việc được triển khai gọn gàng và khoa học.

  • Sơ đồ các khu vực trong nhà bếp: 

2. Bố trí các khu vực hoạt động trong nhà bếp:

a. Bố trí các khu vực hoạt động:

  • Tủ cất giữ thực phẩm nên đặt gần cửa ra vào nhà bếp.

  • Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm.

  • Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp.

  • Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để các loại gia vị dùngcho việc nấu nướng và bàn để thức ăn vừa chế biến xong.

b. Chú ý

  • Nên đặt bồn rửa ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và bếp đun;

  • Tủ chứa thức ăn, bếp và nơi dọn thức ăn được tạo thành một tam giác đều [theo tưởng tượng] để tiện việc đi lại, di chuyển và ít tốn thời gian. Nếu nhà bếp quá hẹp nên đặt thẳng hàng.

  • Để nối liền các khu vực làm việc nêu trên, cần có những tủ, ngăn chứa tất cả những đồ dùng cần thiết; những tủ này có thể dài hay ngắn tùy theo nhà bếp rộng hay hẹp.

  • Chiều cao của tất các tủ, bồn rửa phải vừa tầm tay, trung bình 80cm, chiều rộng khoảng 60cm.

  • Bề mặt của tủ, bồn rửa nên làm bằng nhôm hay gạch men hoặc đá mài cho dễ lau chùi.

II. Một số cách sắp xếp, trang trí nhà bếp thông dụng

  • Dù nhà ở thuộc loại nào [nhà lá, nhà gỗ, nhà gạch, nhà bê tông…] cũng cần phải sắp xếp và trang trí nhà bếp thích hợp để tạo thuận lợi cho công việc ăn uống thường ngày của gia đình.

  • Tùy thuộc vào cấu trúc của nhà ở và điều kiện kinh tế của gia đình, có thể sắp xếp và trang trí nhà bếp theo một trong các dạng sau đây:

1. Dạng chữ I

  • Sử dụng một bên tường [hình 3]

    • Tủ chứa thức ăn [1]

    • Nơi rửa dọn [2]

    • Nơi đun nấu [3]

 Hình 3  - Sắp xếp nhà bếp dạng chữ I 

  • Các khu vực làm việc được nối liền bởi các ngăn và kệ tủ.

  • Trên tường có các ngăn tủ chứa bát đĩa, thức ăn và dụng cụ cần thiết.

2. Dạng hai đường thẳng song song

  • Sử dụng hai bức tường đối diện [hình 4]

Hình 4 - Sắp xếp nhà bếp dạng hai đường thẳng song song 

3. Dạng chữ U

  • Khu vực làm việc đặt theo 3 cạnh tường [hình chữ U] [hình 5]

Hình 5 - Sắp xếp nhà bếp dạng chữ U

4. Dạng chữ L

  • Sử dụng hai bức tường thẳng góc [hình 6]

  • Đối với các loại nhà xây bằng những vật liệu thô sơ hoặc nhà được xây dựng ở những vùng không có hệ thống nước máy của Nhà nước cũng cần quan tâm đến việc sắp xếp nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp, hợp lí và khoa học để công việc nấu ăn được dễ dàng thuận lợi.

Bài tập minh họa

Hãy kể những công việc thường làm trong nhà bếp?

Hướng dẫn giải

  • Cất giữ thực phẩm.

  • Cất giữ dụng cụ làm bếp.

  • Chuẩn bị sơ chế thực phẩm.

  • Nấu nướng, thực hiện món ăn.

  • Bày dọn thức ăn và bàn ăn.

Bài 2:

Có mấy khu vực hoạt động trong nhà bếp? Cho biết cách sắp xếp thích hợp? 

Hướng dẫn giải

  • Có 5 khu vực: Cất, giữ thực phẩm; sửa soạn thực phẩm; thái, rửa thực phẩm; nấu nướng; bày, dọn thức ăn.

  • Sắp xếp nhà bếp hợp lý là: bố trí các khu vực làm việc trong bếp thuận lợi cho người nội trợ để công việc được triển khai gọn gàng và khoa học.

    • Tủ cất giữ thực phẩm nên đặt gần cửa ra vào nhà bếp.

    • Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm.

    • Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp.

    • Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để các loại gia vị dùng cho việc nấu nướng và bàn để thức ăn vừa chế biến xong.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Sắp xếp và trang trí nhà bếp, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết cách sắp xếp và trang trí các khu vực trong nhà bếp hợp lí và khoa học, tạo sự gọn gàng ngăn nắp và thoải mái khi nấu ăn.

  • Biết vận dụng kiến thức đã học vào điều kiện cụ thể ở gia đình.

  • Sắp xếp và trang trí các khu vực trong nhà bếp hợp lí và khoa học.

Căn bếp là nơi giữ lửa của gia đình. Đây cũng là nơi mà những bà nội trợ có thể thỏa sức thể hiện đam mê nấu ăn của mình và là nơi cho ra đời những món ngon cho cả gia đình bạn. Chính vì thế mà gian bếp cần được sắp xếp một cách gọn gàng và khoa học để thuận tiện cho việc sử dụng và sinh hoạt. Dưới đây sẽ là 10 cách sắp xếp nhà bếp gọn gàng sạch sẽ và nhanh chóng nhất. Mời các bạn cùng tham khảo nhé

Căn bếp bừa bộn ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?

Chắc chắn rằng sau khi làm việc mệt mỏi bạn về nhà và nhìn thấy một căn bếp bừa bộn nó sẽ khiến bạn khó chịu và bực bội hơn rất nhiều. Từ đó có thể dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi hơn, nó làm ảnh hưởng đến chính cảm xúc của bạn và những người xung quanh.

Một căn bếp bừa bộn

Tiếp đến nếu nhà bếp quá bừa bộn với nhiều đồ ăn thì nó sẽ khiến bạn ăn vặt nhiều hơn. Theo một nghiên cứu đã công bố trên tạp trí Môi Trường và Hành Vi, cho thấy những người ở trong căn bếp lộn xộn sẽ tiêu thụ lượng calo gấp đôi đối với những người ở trong căn bếp được tối giản gọn gàng.

Đặc biệt nếu căn bếp nhà bạn không được gọn gàng thì nó còn là điều kiện để vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập. Điều này cực kỳ không tốt bởi đồ ăn nhà bạn sẽ bị ảnh hưởng, chất lượng đồ không được đảm bảo, gây nguy hại cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.  Đồng thời một căn bếp được tối giản thì giúp việc vệ sinh nhà bếp cũng sẽ dễ dàng hơn và không ảnh hưởng chung đến thẩm mỹ chung của ngôi nhà.

10 cách sắp xếp nhà bếp gọn gàng sạch sẽ

Sắp xếp bếp gọn gàng là điều mà bất kỳ gia đình nào cũng nên làm để đảm bảo được sự vui vẻ, an toàn cho cả gia đình. Nhưng không phải ai cũng biết cách cách bố trí vật dụng trong bếp một cách hợp lý. Chính vì vậy BigHousse sẽ gợi ý cho bạn 10 cách để sắp xếp nhà bếp gọn gàng sạch sẽ hơn.

1. Lựa chọn những vật cần thiết và loại bỏ những vật dụng không cần đến

Để căn bếp nhà bạn được gọn gàng, sạch sẽ và đẹp mắt hơn thì bạn nên xác định xem đâu là vật dụng cần thiết và bỏ đi những thứ không cần thiết để tạo ra được nhiều khoảng trống, giúp bố trí những vật dụng cần thiết phục vụ cho việc nấu nướng và sử dụng.

Loại bỏ những vật dụng không cần đến

Những chai lọ hoặc gia vị  hay các dụng cụ như nồi niêu, xoong chảo ít khi dùng hoặc đã lâu không dùng thì bạn có thể di dời chúng ra khỏi bếp. Hoặc đối với những thứ gần hết bạn có thể gộp cùng vào những thứ mới để tiết kiệm không gian. Cách sắp xếp phòng bếp gọn gàng vừa giúp nhà bếp được thông thoáng, gọn gàng mà còn giúp việc nấu ăn được trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn trong việc tìm kiếm đồ dùng.

2. Bố trí và Sắp xếp nhà bếp gọn gàng và sáng tạo

Khi không gian phòng bếp được tận dụng triệt để thì không những giúp căn bếp được trở nên sinh động và hài hòa hơn mà nó còn giúp bếp gọn gàng và đẹp mắt hơn. Phần không gian bạn có thể tận dụng đó là  khoảng trống dưới bồn rửa chén. Tại khu vực này bạn có thể đặt  những cái kệ, rồi đặt vào đó những dụng cụ như rổ, rá, chảo, nồi, cối xay,.. Những vật dụng ít khi sử dụng tới để tăng tình thẩm mỹ và tận dụng được tối đa không gian. Phần cánh cửa khoang đó bạn có thể gắn những chiếc móc treo để treo vật dụng vào đó.

Đối với những phần tường trống, để nó không bị đơn điệu thì bạn nên bố trí các móc, các thanh cài, đinh để treo các dụng cụ nấu nướng. Hãy tận dụng tối đa không gian bếp để thoải mái sáng tạo và bố trí sao cho gọn gàng và hợp lý nhất.

3. Đặt thùng rác ở vị trí hợp lý

Đây cũng là cách sắp xếp nhà bếp gọn gàng sạch sẽ Hầu hết tất các các hoạt động được diễn ra hằng ngày trong bếp đều sẽ sản sinh ra một lượng rác nhất định. Lượng rác này rất cần được phân loại, xử lý một cách kịp thời. Chính vì vậy mà thùng rác là dụng cụ không thể thiếu trong mỗi căn bếp. Nhưng việc đặt thùng rác ở đâu cho thuận tiện cho việc sinh hoạt của các thành viên trong gia đình thì là một trong những vấn đề mà nhiều gia đình đắn đó và suy nghĩ.

Đặt thùng rác tại nơi thích hợp

Nhưng bạn cũng đừng lo, vì hiện nay trên thị trường có nhiều loại thùng rác được thiết kế âm tủ rất thuận tiện cho việc mở ra, đóng vào rất nhẹ nhàng. Hoặc có những loại thùng rác thông minh với nhiều kích thước khác nhau, nhiều ngăn để có thể tiện cho việc phân loại rác mà bạn có thể bố trí tại những khoảng trống trong bếp nhà mình cũng là những gợi ý không tồi.

>> Xem ngay những mẫu thùng rác tủ bếp chất lượng nhất hiện nay

4. Sử dụng các phụ kiện tủ bếp thông minh

Khi cuộc sống ngày càng phát triển thì những phụ kiện nhà bếp cũng phát triển theo. Việc sử dụng các thiết bị nhà bếp thông minh không những giúp cho căn bếp được hiện đại, việc sử dụng dễ dàng, thuận  tiện, đỡ mất sức. Mà những dụng cụ này còn giúp bếp gọn gàng hơn rất nhiều nhờ tính đa dụng và có thể tận dụng tối đa những khoảng không gian vốn được coi là góc chết trong nhà bếp.

Đặc biệt đối với những sản phẩm giá để xoong nồi, bát đĩa, ly chén. Hay những hệ xoay đa năng để đựng gia vị thì đều là những vật dụng rất dễ mua vừa được làm từ chất liệu inox đảm bảo cho sức khỏe người dùng cũng như tránh tình trạng bị gỉ sét khi tiếp xúc nhiều với muối mặn và nước ở trong bếp.

5. Đặt đồ dùng bếp cùng chức năng ở một nơi

Bạn nên phân nhóm các đồ dùng có cùng chức năng để đặt vào cùng một vị trí. Đây là một lựa chọn hết sức đúng đắn, giúp gian bếp được thu hút và tăng thêm tính thẩm mỹ. Đồng thời nó giúp cho việc tìm những dụng cụ và đồ dùng khi nấu ăn một cách nhanh chóng hơn.

Để những vật dụng có cùng chức năng tại một nơi

Vì vậy mà nhà bạn nên tham khảo và làm theo tuyệt chiêu này để loại bỏ thói quen sắp xếp đồ đạc không khoa học, chen chúc lẫn vào nhau. Đây cũng là cách giúp giúp rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ từ xoong chảo, nồi niêu, bát đĩa, đũa muỗng.

Cách sắp xếp nhà bếp gọn gàng sạch sẽ này không những giúp gian bếp được tiện nghi và ngăn nắp mà có còn thể hiện được phong cách sống đơn giản, khoa học và ngăn nắp của cả gia đình bạn

6. Sử dụng móc treo, giá treo

Một trong những cách cách sắp xếp gian bếp gọn gàng đó là sử dụng giá treo hoặc móc treo. Cách này giúp bạn có thể bố trí những dụng cụ mà bạn thường xuyên sử dụng khi nấu nướng một cách ngăn nắp và gọn gàng nhất, nó cũng  giúp dễ tìm hơn khi sử dụng, tiết kiệm thời gian khi có nhu cầu sử dụng.

Những chiếc giá hoặc móc treo được gắn cố định trên tường hoặc cánh cửa để treo những dụ cụ lên, điều này giúp những lần sử dụng sau bạn chỉ cần lướt mắt hoặc mở tủ ra là có thể thấy ngay để lựa chọn những đồ dùng phù hợp phục vụ cho việc nấu nướng lúc bấy giờ.

7. Tận dụng triệt để phía bên trong cánh cửa tủ

Phía trong những cánh tủ là nơi lý tưởng để bạn có thể gắn các giá treo hoặc móc treo để làm nơi chứa dao, thớt, chai lọ, dung dịch, hóa chất,… để tiết kiệm không gian cũng như giúp gian bếp được trở nên ngăn nắp và gọn gàng hơn có với việc bạn bày nó ở trên bề mặt bếp.

Tận dụng không gian phía sau cánh tủ để đựng đồ

Nhờ vào việc tận dụng không gian phía sau cánh tủ cũng giúp người nội trợ sẽ dễ dàng thực hiện các thao tác trong quá trình nấu nước và nhanh hơn trong việc chế biến những món ngon cho cả gia đình

8. Kẹp và dán nhãn đồ dùng thừa hoặc đựng vào hộp đựng thực phẩm

Đối với những đồ dùng, thực phẩm và nguyên liệu đã chế biến nhưng còn thừa thì bạn nên bố trí chúng vào những chiếc túi zip, chiếc hộp sau đó có định lại. Sau đó để gọn vào một chỗ hoặc bên trong tủ lạnh để gọn gàng và bảo quản được lâu hơn.

Bạn có thể dán lên những túi hoặc hộp đồ ăn đó những nhãn rõ về thông tin cũng như ngày bảo quản để việc nấu nướng có thể được định hình một cách chính xác thời hạn sử dụng còn lại để không mất quá nhiều thời gian tìm kiếm. Và có kế hoạch sử dụng những đồ đó một cách hợp lý và an toàn.

9. Sắp xếp muỗng đũa, khoa học

Sắp xếp đũa thìa một cách hợp lý

Đũa, muốn, thìa là những vật dụng mà thường xuyên được sử dụng khi nấu nướng cũng như khi thưởng thức những món ăn ngon cùng gia đình trong mỗi bữa ăn. Vì vậy mà việc sắp xếp đũa, thìa, dĩa, muỗng một cách gọn gàng và khoa học không những gian bếp nhà bạn được ngăn nắp mà còn giúp mọi người trong gia đình có thể dễ dàng sử dụng. Bạn cũng có thể tận dụng các ngăn kéo hoặc hộc tủ để mua các ống đĩa, các khay chia để có thể xếp chúng một cách gọn gàng nhất.

Đồng thời bạn nên để đũa, muỗng khô sau đó mới nên cất gọn đi, để tránh bị ẩm mốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi sử dụng.

10. Bố trí thêm đồ trang trí

Một gian bếp lý tưởng là một không gian bếp có thêm những đồ trang trí vừa tăng tính thẩm mỹ, vừa thể hiện phong cách riêng của gia chủ là hiện đại, sang trọng hay cổ điển. Những vật trang trí nên được kết hợp một cách hòa hòa với những đồ vật có trong bếp để tạo nên một tổng thể hoàn hảo.

Nhũng bình hoa tươi, hoa khô, hay những chậu cây xanh được đặt tại bàn ăn, hoặc những chiếc đồng hồ treo tường cùng giúp gian bếp nhà bạn trở lên yêu thương và mới mẻ hơn nhiều.

Trên đây là top 10 cách sắp xếp nhà bếp gọn gàng sạch sẽ nhanh chóng nhất. Mong rằng với những mẹo nhỏ ở trên sẽ giúp bạn và gia đình có một căn bếp gọn gàng, ngăn nắp và hiện đại nhất.

Khách hàng cần tư vấn bất kỳ vấn đề gì về phụ kiện tủ bếp hãy liên hệ với Bighouse.vn để chúng tôi có thể có những góp ý chi tiết nhất.

Video liên quan

Chủ Đề