Cách sử dụng bền vững tài nguyên đất

Đất đai là nguồn tài nguyên, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện cần cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống. Song, tài nguyên đất vẫn chưa được quản lý, khai thác hợp lý, sử dụng còn lãng phí và kém hiệu quả. Cùng với đó, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng là mối đe dọa cho tài nguyên đất của vùng. Vì vậy, cần xây dựng chiến lược quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất vùng ĐBSCL.

Thách thức

ĐBSCL thuộc châu thổ sông Mekong, có diện tích đất tự nhiên gần 4 triệu ha. Đất nơi đây vừa đóng vai trò là nguồn lực, vừa là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong hoạt động kinh tế của vùng. Tuy nhiên, hiện tại có rất nhiều yếu tố tác động đe dọa đến sự bền vững tài nguyên đất của vùng.

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là một trong những nguyên nhân gây suy thoái đất.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trọng Uyên, Phân Viện trưởng Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua điều tra, khảo sát, lập quy hoạch thực tế cho thấy môi trường tự nhiên của đất có nhiều biến động. Bên cạnh đó, sự thay đổi chế độ thủy văn, dòng chảy nguồn nước, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn... đã làm cho tính chất đất đai ở nhiều nơi thay đổi so với trước đây. Ngoài ra, quá trình khai thác, sử dụng đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là việc thâm canh, tăng vụ và phát triển hệ thống đê bao kiểm soát lũ thiếu hợp lý đã làm cho chất lượng nhiều vùng đất có xu hướng cạn kiệt, thoái hóa. Cùng với đó, áp lực về nhu cầu phát triển đô thị, hạ tầng và đất ở nông thôn lên đất đai ngày một tăng.

Giáo sư Tiến sĩ [GS.TS] Nguyễn Bảo Vệ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: Đất vườn cây ăn trái lâu năm ở vùng ĐBSCL đã có những biểu hiện suy thoái như chất hữu cơ trong đất thấp, làm suy thoái hệ sinh vật đất. Đất bị nén dẽ, lớp đất mặt bị rửa trôi, đất có pH thấp và cạn dần dưỡng chất, bị mặn hóa do sử dụng phân bón hóa học thiếu cân đối, nấm bệnh trong đất phát triển mạnh.

Theo ý kiến của một số chuyên gia, vấn đề sử dụng đất hiện còn tồn tại nhiều bất cập. Chẳng hạn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra; việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp xã, cấp huyện tại một số tỉnh, thành còn chậm; thiếu đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chi tiết của các ngành, quy hoạch không gian đô thị của thành phố... Bên cạnh đó, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hằng năm chưa sát với kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt… Cùng với đó, việc chưa sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt, giữ nước ngọt trong mùa mưa, xây dựng hệ thống đê ven biển, đê bao, xử lý các chất sau thu hoạch của ngành trồng trọt, chăn nuôi, ô nhiễm nước thải, chất thải khu đô thị và khu công nghiệp... đều có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sử dụng đất của vùng.

Cần giải pháp cấp bách

Tại hội nghị khoa học đất "Sử dụng bền vững tài nguyên đất ở ĐBSCL", các nhà quản lý, nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận các kết quả nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên đất cho vùng ĐBSCL. TS. Vũ Năng Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học đất Việt Nam, cho rằng: Tài nguyên đất của vùng ĐBSCL là có hạn, sử dụng tài nguyên đất bền vững đồng nghĩa với phát triển bền vững ĐBSCL, biến vùng này thành vùng kinh tế phát triển trù phú của đất nước. Trước những nguy cơ hiện hữu cần được nghiên cứu, cảnh báo và có giải pháp ngăn chặn. Hiện nay, vùng ĐBSCL chưa xây dựng được cơ sở khoa học về cơ cấu sử dụng đất hợp lý bền vững. Vì vậy vấn đề cấp thiết lúc này cần xác định từng quy mô sử dụng đất thích hợp cho đất canh tác nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất lâm nghiệp, đất ở đô thị, nông thôn, đất khu công nghiệp... để có chiến lược sử dụng tài nguyên đất bền vững, nhất là trong điều kiện chịu tác động của biến đổi khí hậu.

Theo GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, trong bối cảnh nguồn lực cho sự phát triển còn hạn chế, muốn phát huy nguồn lực đất đai, ngoài việc bảo vệ quỹ đất quốc gia, còn phải quản lý đất đai hợp lý. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất sao cho vừa đảm bảo được lợi ích trước mắt, vừa tạo điều kiện sử dụng đất hiệu quả lâu dài. Đồng thời, tăng cường bảo vệ môi trường đất, đảm bảo điều kiện để phát triển bền vững đất nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng.

Để ngăn chặn hay làm chậm tiến trình suy thoái đất cho vườn cây ăn trái, duy trì năng suất và phẩm chất trái cây, theo GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ, nông dân có thể áp dụng một số biện pháp. Chẳng hạn, tùy theo nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương có thể tự làm phân hữu cơ bón cho vườn cây ăn trái, bón từ 1-2 kg/m2 vào đầu mùa nắng. Không nên tiêu diệt cỏ vườn, chỉ cắt thấp khi cỏ phát triển quá cao. Bởi cỏ vườn có nhiều lợi ích như: hạn chế sự rửa trôi lớp đất mặt, cung cấp hữu cơ, "bơm sinh học" giúp tầng đất sâu mau khô ráo khi mưa dầm. Bên cạnh đó, nuôi dưỡng trùn đất giúp đất thông thoáng và xáo trộn chất hữu cơ vào đất; tưới nhỏ giọt hạn chế nước dư thừa làm giảm sự rửa trôi lớp đất mặt; bón vôi cho đất, bón bùn đáy mương...

Quản lý tốt tài nguyên đất đai là một trong những "cú hích" quan trọng để ĐBSCL phát triển. Thời gian qua, các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý đất đai, chống lãng phí trong sử dụng nguồn tài nguyên đất; trong đó, quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu nghiên cứu ứng dụng mô hình tích hợp GIS và MCA trong đánh giá thích nghi đất đai phục vụ đề xuất sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu. Qua nghiên cứu, đây là công cụ hữu hiệu trong đánh giá thích nghi đất đai bền vững do tích hợp được cơ sở tri thức của nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, biểu diễn được một cách trực quan kết quả đánh giá thông qua GIS. Vì vậy, mô hình này hỗ trợ đắc lực cho người ra quyết định [nhà quản lý, nhà quy hoạch...] giải quyết bài toán ra quyết định đa mục tiêu không gian trong bố trí, sắp xếp, đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững…

Bài, ảnh: LẠC MẪN

Ðến nay, số dân nước ta đạt gần 90 triệu người. Dân số tăng, nhưng quỹ đất không tăng. Vì vậy, đất đai trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Vậy mà, tình trạng lãng phí đất vẫn đang diễn ra phổ biến trong cả nước. Thực trạng này rất cấp bách để tìm một giải pháp sử dụng đất hiệu quả.

Tình trạng sử dụng đất nông nghiệp chưa hiệu quả ở Việt Nam

Có 3 nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng đất nông nghiệp chưa hiệu quả. Các nguyên nhân gồm: chính sách hạn điền tạo ra các hạn chế cho người sở hữu đất; năng lực của chủ sở hữu, tình trạng đất bị thoái hóa.

Chính sách hạn điền

Theo Luật Đất đai năm 2013, mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không quá 3 ha. Trong khi đó, muốn nông sản đạt năng suất, chất lượng cao thì bắt buộc phải sản xuất lớn, áp dụng công nghệ và xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cho sản phẩm. Bên cạnh đó, Luật Đất đai quy định trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp không được vượt quá 10 lần hạn mức

Theo luật gia Nguyễn Văn Khôi – Trung tâm Tư vấn pháp luật TP Hồ Chí Minh [Hội Luật gia Việt Nam], rất có thể, chính sách hạn điền hiện nay là chưa hợp lý và đang là một trong những yếu tố hạn chế sự phát triển của dự án nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại, có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, do khó khăn về chuyển nhượng cho nên đang có hàng triệu lao động nông thôn bỏ ruộng, bỏ vườn đi làm công việc khác, nhưng lại không chuyển quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp sản xuất lớn…

Khả năng quản lý, marketing, năng lực sử dụng đất của chủ sở hữu

Các chủ sở hữu đất nông nghiệp bị hạn chế về khả năng quản lý, marketing, áp dụng kỹ thuật công nghệ nên mặc dù có rất nhiều dự án quy hoạch được đề xuất, nhưng chất lượng thấp và bị vỡ trong thời gian ngắn, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng. 

Ngoài ra, các chủ sở hữu đất cũng chưa có kế hoạch dài hạn để tạo những vùng nguyên liệu bền vững thiếu các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ đi kèm để làm tăng giá thành. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ ảnh hưởng quá trình cơ giới hóa và hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn… 

Hạn chế về loại đất, tình trạng thoái hóa đất

Thoái hóa đất đang trở thành xu thế phổ biến, đặc biệt ở vùng rừng núi, nơi tập trung ¾ quỹ đất. Nguyên nhân chủ yếu là do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu, tình trạng chặt phá đốt rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản không hợp lý, lam dụng chất hữu cơ trong sản xuất,… Suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy giảm quần thể động thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người.

Ở Việt Nam có 15.7 triệu ha đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua; 9 triệu ha đất có tầng mỏng, phì nhiêu thấp; 3 triệu ha đất thường khô hạn và sa mạc hóa; 1.9 triệu ha đất bị phèn hóa, mặn hóa. Ngoài ra, còn các tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp,…

Những lợi ích của việc cải tạo, bảo trì đất nông nghiệp

Việc bỏ hoang đất trống, đất nông nghiệp đồng nghĩa với việc bỏ qua các nguồn lợi nhuận có thể khai thác từ trên mảnh đất đó. Các nguồn lợi có thể kể đến như kinh doanh nông sản, kinh doanh trải nghiệm nhà vườn, du lịch nhà vườn sinh thái,…

Một lợi ích không thể bỏ qua của việc cải tạo, bảo trì đất để trồng cây chính là việc gia tăng giá trị đất. Một nghiên cứu trên 2.001 chủ nhà ở Anh cho thấy việc tạo nên một khu vườn với cảnh quan sinh động sẽ có chi phí thấp [khoảng 3.500 USD] nhưng lợi tức đầu tư mà nó mang lại rất lớn – làm tăng giá trị bất động sản lên tới 77%.

Cũng có nhiều chủ sở hữu tận dụng đất để khai thác các nguồn lợi nhưng lại không đầu tư cho việc cải tạo, bảo trì chất lượng đất. Điều này dẫn tới các vấn để phát sinh như thoái hóa đất, phát sinh chi phí lớn cho việc bảo trì, chăm sóc, nuôi tạo lại đất về sau.

Việc cải tạo đất là cải tạo sự sống, hệ sinh thái cho đất. Nhờ đó năng suất cây trồng sẽ tăng dần nhờ được bồi đắp lại một lượng lớn chất hữu cơ. Bổ sung chất dinh dưỡng hữu cơ cũng là điều cần thiết, đặc biệt là những vùng đất thoái hóa. Lợi ích của việc canh tác được các nhà khoa học nông nghiệp khuyến cáo từ lâu. Những tài liệu cũng chỉ ra rằng đất giàu mùn sẽ năng suất, chất lượng cây trồng rất cao. Thêm vào đó, các loại sâu bệnh hại cũng giảm thiểu rất nhiều, nhờ sự cân bằng vốn có của hệ sinh thái đất.

Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả

Giải pháp sử dụng đất hiệu quả là cách tối ưu các nguồn lợi có thể khai thác trên mảnh đất [tối ưu đất bỏ hoang, đất nông nghiệp], mang lại lợi nhuận kinh tế không chỉ cho chủ sở hữu mà còn cho địa phương, tăng cơ hội việc làm và đặc biệt bảo vệ môi trường sinh thái. 

Hiện nay, con người đang hướng tới “nông nghiệp sinh thái”. Thuật ngữ này hướng tới các yếu tố, các yếu tố tự nhiên làm nổi bật lên các đối tượng sản xuất trong nông nghiệp là các loài sinh vật. Đồng thời, thuật ngữ chú ý hơn đến các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên. Mục tiêu của nông nghiệp sinh thái là giảm thiểu tác hại của hóa chất và phương pháp công nghiệp gây ra cho môi trường và chất lượng nông sản; cải thiện chất lượng dinh dưỡng thức ăn; nâng cao độ phì nhiêu của đất; hạn chế ô nhiễm môi trường.

Gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững. Đó là một dạng của nông nghiệp sinh thái với mục tiêu sản xuất nông nghiệp đi đôi với giữ gìn bảo vệ môi trường. Điều này đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững lâu dài.

Mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái được ứng dụng thành công ở các nước

Xu thế phát triển của nông nghiệp thế giới ở thế kỷ XXI là mô hình sản xuất thích hợp, vừa sản xuất được nhiều nông sản hàng hóa, vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên duy trì cân bằng sinh thái cho từng quốc gia. 

Mô hình sản xuất hữu cơ hiện đại là phương thức sản xuất nông nghiệp mới đã được áp dụng ở các nước Anh, Pháp, Đức Nhật. Mô hình này tập trung chủ yếu sản xuất rau, quả sạch không sử dụng phân bón hóa chất và trừ sâu, có sử dụng giống mới và công nghệ sinh học, sản phẩm vi sinh, máy móc làm đất,… Đây là mô hình đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Tuy nhiên, thực trạng ở Việt Nam cho thấy các chủ sở hữu đất nông nghiệp đa phần là các hộ gia đình nhỏ. Các chủ sở hữu này có hạn chế lớn về kiến thức quản lý, khai thác và phát triển nguồn đất. Để áp dụng được mô hình nông nghiệp mà các nước phát triển đã áp dụng thành công, các chủ sở hữu rất cần có một bên chỉ dẫn, đa phần là các chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nhà vườn sinh thái VIME Garden – Giải pháp sử dụng đất hiệu quả

Giải pháp VIME Garden chính thức được khởi động vào ngày 10/10/2020 dưới sự quản lý của VIME Group và sự hỗ trợ chuyên môn về lĩnh vực nông nghiệp từ các chuyên gia hàn lâm của Đại học Nông Lâm [HCM], Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học [Đồng Nai].

Đây chính là giải pháp cho vấn đề làm nông của các chủ sở hữu hạn chế về chuyên môn quản lý, áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả hiệu quả. Giải pháp VIME Garden theo tiêu chuẩn mô hình sản xuất hữu cơ hiện đại, giúp chủ sở hữu vừa phát triển sản xuất nông nghiệp một cách bền vững, lâu dài vừa bảo vệ tài nguyên đất [tránh tình trạng thoái hóa đất], nước, môi trường sinh thái.

VIME Garden cung cấp một mô hình khép tính – hệ sinh thái sản xuất, tiêu dùng thông qua nhà phân phối, hợp tác xã. Cụ thể, mô hình sẽ bắt đầu từ việc sản xuất nông sản chất lượng [áp dụng công nghệ, kỹ thuật, quản lý trên VIME App, nuôi trồng theo tiêu chuẩn Global G.A..P] đến thu hoạch nông sản và cuối cùng là phân phối. 

Điểm nổi bật của VIME Garden chính là việc liên kết với hợp tác xã địa phương để gia tăng sản xuất, đảm bảo giá thành, chất lượng, nguồn cung, nguồn tiêu thụ… Do đó, các nông sản được thu hoạch bởi VIME Garden đều được đảm bảo bao tiêu đầu ra. Điều này giúp chủ sở hữu an tâm ở quá trình tiêu thụ hàng hóa và hoàn toàn tin tưởng khi sử dụng giải pháp VIME Garden.

Ở một quốc gia mà nông nghiệp chiếm thị phần lớn cho nền kinh tế như Việt Nam, việc phát triển các mô hình nông nghiệp bền vững là điều vô cùng cần thiết. Càng cấp bách hơn khi thực trạng đất nông bị bỏ hoang, số lượng giảm sút, sử dụng lãng phí tài nguyên, gây xói mòn, ảnh hưởng chất lượng đất ngày càng gia tăng. Giải pháp nhà vườn sinh thái VIME Garden hình thành để giải quyết những vấn đề lớn cho nền nông nghiệp của đất nước cũng như giúp các chủ sở hữu khai thác tối đa nguồn lợi trên mảnh đất bị bỏ hoang trước nay. Có thể nói, đây chính là con đường cứu cánh tốt nhất, đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên liên quan.

Video liên quan

Chủ Đề