Cách thức thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo

          Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Quá trình phát triển của pháp luật và qua những đòi hỏi của thực tiễn mà khiếu nại và tố cáo dần dần có sự phân biệt và qua một thời gian đã dẫn đến việc xuất hiện hai đạo Luật: Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2011 riêng biệt [hiện nay Luật Tố cáo năm 2011 đã được thay thế bằng Luật Tố cáo năm 2018]. Đây là những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng giúp người dân thuận tiện trong việc thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo. Đồng thời giúp cho cơ quan hành chính nhà nước và những người có trách nhiệm có thể tiến hành xử lý các vụ việc theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định.

          Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, trên thực tiễn việc phân định giữa khiếu nại và tố cáo là công việc không hề đơn giản ngay cả đối với những người thường xuyên phải xử lý đơn thư hay các vụ việc nhận được. Sự phức tạp có thể do nhiều nguyên nhân, từ sự phân tích các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, chúng ta có thể đưa ra một số tiêu chí để có thể phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo, cũng như xử lý những tình huống có sự lẫn lộn giữa khiếu nại, tố cáo đang xảy ra trong thực tiễn. Cụ thể:

          - Thứ nhất về chủ thể: Theo quy định tại Điều 2, Luật Tố cáo thì chủ thể của tố cáo chỉ có thể là cá nhân, trong khi đó theo quy định của Luật Khiếu nại thì người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

          - Thứ hai về đối tượng: Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Còn tố cáo có đối tượng rộng hơn, đó là “hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.

          - Thứ ba về mục đích: Mục đích của khiếu nại hướng tới bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, còn mục đích của tố cáo không chỉ nhằm bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo mà còn hướng tới lợi ích của Nhà nước và xã hội.

          - Thứ tư về cách thức thực hiện: Cách thức thực hiện của khiếu nại là việc người khiếu nại “đề nghị” người có thẩm quyền “xem xét lại” các quyết định hành chính, hành vi hành chính... trong khi đó, cách thức thực hiện tố cáo là việc người tố cáo “báo” cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo “biết” về hành vi vi phạm pháp luật.

          - Thứ năm, giải quyết khiếu nại là việc xác minh kết luận và quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại. Trong khi đó giải quyết tố cáo là việc người giải quyết tố cáo xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, từ đó áp dụng biện pháp xử lý cho thích hợp với tính chất, mức độ sai phạm của hành vi chứ không phải ra quyết định giải quyết tố cáo./.

Hà Văn Dương

Khiếu nại, tố cáo là những quyền cơ bản của công dân. Để có cái nhìn đầy đủ, chính xác về các quyền này và thực hiện một cách đúng đắn, việc tìm đọc các quy định pháp luật là rất cần thiết. Vậy Quyền khiếu nại tố cáo của công dân được quy định tại văn bản nào? Chúng tôi sẽ có những chia sẻ trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua!

Quyền khiếu nại là gì? Quyền tố cáo là gì?

Quyền tố cáo là quyền của cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Ví dụ: Phát hiện một tụ điểm thường xuyên tổ chức đánh bạc, tiêm chích ma túy cho thanh niên xã, A đã gửi đơn tố cáo kèm theo các hình ảnh, bằng chứng tới cơ quan công an địa phương.

Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Ví dụ: Nhận thấy cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt hành chính sai với mình, ông V làm đơn khiếu nại tới chủ thể có thẩm quyền.

Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định trong một số văn bản đang có hiệu lực dưới đây:

Thứ nhất: Hiến pháp năm 2013

Điều 30 Hiến pháp quy định:

1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

Quy định này là cơ sở cho việc ban hành các văn bản như Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo quy định rõ hơn về quyền khiếu nại, tố cáo.

Thứ hai: Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2018

Đây là hai văn bản chính quy định về khiếu nại, tố cáo. Trong đó:

Luật Khiếu nại quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; tiếp công dân; quản lý và giám sát công tác giải quyết khiếu nại.

Luật Tố cáo quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo.

Thứ ba: Các văn bản hướng dẫn Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo

– Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;

– Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;

– Nghị định số 28/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân;

– Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 2 năm 2019 của Chính phủ Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân;

Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toán, vệ sinh lao động;

– Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 1 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ Quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh;

– Thông tư số 01/2020/TT-TANDTC ngày 18 tháng 6 năm 2020 của Tòa án nhân dân Tối cao Quy định về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân;

– Thông tư số 98/2021/TT-BCA ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Bộ Công an Quy định về Công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân;…

Nhìn chung, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định trong rất nhiều văn bản và lĩnh vực cụ thể. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo không chỉ với cá nhân, cơ quan, tổ chức mà còn cả với bộ máy nhà nước.

Chắc chắn rằng, với những chia sẻ trên đây của chúng tôi liên quan đến Quyền khiếu nại tố cáo của công dân được quy định tại văn bản nào? Quý vị đã có thêm cơ sở tham khảo, tìm hiểu về quyền khiếu nại, tố cáo. Trường hợp có những băn khoăn, vướng mắc chưa được giải đáp, Quý vị đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi để được tư vấn, giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề