Cách sử dụng đồng hồ fitness tracker

“What gets measured, get managed”, Peter Drucker

FITNESS TRACKER_VÒNG THEO DÕI SỨC KHỎE

FITNESS tracker là gì?

Fitness tracker, hay còn gọi là Activity tracker từng được gọi chung là ‘tracking device’ dành cho tất cả các thiết bị theo dõi các chỉ số cơ thể nói chung. Hiện tại nhu cầu đã trở thành xu hướng, thậm chí là thời trang, nên những chiếc vòng tay này được tách riêng ra gọi là ‘Thiết bị theo dõi sức khỏe’.

Nói một cách đơn giản, chiếc vòng tay thông minh này tích hợp các ứng dụng từ đơn giản [như đếm số bước, cho thấy thời gian và lượng calo tiêu thụ] đến phức tạp [đo nhịp tim, thông báo cuộc gọi và tin nhắn, đo calo theo hình thức workout, nhắc hoạt động…] với mục đích là ghi lại mọi hoạt động thể chất trong ngày của người dùng. Từ đó có thể đưa ra các khuyến nghị hoạt động theo hướng mục tiêu mà người dùng đặt ra ban đầu.

Những chức năng cơ bản?

Đếm bước chân, đếm calorie, giờ, báo cuộc gọi và tin nhắn

Những chức năng nâng cao?

Đo nhịp tim, nhắc di chuyển, theo dõi giấc ngủ, track theo thể loại workout…

Những khuyết điểm thường gặp

Kém chính xác, hay bị khởi động lại, chống nước không tốt như quảng cáo

Những nhãn hiệu nổi tiếng

Fitbit [Fitbit Surge, Fitbit Charge 2, Blaze, Alta HR]

Garmin [Forerunner 735 XT, Forerunner 35, Vivosmart HR+, Vivofit 3]

Misfit [Misfit Flash Link, Misfit Ray, Shine 2]

Apple [Apple Watch Series 2, Apple Watch Nike+]

Samsung [Gear Fit2]

Tomtom [Spark 3 cardio + music, Touch]

Moov Now

Vòng tay mình đang sử dụng là Fitbit Charge 2

Cách sử dụng của mình

Không đeo khi ngủ => Không dùng đến chức năng đo giấc ngủ vì mình không cần đo cái này. Vả lại đeo vòng nằm ngủ rất là không thoải mái.

Những chức năng mình hay sử dụng

1. Đo bước chân

Thực ra nhiều bạn bảo rằng mấy thứ như đo bước chân này chẳng chính xác gì cả, rằng nếu chỉ ngồi yên 1 chỗ mà huơ tay thì nó vẫn tính là 1 bước.

Mình từng xài qua vòng Xiaomi và Iplus 5 thì đúng là vụ đó cũng có xuất hiện như không nhiều lắm, chỉ phải trừ hao cỡ 30% thôi. Riêng Fitbit Charge 2 hiện tại mình đang xài thì sai số này chỉ khoảng 15%, rất ít. Mình đã thử vung tay, chạy tại chỗ, đi bước nhỏ thì nó cũng không sai biệt lắm.

1 ngày bình thường mình đi khoảng 8000 bước, đây cũng là phần đặt mục tiêu

1 ngày lười biếng có thể 4000-6000 bước, không bao giờ dưới 2000 bước

1 ngày đi chơi hay đi du lịch có thể khoảng 12000 -15000 bước

Đi kèm với số bước chân là khoảng đường đi được [theo km]

2. Đếm số tầng lầu leo được

Thực ra leo cầu thang là 1 bài tập hiệu quả lắm lắm đó. Nó cũng có nằm trong những mục tập luyện mà Fitbit hỗ trợ tính toán. KHi bình thường chế độ đếm số tầng lầu mà người dùng leo mỗi ngày. Tuy nhiên, cách tính của nó rất có vấn đề: nó đếm dựa trên sự thay đổi độ cao. Ví dụ, cứ mỗi lần lên cao hay xuống thấp 4 m thì nó tự động tính là 1 tầng lầu. Vì vậy nếu có đi thang máy thì nó vẫn cứ tính là leo thang.

Tuy nhiên, chỉ khi mình bật chế độ Stairclimibing thì nó mới chính xác thôi, vì đo nhịp tim nữa mà.

3. Đo nhịp tim

Đây là mục mình thích nhất vì nó đo khá chính xác. Ngoài ra nó còn dựa vào nhịp tim để track thành 3 khoảng [fat burn, cardio và peak]

4. Đo calorie

Phần đo calo rất là bí ẩn. Mình chưa rõ nó hoạt động thế nào nhưng mà mỗi workout khác nhau sẽ có record phần calorie burn khác nhau.

5. Những chức năng khác

Mình không hay sử dụng những chức năng khác như theo dõi chế độ ăn, số giờ hoạt động, nước uống, stopwatch, silent alarm, nhắc nhở di chuyển, báo cuộc gọi, hướng dẫn thở… Tuy nhiên, vẫn khá thú vị để thử.

Cảm nhận về nhãn hiệu

Mình đã từng dùng qua Iplus 5 và Miband, hiện tại chuyển sang dùng Fitbit charge 2 vì có nhiều công năng hơn và mình thấy nó cũng chính xác hơn. Theo thứ tự tăng dần về giá.

Trong 3 hãng thì Iplus 5 chống nước tốt nhất, dùng bluetooth nên không cần internet connection vẫn liên kết tốt với điện thoại nên báo tin nhắn, cuộc gọi đều rất thuận lợi. Chỉ cần chạm nhẹ mặt màn hình hay vẫy tay là khá nhạy. KHuyết điểm là không đếm bước chân chính xác lắm và không đo nhịp tim. Thiết kế khá thô cho nữ. Pin rất trâu, sạc 1 lần xài hơn 20 ngày. Thật ra cũng chẳng cần app lắm vì đã hiện hết lên màn hình rồi.

Miband có nhiều chức năng hơn nhưng chống nước tốt [nhưng đừng có mà đem theo xuống hồ bơi hay biển nhé], đo không chính xác bước chân hay nhịp tim. Cũng phải có liên kết với internet với sync với điện thoại. Chỉ nhận biết được 1 vài hình thức tập luyện cơ bản. Sleep tracking [theo dõi giấc ngủ] chính xác và khá tốt. Khoảng 14 ngày mới sạc 1 lần. App rất là cơ bản.

Fitbit Charge 2 giảm sai số của đếm số bước chân và nhịp tim nhiều hơn 2 thiết bị kia. Vẫn phải có internet mới có thể sync được nên thông báo cuộc gọi và tin nhắn trở nên khá vô dụng. Không chống nước. Có nhiều chức năng hơn hẳn, nhất là có hỗ trợ nhận biết nhiều loại workout [cardio, pilate, weight lifting…] Màn hình là gõ lên chứ không phải touch screen. Có GPS khi đi bộ và tính cả calorie khi không hoạt động [còn hoạt động thì được tính riêng]. Pin yếu nhất, khoảng 7 ngày là phải sạc lại. App rất ok vì vừa kết nối với cộng đồng chung vừa có nhiều tính năng và nhiều giao diện.

Kết luận

Vậy thật ra có cần 1 chiếc vòng fitness tracker hay không?

Không. Không hề.

Một nghiên cứu chỉ ra nhóm người có dùng fitness tracker không giảm cân hiệu quả nhiều bằng nhóm người không dùng. Vả lại, các chỉ số trong đó chưa chắc chính xác và còn nhiều điểm bất cập.

Bản thân mình chưa từng giảm được ký nào nhờ vào những lời gợi ý hay các thông số của fitness tracker. Việc tập luyện của mình vẫn như cũ, có chăng là đỡ mệt tim hơn thôi.

Nhưng tại sao mình lại dùng?

Thật ra mình có 3 lý do để sử dụng

– Mình tò mò: muốn biết trung bình 1 buổi tập tiêu bao nhiêu calo, muốn biết nhịp tim, đếm số bước chân đồ…

– Mình muốn bảo vệ tim mạch của mình. Mình thích nhất là tập weight training [với tạ] thì thích nhì là HIIT [luyện tập cường độ cao ngắt quãng]. Thời gian đầu đúng là khiêu chiến giới hạn bản thân. Tim mình đập như muốn nổ tung và sau đó thì rất mệt luôn. Vì vậy, mình muốn biết khi nào tim mình đập quá giới hạn thì phải ngưng ngay và giảm tốc, nếu không thì sẽ rất nguy hiểm về sau. Mình không muốn bị suy tim khi tuổi đời còn trẻ vậy đâu.

– Lý do lớn nhất là mình cần nó để viết nên trang này, cụ thể là mục calorie decoding. Có thể xem là 1 sự đầu tư xa xỉ vậy.

Nói chung khi mình đã yêu thích 1 thứ gì thì mình đầu tư vào nó kha khá đấy. Còn các bạn thì sao?

Video liên quan

Chủ Đề