Cách tăng kiềm trong ao nuôi tôm thẻ

Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Độ kiềm là một trong những yếu tố quan trọng trong ao nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm. Do đó, khi độ kiềm xuống thấp hoặc tăng cao bà con cần phải có biện pháp khắc phục để tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm an toàn và hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé!

1/ Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm

Để tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm thì trước hết cần xác định nguyên nhân vì sao độ kiềm trong ao nuôi tôm lại thấp. Thông thường, có 3 nguyên nhân chính khiến độ kiềm trong ao nuôi tôm xuống thấp, cụ thể:

- Do ao xuất hiện nhiều ốc vẹm

- Đáy ao có nhiều phèn

- Ao không có tảo nổi nhiều mà rong đáy hoặc lablab

2/ Cách khắc phục như sau:

Trong trường hợp độ kiềm xuống thấp, bà con nên thực hiện cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm như sau:

- Tiến hành cào ốc, vớt rong nếu có

- Ngâm vôi nóng để nâng độ pH trong ao nuôi

- Bổ sung thêm khoáng và vitamin C cho ao nuôi tôm.

- Nếu độ kiềm 70ppm thì đánh 2 lần sẽ lên

Để ổn định độ pH quý bà con nên thường xuyên kiểm tra 2 lần 1 ngày để nắm bắt được sự thay đổi của các yếu tố môi trường ao nuôi. Ngoài ra, bà con nên định kỳ sử dụng các loại chế phẩm sinh học nhằm phân hủy các cặn bã dư thừa dưới đáy ao, ổn định màu nước và hạn chế sự biến đổi các yếu tố môi trường ao nuôi.

Hy vọng, qua bài viết này quý bà con sẽ nắm được cách tăng độ kiềm trong ao nuôi và chủ động phòng ngừa một cách hiệu quả nhất. Chúc bà con thành công!

Hộp nhựa nuôi cua lột được làm từ nhựa pp chịu được va đập, nắng nóng. Lợi ích là tận dụng thức ăn [cá rô phi, cá tạp …], diện tích ao có sẵn, cải thiện môi trường đất, nước …

Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …

Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ Composite, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.

Khi trời mưa nhiệt độ, độ mặn, pH và oxy hòa tan trong ao đều bị giảm đột ngột. Việc chăm sóc tôm nuôi trong mùa mưa nhất là những cơn mưa liên tục kéo dài gây nhiều khó khăn cho người nuôi, kể cả những người nuôi có kinh nghiệm, từ việc xả nước mặt cho đến chế độ tăng giảm lượng thức ăn cho hợp lý tránh dư thừa thức ăn.

Khi trời mưa, nước mưa thường có tính axit do có nhiều CO2 trong không khí hòa tan, làm giảm pH của nước ao nuôi. Nhưng khi nước có độ kiềm cao thì pH của nước ít bị thay đổi, do đó trước khi mưa thường tạt vôi.

Độ kiềm thích hợp cho tôm sú là 90-130ppm, cho tôm thẻ chân trắng là 100-150ppm. Khi tôm >90 ngày tuổi, cần độ kiềm cao hơn. Cụ thể như sau:

Độ kiềm đối với nước nuôi tôm sú:

- Tôm mới thả: 80-100ppm

- 45 ngày tuổi trở lên: 100-130ppm.

- 90 ngày tuổi trở lên: 130-160 ppm.

Độ kiềm đối với nước nuôi tôm thẻ chân trắng:

- Tôm mới thả: 100-120ppm

- 45 ngày tuổi trở lên: 120-150ppm.

- 90 ngày tuổi trở lên: 150-200 ppm.

Phương pháp tăng độ kiềm trong ao nuôi

- Ngâm vôi dolomite vào nước ngọt 24h sau đó tạt đều xuống ao vào lúc 8-10 giờ đêm.

- Cứ 1,655 g vôi dolomite làm cho 1m3 nước tăng độ kiềm lên 1 mg/ml.

- Cách tính lượng vôi dolonite: để tăng độ kiềm cho ao 5000 m3 từ độ kiềm 80 mg/ml lên 90 mg/ml: Lượng vôi dolomite cần sử dụng = 5000 x 1,655 x [90-80]/1000  = 82,75kg  Khi tăng độ kiềm trong ao,  lưu ý rằng chỉ tăng 1 lần 10 mg/ml; sau đó lặp lại, không tăng 1 lần quá nhiều sẽ làm tôm bị sốc. Nếu sử dụng phương pháp trên mà độ kiềm không tăng hoặc tăng quá chậm thì chúng ta dùng biện pháp sau:

KẾT HỢP ĐÁNH VÔI DOLIMITE [ 1 BAO] + 5KG KHOÁNG MIXBOOM CHO 1000M3 VÀO 10 GIỜ ĐÊM

Độ kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi và là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến các yếu tố khác như: pH, mật độ tảo, mức độ độc hại của khí độc và kim loại nặng trong nước, đặc biệt là quá trình lột xác của tôm nuôi.

Nguyên nhân

- Độ kiềm trong ao thấp có thể trong quá trình cải tạo ao bà con đã làm không tốt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của tôm, đặc biệt là sự lột vỏ. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể do trong ao xuất hiện nhiều ốc, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh chúng ăn tảo và hấp thụ muối cacbonat làm độ kiềm trong nước giảm xuống thấp.

- Khi trời mưa nhiệt độ, độ mặn, pH và oxy hòa tan trong ao đều bị giảm đột ngột. Việc chăm sóc tôm nuôi trong mùa mưa nhất là những cơn mưa liên tục kéo dài gây nhiều khó khăn cho người nuôi, kể cả những người nuôi có kinh nghiệm, từ việc xả nước mặt cho đến chế độ tăng giảm lượng thức ăn cho hợp lý tránh dư thừa thức ăn. Khi trời mưa, nước mưa thường có tính axit do có nhiều CO2 trong không khí hòa tan, làm giảm pH của nước ao nuôi.

Độ kiềm thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển

Đối với tôm thẻ:

- Tôm mới thả: 100 - 120 ppm

- 45 ngày tuổi trở lên: 120 - 150 ppm

- 90 ngày tuổi trở lên: 150 -  200 ppm

Đối với tôm sú:

- Tôm mới thả: 80 - 100 ppm

- 45 ngày tuổi trở lên: 80 - 100 ppm

- 90 ngày tuổi trở lên: 130 - 160 ppm

Vậy làm thế nào để quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm được tốt nhất?

Phương pháp tăng độ kiềm trong ao nuôi

- Cách tăng kiềm trong ao tôm tốt nhất là sử dụng vôi bột với liều lượng từ 2 - 3 kg với 100 m3 nước hòa tan khuấy đều kết hợp với khoáng nước rồi tạt xuống ao lúc 10 giờ tối, tạt liên tục từ 2 - 3 ngày để tăng độ kiềm trong nước. Đồng thời, bà con nên bổ sung thêm các loại khoáng chất, Vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm, giúp tôm lột vỏ đồng đều, nhanh cứng vỏ.

- Trong trường hợp ao xuất hiện nhiều ốc, vẹm và nhuyễn thể 2 mảnh thì bà con nên sử dụng chế phẩm vi sinh hoặc diệt giáp xác để loại bỏ an toàn.

- Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng các loại chế phẩm vi sinh để tạo các vi sinh vật có lợi trong ao nuôi tôm phát triển, đồng thời ức chế các loại vi khuẩn gây hại. Thường xuyên bổ sung ion khoáng vi lượng vào khẩu phần ăn để kích thích tôm lột vỏ đồng đều và tạo vỏ nhanh, đặc biệt vi sinh còn hỗ trợ gây màu tảo để tăng độ kiềm trong ao nuôi.

Ngoài ra bà con có thể:

- Ngâm vôi dolomite vào nước ngọt 24h sau đó tạt đều xuống ao vào lúc 8 - 10 giờ đêm. Cứ 1,655 gram vôi dolomite làm cho 1m3 nước tăng độ kiềm lên 1 mg/ml. Cách tính lượng vôi dolonite: để tăng độ kiềm cho ao 5000 m3 từ độ kiềm 80 mg/ml lên 90 mg/ml:
Lượng vôi dolomite cần sử dụng = 5000 x 1,655 x [90-80]/1000  = 82,75 kg 
- Khi tăng độ kiềm trong ao, lưu ý rằng chỉ tăng 1 lần 10 mg/ml; sau đó lặp lại, không tăng 1 lần quá nhiều sẽ làm tôm bị sốc. Nếu sử dụng phương pháp trên mà độ kiềm không tăng hoặc tăng quá chậm thì dùng biện pháp sau: Kết hợp 70% lượng vôi cần theo cách tính trên là soda [NaHCO3], 30% lượng vôi cần đánh theo công thức trên là dolomite. Ngâm vào nước ngọt 24h sau đó tạt đều xuống ao vào lúc 8 - 10 giờ đêm.

Cách làm giảm độ kiềm trong ao tôm

- Giảm mật độ tảo bằng cách thay nước hay dùng hóa chất diệt tảo có thể làm giảm độ kiềm, tuy nhiên cách này không được khuyến cáo vì nó có thể làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong ao và dễ gây stress cho tôm.

- Sử dụng canxi carbonat có thể làm giảm độ kiềm do nó là nguồn cung cấp ion canxi. Sử dụng cách này có thể làm giảm pH trong suốt quá trình quang hợp vì khi nồng độ ion canxi tăng lên nó sẽ làm kết tủa carnonat và phospho vô cơ.

- Để giảm độ kiềm cần thay nước 3 lần/tuần [khoảng 20 - 30%]

Lưu ý: khi sử dụng nước giếng cho ao nuôi tôm cần phải kiểm tra độ kiềm, độ cứng và kim loại nặng nước trước khi cấp vào ao, nếu thấy cao thì cần phải pha loãng với nước ngọt và trung hòa làm giảm kim loại nặng

Cách cải tạo ao nuôi đúng cách

– Rải đều vôi bột khắp đáy ao để diệt mầm bệnh, ổn định độ chua và giúp nền đáy ao tơi xốp hơn. Liều lượng bón vôi có thể từ 30 - 40 kg cho 100 m2. Đối với những ao cao, không thể tát cạn có thể dùng từ 40 - 50 kg cho 100 m2

– Sau khi tẩy vôi từ 3 - 5 ngày bà con nên tiến hành bón lót cho ao nuôi bằng cách rải vôi đều khắp ao nuôi tôm.

– Phơi đáy ao: Tùy vào điều kiện và thời tiết mà anh có thể phơi đáy ao từ 7 - 10 ngày, cho đến khi xuất hiện dạng nứt nẻ chân chim là được. Việc phơi đáy ao sẽ tận dụng được các bức xạ tia cực tím để diệt khuẩn và các mầm bệnh gây hại.

– Lấy nước lần 1 từ 30 - 50 cm và để từ 3 - 5 ngày sau khi có ánh nắng mặt trời chiếu xuống giúp màu ao lên nhanh hơn.

Xem thêm bài viết liên quan

CÁCH XỬ LÝ TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM

ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG CHO TÔM

CÁCH NHÂN SINH KHỐI MEN VI SINH ĐẠT HIỆU QUẢ

Zalo: 0707873579

Hotline070.787.3579

YoutubeTHỦY SẢN NAM DƯƠNG

FanpageCông Ty Nam Dương

Video liên quan

Chủ Đề