Cách thay chậu cây hương thảo

Khi nào thay chậu cho cây hương thảo

Thông thường ở vườn, cứ 2 tháng là tôi lại thay chậu cho cây hương thảo.

Còn đối với những anh chị trồng hương thảo tại nhà, khi quan sát đáy chậu nếu rễ hương thảo đã mọc bò ra khỏi các lỗ thoát nước ở đáy chậu là có thể thay chậu lớn hơn cho cây hương thảo.

Hoặc dựa vào nhu cầu nước. Ví dụ tưới nước vào buổi sáng, đến trưa cây hương thảo đã bị héo rũ, bầu đất khô trắng. Phải tưới thêm nước cây mới tươi tỉnh lại. Khi này có thể thay chậu thêm đất trồng cho cây hương thảo.

Chậu trồng cây hương thảo

Cây hương thảo có rễ mảnh và nhu cầu nước vừa phải, do đó chậu mới chỉ cần có đường kính miệng to hơn chậu cũ khoảng 5-8cm là được. Chậu quá lớn, chứa nhiều nước, làm rễ hương thảo rất dễ bị thối.

Cây hương thảo

Cây hương thảo cótên khoa học là Rosemary, thuộc họ bạc hà, được tìm thấy đầu tiên tại khu vực Địa Trung Hải. Hoa có màu xanh, hồng, tím, kim… rất đẹp, cây có mùi thơm giống như mùi hoa hồng, người ta hay dùng để ép khô vì hương thơm của Hương Thảo lưu rất lâu.

Cây hương thảo có rất nhiềutác dụng như mỹ phẩm, xua đuổi muỗi, dược liệu trị bệnh,… thế nên được rất nhiều người ưa thích làm cây cảnh đặt trong văn phòng, ban công, để bàn làm việc, cửa sổ…

Cây hương thảo tương đối dễ trồng, tuy nhiên nếu điều kiện trồng gặp bất lợi [mua nhiều, ít ánh sáng, nắng nóng kéo dài] hoặc sự phát triên cứ sâu bệnh thì có khả năng làm cho cây bị úa hoặc thậm chí là chết đi.

Nguyên nhân và cách khắc phục cây hương thảo bị đen lá

Lá cây hương thảo bị chuyển từ xanh sang đencó rất nhiều lí do khác nhau. Có thể là do côn trùng, cũng có thể là do điều kiện phát triển không được đảm bảo dẫn đến nấm mốc gây bệnh cho cây. Khi thấy hiện tượng lạ ở trên cây, hay chăm sóc cây đúng cách để cây không bị chết.

Loại bệnh này sẽ tiếp tục lây lan cho các cây xung quanh hoặc thậm chí cả khu vườn của bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểunguyên nhân và cách phòng ngừa đen lá ở cây hương thảo, để giúp cây luôn khỏe mạnh.

Côn trùng

Cây hương thảo bị đen lá do côn trùng rất thường xảy ra. Bất kì loài cây nào cũng là địa điểm ưa thích chocôn trùngghé thăm. Chính vì vậy mỗi loài côn trùng khi đậu trên cây đều mang đến một chất mậtlàm cho nấm mốc phát triển. Khi nấm mốc phát triển sẽ khiến cho cây Hương Thảo chuyển sang màu đen. Nấm mốc sẽ phát triển cực kì mạnh có thể lây lan rất nhanh trên toàn bộ cây nếu ở trong một điều kiện thích hợp.

Trồng cây Hương Thảo ởnơi có độ ẩm cao cũng là nguyên nhân để nấm mốc phát triển. Hãy loại bỏ những lá bằng kéo làm vườn. Khi sử dụng kéo hãy khử trùng trước và sau khi cắt.

Nấm bệnh

Nấm bệnhdễ được hình thành nếu như bạn đểcây bị úng nước. Chính vì vậy, khi tưới cây các bạn cần phải chú ý. Nếu trong chậu có quá nhiều nước, cây sẽ chuyển sang màu nâu, tiếp đến cây sẽ bị xoắn chết.

Chỉ cần một cơn mưa lớn cũng khiến cho cây gặp phải tình trạng này. Đất trồng rất khó có thể khô nhanh nếu trong mùa mưa. Chính vì thế đây là một điều kiện lý tưởng để nấm mốc hình thành và phá hủy những cây Hương Thảo tuyệt đẹp của bạn.

Nếu cây Hương Thảo của bạn được trồng bên trong chậu, hãy để ở những nơi khô thoáng và tưới nước vừa đủ.

Ánh sáng không đủ

Cây hương thảo cần ánh sáng mặt trời đầy đủ để phát triển mạnh.Điều kiện bóng mát có thể làm cho lá chết trên cây.Lá sẽ chuyển sang màu đen hoặc nâu khi chúng rụng khỏi cây do thiếu ánh sáng mặt trời.Cây sẽ tiếp tục rụng lá cho đến khi nhận được một lượng ánh sáng mặt trời thích hợp.Tìm một vị trí mới để đặt cây hương thảo nơi nó sẽ nhận được ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Nếu bạn vẫn muốn đặt cây trong nhà để trang trí nhà cửa thì bạn có thể cân nhắc đến những nơi gần cửa sổ để cây có thể đón ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.Nếu để cây hương thảo trong phòng, nên để cây trong phòng có ánh sáng và để vài ngày lại đem cây ra ánh sáng tự nhiên một hai ngày.

Do úng nước

Cẩn thận khi tưới nước cho cây hương thảo nếu trồng trong chậu. Quá nhiều nước có thể dẫn đến lá chuyển sang màu nâu và sau đó không lâu nữa trước khi cây hương thảo đáng thương của bạn cuối cùng trông có vẻ hơi xoắn và chết.

Nó xảy ra khá nhanh, chỉ mất một vài cơn mưa lớn để thiệt hại được thực hiện. Vào thời điểm mùa mưa, đất sẽ mất nhiều thời gian hơn để khô trở lại, vì vậy rễ cây hương thảo của bạn có thể nằm trong đất ướt trong vài ngày sau khi trời mưa.

Bạn không thể làm gì nhiều để cứu cây hương thảo một khi lá bắt đầu chuyển sang màu nâu, vì vậy phòng ngừa là chìa khóa. Nếu bạn đang trồng cây hương thảo của mình trong chậu, thì giá thể trồng cần sự thông thoáng và thoát nước tốt nhất. Cây hương thảo có rễ mảnh không chịu được đất ẩm cao, nên thành phần cần xốp và rút nước tốt.

Thành phần giá thể [tham khảo] để trồng hương thảo trong chậu: tro +trấu /vỏ đậu phộng/đá perlite + phân trùn quế/phân bò đã qua xử lý.

Tuy nhiên có 1 nhược điểm: do thoát nước tốt quá nên yêu cầu tưới nước hàng ngày, quên khoảng 2-3 ngày là cây hương thảo có biểu hiện héo. Có thể trộn thêm tí đất thịt nếu muốn độ rút nước giảm xuống.

Công dụng của cây hương thảo

Câyhương thảotỏa ra mùi hương thơm ngát, mùi tinh dầu cực thơm và dễ chịu. Mùi thơmcây hương thảocó thể giúp tinh thần bạn luôn thoải mái, giải tỏa stress một cách nhanh chóng, đặc biệt cây còn giúp chống buồn ngủ đối với nhân viên văn phòng. Riêng vớiphụ nữ sau sinh thì tinh dầu của cây hương thảo sẽ làm cho các mẹ luôn cảm thấy thoải mái thư giãn hơn khi chăm sóc con nhỏ và gia đình

Bên cạnh đó cây hương thảo còn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh đau xương khớp, ngăn ngừa các bệnh ưng thư vú và đẩy mạnh quá trình tiêu hóa của ruột non, hương thảo cùng hỗ trợ các loại thuốc khác trong việc giúp điều trị các chứng bệnh biếng ăn, lười ăn xuất hiện ở trẻ nhỏ.

Cây hương thảo nổi tiếng với tác dụng làm đẹp khá hiệu quả khi mà mọi bộ phận của nó đều có thể làm đẹp được. Lá của cây hương thảo dược nghiền nát cho vào các túi thơm, sữa tắm còn chiết suất tinh dầu từ thân và rễ của cây hương thảo có hương thơm đặc trưng để sáng tạo ra các loại xà phòng thơm, dầu gội đầu, kem dưỡng da, các loại nước hoa… đem đến cho mọi người hương thơm mới lạ, thanh khiết, gần gũi với thiên nhiên.

Không chỉ thế, cây hương thảo còn được sử dụng trong ẩm thực. Trong ẩm thực phương Tây, hương thảo được sử dụng như một gia vị không thể thiếu cho món ăn thêm độc đáo trong các món gà nướng, pizza, tôm nướng…thu hút đông đảo thực khách từ khắp nơi trên thế giới. Với những đặc trưng trên hãy cùng nhau tham khảo cách chăm sóc cây hương thảo đúng cách nhé.

Các điều kiện sinh thái của cây:

Cây hương thảo dễ trồng và phát triển tốt, nhưng không vì vậy mà bạn lại bỏ ngỏ việc chăm sóc cây hương thảo. Cũng như các loại cây khác,cây hương thảo cũng chịu tác động từ nhiều yếu tố như: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nước, dưỡng chất…Để chăm sóc cây hương thảo thật tốt, bạn nên chú ý tới những yếu tố trên.

Khí hậu:Hương thảolà loại cây xuất xứ ở vùng khí hậu ôn đới nhưng có thể chống chịu được với khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây hương thảo thích hợp với những vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Bảo Lộc [Lâm Đồng]…Trong điều kiện thành phố Hồ Chí Minh nên đặt cây ở những nơi có bóng râm, dưới gốc cây to hay lưới lan có nắng 70%,…

Nhiệt độ:Cây hương thảo có biên độ nhiệt khá rộng, tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây phát triển tốt là từ 20 đến 30 độ C.

Ánh sáng:Cây hương thảo ưa sáng,thích hợp trồng trong nhà, trang trí nội thất, nhiệt độ phòng mát mẻ. Cần đảm chiếu sáng ít nhất là 4h/ngày và là ánh sáng nhẹ vào buổi sáng hoặc ánh nắng buổi sáng là tốt nhất. Nếu đặt chỗ nắng nóng trực tiếp với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là vào buổi trưa, lá cây sẽ bị cháy, teo dần, cây chậm phát triển và chết. Chính vì thế, nếu bạn đặt cây trên sân thượngcần chú ý che chắn giảm nhiệt khi thời tiết quá nắng nóng

Ẩm độ:cây hương thảo ưa ẩm nhưng ẩm độ cũng vừa phải, nếu quá ẩm ướt nhất là vào mùa mưa cây có khả năng thối lá, thối rễ dẫn đến chết cây.

Đất trồng:Cây hương thảo thích hợp trồng trên đất sét có mùn pha cát, khả năng thoát nước tốt với độ pH khoảng 5.5 đến 8. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện giá thể trồng có độ pH từ 6 đến 7. Đất càng có tính kiềm, cây hương thảo sẽ càng thơm. Nếu đất trồng cây có axit cao bạn hãy trộn thêm vào đất ít vôi để giảm axit trong đất.

Tưới nước:Cây hương thảo đặt ngoài trời hay ban công thì tưới trên lá bằng bình phun, thời gian thích hợp là từ 8 đến 9h sáng, nước vừa ướt chậu. Nếu trời nắng gắt, nhiệt độ cao bạn nên tưới thêm lần nữa vào buổi chiều cho chậu cây không bị khô.

Nếu bạn đặt cây hương thảo trong nhà bạn cần hạn chế tưới nước và chỉ được tưới lên gốc cây, không nên tưới lên lá, lên ngọn cây. Nên đặt cây ở nơi có ánh sáng và đem cây ra nắng khoảng 2 lần/tuần vào buổi sáng. Cần lưu ý chậu cây hương thảo sau khi tưới phải thoát nước hết, không để nước bị ứ lại trong chậu cây.

Nguồn nước dùng để tưới cây hương thảo nên sử dụng nước mưa, nước giếng khoan, ao hồ, nếu bạn sử dụng nước máy nên đổ ra bình chứa để qua ngày rồi mới sử dụng. Vào mùa mưa bạn nên chuyển cây vào nơi thông thoáng trong nhà, mái hiên, bệ cửa sổ,…

Phân bón:

Sử dụng,phân Dynamic hoặc bón phân chuồng hoai, trung bình bạn nên 2 tháng bón 1 lần cho cây, mỗi lần bón vào gốc khoảng 200gram.

Luân phiên bón thêm các loại NPK như 18-18-6, 20-20-15,30-10-10, 20-20-20, 15-5-20-3,5TE…trong suốt vòng đời của cây; thời gian bón 15-20 ngày/lần với liều lượng 1 thìa café/gốc, chăm chỉ bón phân cây sẽ có nhiều dưỡng chất để phát triển tốt.

Hàng tuần dùng thêm dung dịch kích thích ra lá B1 cho cây sử dụng kết hợp với thuốc trừ nấm sinh học nhưKasumin,Valydamicin,…bạn nên phun trên lá cây hương thảo lúc chiều mát hay sáng sớm sau khi tưới nước vừa khô ráo cây.

Thay chậu, cắt tỉa cây đúng định kì:Mỗi năm thay đất cho cây hương thảo 1 lần, nếu cây phát triển nhanh, cần thay chậu có diện tích rộng hơn để cây có đủ môi trường dinh dưỡng để phát triển. Đồng thời, thường xuyên cắt tỉa giúp cây phát triển đẹp hơn, đồng thời giúp tạo hình cây theo ý muốn và kích thích sự ra hoa của cây hương thảo.

Cây hương thảo được trồng trong chậu

Các bước

Phần 1

Phần 1 của 3:

Trồng hương thảo

  1. 1

    Tìm các cành hương thảo. Hương thảo trồng bằng cành dễ hơn là trồng từ hạt. Bạn có thể tìm mua các cành hương thảo ở vườn ươm hoặc hỏi xin người quen có trồng hương thảo. Sau khi tìm được cây hương thảo, bạn hãy cắt vài cành dài khoảng 10 cm để nhân giống. Thời điểm thích hợp nhất để cắt cành cây là cuối mùa xuân, nhưng bạn cũng có thể thực hiện việc này cả vào đầu mùa thu nếu sống trong vùng khí hậu ấm áp. Những cây hương thảo trồng từ cành sẽ có chất lượng như bụi cây mẹ.[1]

    • Nếu thích trồng giống cây không có ở địa phương, bạn có thể đặt mua qua mạng hoặc nhờ vườn ươm tìm giúp. Có nhiều giống hương thảo, mỗi giống lại có đặc tính khác biệt đôi chút. Một số mọc thành bụi cao và rậm rạp, một số lại có xu hướng bò leo, một số có hoa màu tím hoặc xanh, số khác có hoa màu trắng.
    • Bạn cũng có thể mua cây con hoặc cây nhỏ ở vườn ươm nếu không muốn nhân giống từ cành.

  2. 2

    Ngắt bỏ lá ở 2,5 cm đoạn dưới của cành. Trước khi trồng hương thảo, bạn hãy ngắt bỏ những chiếc lá ở đoạn dưới cành [khoảng 2,5 cm]. Phần này sẽ được chôn xuống đất.[2]

    • Các lá này cần được ngắt đi vì chúng có thể làm khiến cành cây bị thối rữa.

  3. 3

    Trồng cành hương thảo. Sau khi đã ngắt bỏ lá, bạn sẽ cắm đoạn cành cây vào chậu nhỏ đựng hỗn hợp đất gồm 2/3 cát thô và 1/3 rêu bùn. Để chậu cây ở nơi có nắng nhưng không đặt ngay dưới nắng trực tiếp. Tưới nước thường xuyên và để ở nơi ấm áp cho đến khi cành cây đâm rễ. Thời gian này mất khoảng 3 tuần.[3]

    • Để tạo điều kiện cho cành cây mọc, bạn có thể đặt cả chậu cây trong túi ni lông có đục vài lỗ bên trên. Phương pháp này có thể điều hòa nhiệt độ, giữ độ ấm và ẩm cho cây.[4]
    • Bạn cũng có thể nhúng đầu cắt của cành hương thảo vào bột kích thích ra rễ để giúp cây có khởi đầu thuận lợi.

  4. 4

    Trồng cây con. Một khi rễ đã hình thành, bạn có thể trồng cây trong chậu hoặc trong vườn ngoài trời. Hương thảo có khả năng thích nghi với hầu hết các điều kiện thổ nhưỡng và có sức sống mạnh mẽ. Chúng có thể sinh trưởng tốt trong vùng có tuyết, đá vôi, nhiệt độ cao, ven bờ biển và trong mọi loại đất. Tuy nhiên, cây hương thảo sẽ phát triển tốt nhất trong vùng khí hậu từ ấm đến nóng và khá khô. Bạn hãy chọn nơi tương đối khô ráo và có nắng mặt trời toàn phần.[5]

    • Quyết định trồng cây trong chậu hay trồng thành bụi trong vườn. Bạn cũng có thể trồng hương thảo thành một hàng rào có hương thơm dễ chịu. Ở trong vùng khí hậu lạnh, có lẽ tốt nhất là trồng hương thảo trong chậu để bạn có thể di chuyển cây khi cần thiết.
    • Cho dù định trồng hương thảo xuống đất trong vườn, ban đầu bạn cũng nên trồng cành cây trong chậu để cây ra rễ và cứng cáp trước khi đem ra trồng ngoài trời. Chọn khu vực có có độ thoát nước tốt, vì hương thảo có thể bị thối rễ nếu trồng trên đất bị úng nước. Đất càng có độ kiềm cao thì hương thảo sẽ càng thơm. Trộn thêm vôi nếu đất có độ axit quá cao..[6]

Phần 2

Phần 2 của 3:

Chăm sóc hương thảo

  1. 1

    Thỉnh thoảng tưới nước cho cây. Hương thảo ưa đất khô, vì vậy bạn đừng tưới quá nhiều. Cây sẽ sinh trưởng tốt với lượng nước tưới vườn trung bình và ưa thích nguồn nước mưa.[7]

  2. 2

    Đừng lo về việc bón phân. Loài thảo mộc này không cần phân bón. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo trong đất phải có vôi.[8]

  3. 3

    Đem chậu cây vào nhà trong mùa đông nếu bạn sống trong vùng lạnh. Dù là loài cây có sức sống mạnh, hương thảo có thể bị tổn hại trong thời tiết cực lạnh [-18 độ C hoặc lạnh hơn] và các cành cây có thể bị tổn hại dưới sức nặng của tuyết rơi dày. Để đảm bảo cây sống sót qua mùa đông, tốt nhất là bạn nên đem cây vào nhà.

    • Bạn không cần làm điều này nếu nhiệt độ trong mùa đông nơi bạn ở không xuống dưới -18 độ C.

  4. 4

    Tỉa cây nếu cần thiết. Hương thảo không cần được cắt tỉa mà vẫn sinh trưởng tốt, nhưng các bụi hương thảo thường phát triển khá lớn và chiếm nhiều không gian trong vườn. Mỗi mùa xuân, bạn hãy tỉa các cành cây cho ngắn bớt khoảng 10 cm để duy trì hình dạng mong muốn.[9]

Phần 3

Phần 3 của 3:

Thu hoạch và sử dụng hương thảo

  1. 1

    Thu hoạch hương thảo. Bạn có thể hái những nhánh lá hương thảo khi cần sử dụng. Bụi hương thảo sẽ tiếp tục phát triến tươi tốt. Hương thảo thuộc loài cây thường xanh, do đó bạn có thể thu hoạch quanh năm.[10]

  2. 2

    Bảo quản các nhánh lá hương thảo ở nơi khô và mát. Bạn cũng có thể đông lạnh hương thảo trong túi đựng thực phẩm và trữ trong tủ đông. Ngoài ra, bạn có thể ngắt các lá cây trên cành và bỏ vào lọ thủy tinh đậy kín. Cách bảo quản này sẽ giúp hương thảo khô dần và giữ được nhiều tháng.[11]

  3. 3

    Sử dụng hương thảo trong nấu nướng. Hương thảo là loại gia vị tuyệt vời cho cả món ngọt và món mặn. Bạn có thể dùng hương thảo để thêm hương vị cho các món thịt, bánh mì, bơ, thậm chí cả kem. Các món ăn ngon miệng sau đây có sử dụng hương thảo:

    • Bánh mì thảo mộc
    • Thịt lợn ướp gia vị
    • Xi-rô hương thảo
    • Kem chanh hương thảo

  4. 4

    Sử dụng hương thảo trong nhà. Bạn có thể sấy khô hương thảo và làm thành các túi thơm để trong ngăn kéo, dùng hương thảo như một nguyên liệu làm xà phòng tại nhà hoặc pha chế thành nước xả thơm để dưỡng cho mái tóc mềm mại, bóng mượt, và còn nhiều thứ khác nữa. Một cách thưởng thức hương thảo đơn giản nữa là quẹt vào bụi cây để tận hưởng hương thơm tươi mát sảng khoái của nó.

1. Các điều kiện sinh thái của cây hương thảo

  • Khí hậu:Hương thảo là loại cây ôn đới nhưng có thể chống chịu được với khí hậu nhiệt đới. Trong điều kiện nắng nóng nên đặt cây ở những nơi có bóng râm, nơi có nhiều ẩm độ: dưới gốc cây to, lưới lan có nắng 70%,…
  • Nhiệt độ: Cây có biên độ nhiệt khá rộng. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây phát triển là 20 – 30oC.
  • Ánh sáng: Cây ưa sáng, cần đảm chiếu sáng ít nhất là 4h/ngày. Sử dụng ánh nắng buổi sáng là tốt nhất. Nếu đặt chỗ nắng nóng nhiều lá sẽ bị cháy, teo dần, cây chậm phát triển và chết. Cây cũng cần nhiều nắng để có thể cho nhiều tinh dầu hơn,thơm hơn.
  • Ẩm độ: cây ưa ẩm vừa phải, nếu quá ẩm ướt nhất là vào mùa mưa cây có khả năng thối lá, thối rễ.
  • Đất trồng: Cây hương thảo thích hợp trồng trên đất sét có mùn pha cát; khả năng thoát nước tốt. Nên trộn thêm vôi vào đất trồng để tạo môi trường kiềm, cây phát triển tốt và thơm hơn.

Xem thêm: Đất trồng cho cây hương thảo

  • Tưới nước: Cây đặt ngoài trời hay ban công thì tưới trên lá bằng bình phun từ 8-9h sáng, nước vừa ướt chậu. Nếu trời nắng gắt tưới thêm lần nữa vào buổi chiều. Cần lưu ý chậu cây hương thảo sau khi tưới phải thoát nước hết, không ứ nước lại trong chậu. Dùng nguồn nước sạch để tưới cây hương thảo.
  • Phân bón: Bón phân chuồng hoai, định kỳ 2 tháng bón 1 lần, mỗi lần bón vào gốc khoảng 200 gram.

  • Thay chậu, cắt tỉa: Mỗi năm thay đất cho cây 1 lần. Nếu cây phát triển nhanh, cần thay chậu có diện tích rộng hơn để cây có đủ dinh dưỡng để phát triển. Thường xuyên cắt tỉa giúp cây phát triển tốt hơn, giúp tạo hình cây theo ý muốn.

Video liên quan

Chủ Đề