Cách thay phanh đĩa xe máy

Phanh đĩa xe máy là bộ phận quan trọng đảm bảo an toàn nên việc bảo dưỡng nó là rất cần thiết.

Tác giả bài viết: Nguyễn Trần Mỹ Phương

1. Chuẩn bị dụng cụ

- Bộ dụng cụ sửa chữa

Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về bộ dụng cụ sửa xe tại đây.

- Bàn chải nhỏ vệ sinh hoặc chổi quét sơn. - Dầu phanh xe máy.

- Nước rửa bát hoặc dung dịch vệ sinh.

- Bước 1: Tháo ốc heo dầu phanh xe. Trước tiên bạn hãy dừng xe dựng chân chống giữa và đưa xe trở về số “N”. Tiếp đến dùng cờ lê tròng hoặc tuýp mở ốc để tháo hai con ốc giữ bộ heo dầu phanh gắn trên càng xe, [hãy vặn ốc theo chiều ngược kim đồng hồ để tháo hai con ốc này].

- Bước 2: Tháo heo dầu phanh.

  • Bước tiếp theo hãy kéo bộ heo dầu phanh xe theo phương dọc xe để nhấc rời bộ phận này ra ngoài khỏi vị trí bám vào càng và đĩa phanh trên xe.
  • Khi đã tháo được heo dầu phanh ra ngoài bạn dễ dàng nhận thấy trong bộ phận này bám rất nhiều bùn đất bụi bẩn, và kiểm tra được cả độ mòn của hai má phanh bên trong.

- Bước 3: Vệ sinh phanh.

  • Điều cần làm lúc này để giúp phanh đĩa của xe hoạt động tốt nhất là vệ sinh sạch những bùn đất bám trong heo dầu và đĩa phanh. Bạn dùng dung dịch nước rửa bát pha với nước đổ trực tiếp lên bộ heo dầu rồi dùng bàn chải và chổi quét sơn vệ sinh đánh sạch bụi bẩn cả trong phần hai má phanh. Lúc  này bạn có thể thấy rất niều những bụi bẩn bám trên bộ heo dầu phanh được đánh sạch và rửa trôi ra ngoài.
  • Tương tự bạn cũng dùng bàn chải và chổi với nước rửa bát vệ sinh cả phần đĩa phanh, đặc biệt bụi bẩn có thể bám vào các lỗ trên đĩa phanh xe máy.
  • Khi vệ sinh với xà phòng xong bạn hãy xịt trực tiếp nước sạch để làm sạch lần nữa các bụi bẩn và cả nước xà phòng bám trên đĩa phanh và heo dầu phanh.

- Bước 4: Kiểm tra má phanh.

  • Khi các bộ phận được rửa sạch bùn đất bạn kiểm tra phần hai má phanh trong heo dầu vẫn còn dày thì có thể sử dụng tiếp. Nếu thấy hai má phanh đã mòn bạn hãy thay thế má phanh mới để đảm bảo phanh sử dụng hiệu quả nhất.
  • Cách thay bạn chỉ cần dùng kìm mỏ nhọn tháo hai phanh cài hai bên phần heo dầu gắn má phanh rồi rút chốt định vị để loại bỏ má phanh ra ngoài và thay thế hai má phanh mới vào vị trí, khóa chốt má phanh là được.

- Bước 5: Lắp lại heo dầu phanh.

  • Sau khi vệ sinh sạch đĩa phanh, heo dầu và thay thế má phanh mới bạn có thể lắp bộ heo dầu phanh vào lại vị trí gắn trên càng xe. Lưu ý khi tháo ra phần pitton trong heo dầu phanh sẽ đẩy hai má phanh sát lại nhau, sẽ rất khó để bạn có thể nhét lại vào vị trí đĩa phanh với khe giữa hai má phanh.
  • Lúc này bạn chỉ cần dùng một tuốc nơ vít nhét vào khe giữa hai má phanh và đẩy chúng cho khoảng khe giữa này rộng ra rồi mới lắp lại heo dầu vào vị trí và xiết ốc chặt lại theo chiều kim đồng hồ.

- Bước 6: Kiểm tra dầu phanh.

  • Bạn cũng đừng quên việc kiểm tra dầu phanh xe, dầu phanh sẽ giúp việc bóp phanh trở nên nhẹ nhàng và chuẩn xác hơn. Trước hết bạn hãy kiểm tra phần két đựng dầu phanh xe nằm gần vị trí tay phanh xe. Dùng tuốc nơ vít tháo ốc trên nắp két rồi kiểm tra và hút sạch dầu phanh cũ trong két [trường hợp bạn chưa hoặc lâu không thay dầu phanh xe].
  • Dùng khăn và hơi xịt lau sạch két dầu khỏi những bụi bẩn, rồi mới đổ dầu phanh mới vào két dầu.
  • Để đảm bảo dầu phanh lưu thông tốt bạn cần vặn chốt dầu phanh phía dưới heo dầu phanh, kết hợp với bóp tay phanh một cách nhẹ nhàng trong vài lần để dầu chảy ra rồi khóa chốt dầu phanh này lại. Vặn lại nắp két đựng dầu để hoàn thành việc thay dầu phanh.

- Bước 7: Kiểm tra phanh xe. Khi tất cả các công đoạn thay thế và vệ sinh bộ phận phanh đĩa xe máy hoàn tất bạn đừng quên việc lên xe khởi động chạy thử để kiểm tra kết quả việc bảo dưỡng phanh đĩa xe máy.

Nguồn tin: Công Cụ Tốt

Người đăng bài viết: Vũ Hải Sơn

Má phanh là thành phần quyết định rất nhiều đến sự an toàn của chiếc xe trong quá trình vận hành. Tuy là một bộ phận khá nhỏ bé, nhưng má phanh lại cho vai trò rất quan trọng, và do phải thường xuyên hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt, do đó, má phanh rất nhanh bị mòn và hỏng

Thực ra, việc thay má phanh khá đơn giản nên bạn có thể thự hiện thay má phanh cho chiếc xe yêu quý của mình mà không phải ra quán

Để thay má phanh cho chiếc xe của mình, trước khi thay, vấn đề đầu tiên là bạn phải mua được chiếc má phanh phù hợp cho xe của mình.

Tham khảo má phanh phù hợp cho từng loại xe

Khi đã mua được loại má phanh phù hợp, bạn có thể tiến hành các bước tự thay má phanh cho xe máy của mình như sau:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ đĩa phanh và cùm thắng

Trước hết bạn cần vệ sinh sạch sẽ đĩa phanh, cùm thắng…

Dựng xe trên chống đứng hoặc thiết bị nâng bánh sau. Lau sạch sẽ đĩa thắng và cùm thắng khô ráo sạch sẽ.

Sau đó mở lỏng ốc nhỏ giữa miếng sắt gắn với cùi thắng và phuộc trước, tháo cùm thắng ra khỏi cùm trước.

Tiếp đó, nhẹ nhàng tháo miếng sắt nhỏ che bố thắng ra, tránh không để cho ống dầu thắng cong quá mức cần thiết.

Bước 2: Tháo bố thắng

Tháo chốt R để lấy bố thắng ra

Dùng kìm có mũi nhọn tháo chốt R [chốt hình trụ giữ bố thắng nằm ở vị trí an toàn] này ra và rút chốt cài bố thắng ra khỏi cùm thắng, có thể dùng kìm để rút chốt này nhưng chú ý đừng làm trầy trụa.

Lấy bố thắng ra, tốt nhất bạn nên đánh dấu những chi tiết nào thuộc bộ phận nào, cùm thắng nào để đến khi lắp lại không bị quên mất.

Bước 3: Vệ sinh cùm thắng và piston

Dùng bàn chải nhỏ để vệ sinh piston và cùm thắng, có thể sử dụng dung dịch chuyên dùng để rửa cho sạch

Dùng bình xịt chuyên dùng rửa thắng hoặc có thể dùng RP7 để tẩy sét bẩn bên trong cùm thắng và piston. Cũng có thể dùng bàn chải nhỏ chải bụi bẩn trong cùm thắng và piston, sau đó để tất cả cho khô ráo

Bạn nên đeo găng tay bảo hộ và kính bảo hộ để tránh trường hợp tay bị bụ bẩn và mạt sắt từ thắng làm bị thương, và đồng thời dùng một mảnh vải nhỏ hứng bụi bẩn bên dưới cùm thắng

Bước 4: Cài bố thắng mới

Nhẹ nhàng cài bố thắng mới, và điều chỉnh cẩn thận nếu chưa vừa

Gắn bố thắng mới vào, nếu như trường hợp piston đẩy ra qua xa và không thể nhét bố thắng vào vừa, bạn xử lý như sau:

– Nhét bố thắng cũ vào và dùng 1 thanh cạy hoặc tuốc nơ vít đầu dẹp để nạy và đẩy piston chạy vào. Vừa nạy vừa để ý xem mục dầu trên bình dầu thắng có nẳm ở mức như khi bình thường không

– Nếu vượt quá mức full, bạn xả bỏ bớt 1 ít bằng cách nới ốc ốc xả gió trên cùi thắng. Nếu có piston nào bị kẹt hay dính không di chuyển cần kiểm tra lại cùi thắng, phốt piston

Dùng nước rửa sạch ngay dầu thắng nếu có xả bỏ ra ngoài vì sẽ làm bong lớp sơn và rỉ sét các ốc tán xi

Sau khi bố thắng mới gắn vào đúng vị trí tiếp tục gắn chốt gài bố thắng và R clip vào.

Bước 5: Gắn cùm thắng

Gắn lại cùm thắng, và lắp đặt lại các bộ phận, lưu ý kiểm tra kỹ càng trước khi hoàn tất, và nên nhớ phải chạy thử trước khi vận hành xe

Gắn cùm thắng vào và xiết chặt lại ốc tán, gắn miếng che bố thắng lại. Tiếp tục như vậy với cùm thắng bên kia.

Khi đã hoàn thành tất cả các bước, bạn nên kiểm tra lại và vận hành thử xe, nếu có trục trặc gì cần sửa lại ngay, tránh để khi vận hành thực sự có những trục trặc sẽ rất nguy hiểm

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

O.N

Phanh đĩa là một trong những bộ phận khá quan trọng đối với một chiếc xe máy, nó góp phần không nhỏ trong công cuộc bảo vệ tính mạng của người tham gia giao thông. Tuy nhiên, đã có không ít người dùng gặp phải tình huống “dở khóc dở cười” đĩa phanh xe máy bị bó và không biết nguyên nhân là do đâu và làm sao mới có thể khắc phục được. Vậy, hãy cùng tìm hiểu cách chỉnh phanh đĩa xe máy này qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé!

Má phanh mòn quá mức

Điểm đặc biệt đầu tiên phải kể đến đó chính là má phanh bị mòn quá mức sẽ cho phép các đĩa phanh bị mòn làm nó mỏng hơn độ dày mà tiêu chuẩn quy định. Với lỗi này thường là do chủ xe lười không chịu kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ thay thế cho phụ tùng xe.

Hơn nữa, nếu khi để má phanh quá mòn, đĩa phanh mỏng sẽ làm cho pít tông phanh bị đẩy đi quá giới hạn và khó có thể thu về được khiến cho hiện tượng bị bó chặt vào trống hay đĩa phanh tạo ra bó phanh.

Nếu khi xe gặp phải tình trạng này, thì người dùng cần phải tháo bánh xe ra, cũng như tháo cụm phanh để lấy tua vít đẩy pít tông về vị trí cũ và ngay sau đó cần mang đến trung tâm sửa chữa ngay.

Ắc suốt phanh bị gỉ sét

Ắc suốt phanh gặp vấn đề thường bắt nguồn từ việc gioăng cao su bọc ở bên ngoài bị rách, thủng. Do đó, trong suốt quá trình hoạt động, ắc suốt phanh sẽ theo đó mà bị gỉ sét, hoen mòn. Đặc biệt, khi phanh cùng với piston phanh sẽ được tác động một lực lớn đến ắc suốt của phanh. Tuy nhiên, bởi do bị gỉ sét nên ắc suốt phanh sẽ không thể quay về vị trí như ban đầu đồng nghĩa với việc sẽ dẫn đến tình trạng bó phanh.

Cách khắc phục tạm thời cho tình trạng này chính là tháo ắc suốt ra để vệ sinh kết hợp với việc tra dầu mỡ để bôi trơn. Đồng thời, cùng với đó cần kiểm tra lại piston phanh cũng như má phanh và đĩa phanh, nếu thấy ắc suốt và gioăng cao su bị hư hỏng thì cần phải thay thế mới ngay các chi tiết này.

Đĩa phanh bị biến dạng

Đĩa phanh bị biến dạng

Với những tác động mạnh từ bên ngoài cũng là nguyên nhân thường thấy bởi hiện tượng bó phanh. Nếu khi xe đi bị va chạm nhiều sẽ làm cho đĩa phanh bị biến dạng, quay không đều và đảo liên tục. Lúc này, hiện tượng má phanh sẽ bị ghì chặt và gây bó phanh, người dùng cần phải đem xe tới các tiệm sửa chữa hay trung tâm uy tín để kiểm tra bảo dưỡng tránh nguy hiểm.

Bàn đạp phanh nhỏ

Bàn đạp phanh nhỏ

Với việc sửa chữa không có chuyên môn,thiếu kinh nghiệm cũng là nguyên nhân làm cho xe dễ bị bó phanh nhất. Nếu như người thợ chẳng may điều chỉnh biên độ bàn đạp phanh quá nhỏ thì khi sử dụng má phanh sẽ liên tục bị tì vào trống hoặc là đĩa phanh và gây ra hiện tượng bị bó phanh.

Má phanh nở do lọt nước

Trong suốt quá trình rửa xe hay lái xe ô tô ngoài trời mưa, có thể nước bị lọt vào hệ thống phanh và gây ra các hiện tượng không ngờ đến như má phanh nở, bàn đạp phanh nhỏ do đó khi sử dụng phanh sẽ cảm thấy phanh bị bó cứng.

Xem thêm:

Xe máy bị tắt máy đột ngột khi đang đi, nguyên nhân do đâu

Bảo dưỡng xe máy hết bao nhiêu tiền ?

Hướng dẫn cách đấu đèn xe máy chiều xa và sáng hơn

Cách chỉnh phanh đĩa xe máy bị bó

Cách chỉnh phanh đĩa xe máy bị bó

Đây chính là hiện tượng thường gặp khi sử dụng phanh dầu. Trong khi sử dụng, nếu như ngoại lực tác động vào và làm cong vênh đĩa thì rất có thể dẫn đến tình trạng phanh bị bó, không ăn.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho phanh đĩa xe máy không ăn ví dụ như phanh bị cong vênh, piston bị rỗ, lò xo hồi vị yếu, má phanh kém chất lượng,… Lúc này, cách xử lý nhanh và tốt nhất chính là thay mới toàn bộ các bộ phận này. Ngoài ra, các chủ xe cũng cần vệ sinh sạch sẽ phần phớt chắn bụi, nếu như phanh đĩa bị bám nhiều đất bẩn, thì người dùng lấy vòi nước xịt thật mạnh vào phanh để giúp làm sạch mọi vết bẩn bám trong đó.

Thay phanh đĩa xe máy giá bao nhiêu?

Thay phanh đĩa xe máy

Đây có lẽ là câu hỏi của nhiều người đang muốn bảo dưỡng và thay bộ phanh đĩa mới cho “ngựa chiến” của mình. Thực chất đây là bộ phận rất ít khi bị hư hỏng hoặc cong vênh… mà nguyên nhân chính là do thói quen điều khiển của người lái hay bị va chạm mạnh thì mới khiến cho phanh bị hỏng. Cách duy nhất để khắc phục chính là bắt buộc chủ xe phải thay phanh đĩa mới mởi có thể duy trì được sự hoạt động cho phanh.

Hiện nay, giá phanh đĩa của xe máy trên thị trường có dao động từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng. Ngoài ra, sẽ còn phải tùy thuộc vào dòng xe máy mà bạn đang dùng là bình thường hay cao cấp. Ví dụ điển hình, giá phanh của dòng xe Honda Air Blade hiện nay chỉ rơi vào khoảng 450 nghìn đồng, rẻ hơn rất nhiều so với xe SH khoảng 1 triệu.

Ngoài ra, nếu như chủ xe muốn thay đĩa mới hay tăng thắng đĩa xe máy thì cũng cần tìm hiểu thật kỹ, hãy đến các cửa hàng bảo dưỡng chính hãng, uy tín, chất lượng để được hỗ trợ tận tình mà lại không lo bị “chặt chém”.

Như vậy, trên đây là một số thông tin hữu ích về cách chỉnh phanh đĩa xe máy khi bị bó. Hy vọng đây sẽ là thông tin giúp bạn đọc nắm rõ hơn để có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân khi gặp phải tình huống này. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Video liên quan

Chủ Đề