Cách tính điểm bài kiểm tra tư duy Bách khoa 2022

Thêm môn thi, tăng chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức thi thử trực tuyến là những điểm mới của kỳ thi đánh giá tư duy năm 2022 do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức.

Sáng 5/12, ĐH Bách khoa Hà Nội cùng 7 trường đại học ở khu vực phía Bắc tổ chức tư vấn online về tuyển sinh năm 2022. Trong buổi tư vấn, đại diện nhà trường đã có những chia sẻ về việc tổ chức kỳ thi và cấu trúc đề thi năm nay.

"Chắc chắn kỳ thi đánh giá tư duy sẽ khó hơn thi tốt nghiệp THPT. Đề thi được thiết kế theo nguyên tắc không khuyến khích học tủ, học lệch và không có cơ hội cho học thêm vì phạm vi kiến thức chỉ nằm trong nội dung chương trình phổ thông, có tính phân loại cao; không đặt câu hỏi ngoài chương trình, vượt quá sức thí sinh", PGS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết.

Buổi tư vấn tuyển sinh của ĐH Bách khoa Hà Nội và một số trường khu vực phía Bắc.

Thêm môn thi mới trong bài thi đánh giá tư duy

Năm 2022, bài thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ diễn ra trong 270 phút, bao gồm 3 phần nội dung là bắt buộc, tự chọn một và tự chọn hai.

Ở phần thi bắt buộc, thí sinh sẽ dự thi môn Toán [90 phút] và Đọc hiểu [30 phút]. Trong đó, phần Đọc hiểu được nhà trường thông báo sẽ có từ 3 đến 4 bài luận thuộc chủ đề kỹ thuật công nghệ với 35 đến 40 câu hỏi trắc nghiệm, chiếm 5 điểm trong bài thi đánh giá tư duy.

Ở môn thi Toán, thí sinh sẽ phải trả lời 25 câu hỏi trắc nghiệm và tối đa 3 câu hỏi tự luận. Thang điểm dự kiến của môn thi này là 15. Chia sẻ trong buổi tư vấn tuyển sinh, PGS Nguyễn Phong Điền cho biết phần thi tự luận sẽ giúp các trường đại học đánh giá khả năng trình bày, phương pháp giải của thí sinh.

Đối với phần tự chọn 1, nhà trường công bố môn thi là Khoa học Tự nhiên với điểm số tối đa là 10 [tính theo một đầu điểm]. Tham gia môn thi mới này, thí sinh sẽ phải trả lời 45 câu hỏi thuộc kiến thức chương trình THPT ở các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học. Thời gian làm bài của thí sinh là 90 phút.

Phần tự chọn 2, thí sinh sẽ làm bài thi môn Tiếng Anh với thời gian là 60 phút, trả lời từ 60 đến 70 câu hỏi. Môn thi này chiếm 10 điểm trong tổng điểm bài thi đánh giá tư duy và thí sinh có thể quy đổi điểm từ chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS.

Ông Điền cho biết thêm kỳ thi đánh giá tư duy sẽ được tổ chức trong vòng một ngày, sau thời gian thí sinh hoàn thành các bài thi tốt nghiệp THPT năm 2022 khoảng một tuần. Để thí sinh thuận tiện di chuyển, tham gia làm bài, kỳ thi đánh giá tư duy sẽ tổ chức tại 4 địa điểm là ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Hàng hải Việt Nam [Hải Phòng], ĐH Vinh và ĐH Hùng Vương [Phú Thọ].

"Kỳ thi đánh giá tư duy năm 2022 vẫn tuân thủ theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Toàn bộ điểm thi của kỳ thi này sẽ được nhập lên hệ thống xét tuyển chung của Bộ cùng với cơ sở dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT", PGS Nguyễn Phong Điền nói.

Sẽ có bài thi thử đánh giá tư duy trực tuyến

Để thí sinh nắm vững cấu trúc, đánh giá mức độ đề thi và ôn tập, ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến không cung cấp đề minh họa, mà tổ chức 2 đợt thi thử trên hệ thống trực tuyến.

Đợt thi thứ nhất dự kiến được tổ chức vào tháng 12 năm 2021. Đợt thi thử thứ hai tổ chức vào tháng 1 năm 2022. Đại diện nhà trường cho biết mức độ của đề thi thử sẽ tương đương với đề thi chính thức.

Hệ thống thi đánh giá tư duy trực tuyến của ĐH Bách khoa Hà Nội.

Năm 2022, ĐH Bách khoa Hà Nội vẫn giữ nguyên hai phương thức tuyển sinh là xét tuyển tài năng và xét theo điểm thi.

Đối với phương thức xét tuyển tài năng, nhà trường dự kiến dành từ 20 đến 30% chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level; xét tuyển theo hồ sơ năng lực và phỏng vấn.

Ở phương thức xét theo điểm thi, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tuyển sinh dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và xét kết quả bài thi đánh giá tư duy.

PGS Vũ Duy Hải, Phó trưởng phòng Tuyển sinh ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết chỉ tiêu tuyển sinh của phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ giảm từ 50 đến 60% [theo đề án tuyển sinh năm 2021] xuống còn 10 đến 20% tổng chỉ tiêu.

Nhà trường tăng thêm chỉ tiêu cho phương thức xét kết quả bài thi đánh giá tư duy. Cụ thể, năm 2021 chỉ tiêu của phương thức này là 30 đến 40%. Năm 2022, phương thức xét kết quả bài thi đánh giá tư duy chiếm từ 60 đến 70% tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường.

"Quan điểm của ĐH Bách khoa Hà Nội là kỳ thi tư duy phải có tính phân loại cao hơn. Nhà trường chủ động trong việc ra đề và kiểm soát chất lượng đề thi. Điều này sẽ giúp các ngành mang tính cạnh tranh cao, lựa chọn được thí sinh có năng lực học tập và đáp ứng đủ tính khắt khe của chương trình đào tạo", PGS Nguyễn Phong Điền nói.

Năm 2022, 7 trường ở khu vực phía Bắc sẽ sử dụng kết quả bài thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội, để thực hiện xét tuyển là ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Mỏ - Địa chất, ĐH Thủy Lợi, ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải, ĐH Thăng Long và ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Cách tính điểm xét tuyển vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2021

Theo thông tin ban biên tập trang kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phân bổ 50-60% tổng chỉ tiêu xét tuyển vào trường [dự kiến là 7420 chỉ tiêu] sử dụng kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó, chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển bằng điểm của Bài Kiểm tra tư duy cũng chiếm tỷ lệ khá lớn, từ 30-40% tổng chỉ tiêu của năm nay. Do đặc thù, một số ngành/chương trình đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội sử dụng các tổ hợp xét tuyển có hoặc không có môn chính.

Đối với phương thức xét tuyển qua bài kiểm tra tư duy

Xét tuyển qua bài Kiểm tra tư duy là một trong những phương thức tuyển sinh của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả của Bài Kiểm tra tư duy sử dụng một trong các tổ hợp BK1 [Toán-Đọc hiểu-Lý, Hóa], BK2 [Toán-Đọc hiểu-Hóa, Sinh], BK3 [Toán-Đọc hiểu, Tiếng Anh], tổng điểm được tính theo thang điểm 30.

Cách tính điểm xét tuyển theo phương thức này như sau:

Điểm xét tuyển* = [[Phần Toán + Phần Đọc hiểu + Phần Tự chọn]] + Điểm ưu tiên [Khu vực / Đối tượng]

Trong đó, Phần Toán [90 phút – gồm 2 bài tự luận và 25 câu trắc nghiệm]: 15 điểm, Phần Đọc hiểu [30 phút – gồm 03 bài đọc]: 05 điểm, Phần Tự chọn [60 phút, trong đó: Tự chọn Lý – Hóa hoặc Hóa – Sinh mỗi môn 15 câu trắc nghiệm, Tự chọn Tiếng Anh gồm 50 – 60 câu trắc nghiệm]: 10 điểm.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Đối với phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT

Đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp THPT sử dụng tổ hợp xét tuyển không có môn chính, cách tính điểm xét tuyển như sau:

Điểm xét tuyển* = [[Môn 1 + Môn 2 + Môn 3]] + Điểm ưu tiên [Khu vực / Đối tượng]

Ví dụ, thí sinh tham gia Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2021, sử dụng tổ hợp A00 xét tuyển vào ngành Kế toán, Mã xét tuyển EM4, có kết quả thi là: Môn Toán: 9 điểm, Môn Lý: 9.5 điểm, Môn Hóa: 6.25 điểm, không có điểm ưu tiên khu vực hoặc đối tượng, thì tổng điểm xét tuyển là:

9 + 9.5 + 6.25 = 24.75 điểm

Đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp THPT sử dụng tổ hợp xét tuyển có môn chính, cách tính điểm xét tuyển như sau:

Điểm xét tuyển* = [[Môn 1 + Môn 2 + Môn 3 + Môn chính] x 3/4] + Điểm ưu tiên [Khu vực / Đối tượng]

Ví dụ, thí sinh tham gia Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2021, sử dụng tổ hợp A00 xét tuyển vào ngành Kỹ thuật Vật liệu, Mã xét tuyển MS1, Môn Toán là môn chính, có kết quả thi là: Môn Toán: 8.75 điểm, Môn Lý: 9 điểm, Môn Hóa: 9 điểm, điểm ưu tiên là 0.25, thì tổng điểm xét tuyển là:

{8.75 x 2 + 9 + 9] x ¾} + 0.25 = 26.88

[*] Điểm xét tuyển theo mỗi phương thức xét tuyển đều làm tròn đến 2 chữ số sau dấu thập phân.

Năm nay không có ngành/chương trình đào tạo nào của ĐHBK Hà Nội sử dụng đến tiêu chí phụ để xét tuyển.

Thí sinh có thể xét tuyển bằng cả kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Bài Kiểm tra tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức và đăng ký chung vào Phiếu đăng ký dự thi Tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH, CĐ do Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành. Thí sinh đăng ký sơ tuyển và dự thi Bài Kiểm tra tư duy trên hệ thống tuyển sinh của ĐHBK Hà Nội tại địa chỉ //dangkytuyensinh.hust.edu.vn/.

Thời hạn đăng ký sơ tuyển tham gia Bài Kiểm tra tư duy là hết ngày 18/5/2021. Bài Kiểm tra tư duy dự kiến diễn ra vào ngày 15/7/2021, sau Kỳ thi Tốt nghiệp THPT.

Trên đây là thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngoài ra hiện nay cũng đã có nhiều trường công bố điều kiện xét tuyển năm 2021, trong đó có Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur với điều kiện chỉ cần thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT. Thí sinh có thể tra cứu thêm thông tin trên website của các trường để nắm được.

Nguồn: Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp.

Video liên quan

Chủ Đề