Cách tính khối tích công trình PCCC

24/11/2016

Cách thức thiết kế, tính toán khối tích bảo vệ và chọn bình chữa cháy Aerosol [Sol khí] theo NFPA 2010

Bước 1:

Xác định công năng khối tíchcần bảo vệ, kho giấy, kho xăng, server, trạm điện

Tính toán khối tích của không gian cần bảo vệ

Xác định loại đám cháy A, B, C, E

Bước 2:

Theo tiêu chuẩn NFPA2010: [ Do VN vẫn chưa viết TC riêng cho hệ này]

Khối lượng của hợp chất phun tạo hình cần phải được tính toán từ công thức sau:


m= da * fa* V


m = Tổng khối lượng hỗn hợp cần chữa cháy [g [lb]]
da = Mật độ thiết kế cho 1 m3 [g / m3 [lb / ft3]]
fa = Hệ số an toàn [xem 7.5.2]
V = Thể tích cần bảo vệ [m3 [ft3]]

3.3.22Khối tích bảo vệ. Khối tích được bao bọc xung quanh, trừ đi khối tích của bất kỳ vật bên trong mà nó hiện hữu vĩnh cửu trong khu vực cần bảo vệ[ có nghĩa thể tích bảo vệ bằng thể tích tính toán trừ đi thể tích vật chiếm chổ].

3.3.9.2*Mật độ dập tắt [g / m3]. Là khối lượng tối thiểu của một hợp chất aerosol dùng để chữa cháy cho mỗi mét khối, đặc biệt trong điều kiện thực tế đã tính toán yếu tố an toàn [hệ số khe hở, quạt hút].

Lấy hệ số an toàn trong kỹ thuật là 1.2

Bước 3 :

Các khi lưu ý khi lắp và thiết kế vị trí.

4.2.4.1 Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các cổng xả của bình sol khí và người làm việc bên trongphải căn cứ vào nhiệt độ xả chất aerosol, ở khoảng cách đó, không quá 75 ° C [167 ° F].

4.2.4.2 Tối thiểu khoảng cách an toàn giữa các cổng xả của bình sol khí và vật liệu dễ cháy phải được dựa trên một nhiệt độ xả chất aerosol, ở khoảng cách đó, không quá 200 ° C [392 ° F].

Bước 4 :

Chọn bình tương ứng với công năng, khối tích phòng.

Lưu ý : Nếu khối tích lớn ta có thể bố trínhiều bình lại với nhau, nhưng cần lưu ý dòng kích hoạt của các bình tương ứng với ngõ ra kích hoạt của tủ chữa cháy tự động.

Nếu lấy quá nhiều bình nhỏ bố trí, thì ưu điểm là thời gian phun đều trong phòng cần bào vệ sẻ nhanh đám cháy dập tắt nhanh hơn. Nhưng khuyết điểm là chi phí đầu tư sẽ cao, dòng kích hoạt lớn một số tủ chữa cháy sẻ không kích đủ dòng, phát sinh bộ nguồn phụ.

*** Phần kích hoạt chữa cháy thì vẫn theo TCVN5738, dùng 2 tín hiệu ở 2 zone khác nhau, kích hoạt bình Sol khí.

24/11/2016 Quản Trị Bài viết, Thông tin aerosol, chữa cháy khí sạch, NFPA 2010, sol khí

Chuyên mục
  • Bảo trì, sửa chữa hệ thống PCCC
  • Chuyên Mục
  • Download
  • Sản Phẩm
    • Bình chữa cháy Aerosol [Sol khí]
      • Loại bình chữa cháy cầm tay
      • Loại làm mát bằng không khí
      • Loại làm mát phun
      • Loại làm mát qua mê cung
      • Loại làm mát tiếp xúc
    • Bình chữa cháy Aerosol độc lập[ tự kích hoạt ]
    • Hệ thống báo cháy Rubezh
      • Thiết bị báo cháy EN54
      • Thiết Bị Báo Cháy R3
      • Thiết bị xả khí
    • Hệ thống kích hoạt
    • Phụ kiện bình chữa cháy
      • Bộ kích hoạt độc lập và bộ chia tín hiệu
  • Thông tin
    • Bài viết
    • Tin tức
    • Video
NỔI BẬT
  • Bảng hiển thị cảnh báo xả khí
  • Cách thức thiết kế, tính toán khối tích bảo vệ và chọn bình chữa cháy Aerosol [Sol khí] theo NFPA 2010
  • Bảo trì sữa chữa hệ thống báo cháy GST, Johnson Controls, Ampac, Protec
  • Catalog hệ thống chữa cháy Aerosol [sol khí] Granit- Made in Russia
  • Còi đèn chớp báo xả khí

Video liên quan

Chủ Đề