Cách tính % nguyên tử lớp 8


Nguyên tử : là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. Nguyên tử gồm...

1. Định nghĩa

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất.

- Đường kính nguyên tử khoảng 10-8 cm

Ví dụ về sự nhỏ bé của nguyên tử: 4 triệu nguyên tử sắt xếp liền nhau mới dài cỡ 1 mm!

2. Cấu tạo

Chú ý: + Vì nguyên tử trung hòa về điện => số proton = số electron

             + khối lượng nguyên tử ≈ khối lượng hạt nhân

Hạt electron

Hạt proton

Hạt nơtron

Kí hiệu

e

p

n

Điện tích

- 1

+ 1

Không mang điện

Chú ý: Hiđro là nguyên tử đặc biệt chỉ có duy nhất một hạt proton.

3. Lớp electron

- Trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp từ trong ra ngoài, có một số electron nhất định.

+ Lớp 1: có tối đa 2e

+ Lớp 2, 3, 4…  tối đa 8e

- Khối lượng nguyên tử = số P + số N + số e = số P + số N [vì e có khối lượng rất nhỏ nên bỏ qua].

Sơ đồ tư duy: Nguyên tử


  • Bài 1 trang 15 SGK Hóa học 8

    Giải bài 1 trang 15 SGK Hóa học 8. Hãy chép các câu sau đây với đầy đủ các cụm từ phù hợp.

  • Bài 2 trang 15 SGK Hóa học 8

    Nguyên tử tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa, nó là những loại nào ?

  • Bài 3 trang 15 SGK Hóa học 8

    Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử ?

  • Bài 4 trang 15 SGK Hóa học 8

    Giải bài 4 trang 15 SGK Hóa học 8. a]Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào ?

  • Bài 5 trang 16 SGK Hóa học 8

    Hãy chỉ ra : số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 8 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Các bài khác cùng chuyên mục

  • Đề thi học kì I trường THCS Trần Thị Nhượng có lời giải
  • Đề thi hết học kì I trường THCS Bạch Đằng năm học 2020 - 2021 có lời giải
  • Giải đề thi hết học kì II Hóa học 8 THCS Hợp Giang
  • Giải đề thi học kì 2 hoá lớp 8 năm 2019 - 2020 TH-THCS Khánh Hòa
  • Giải đề thi học kì II Hóa 8 trường THCS Tân Bình

Trả lời

:

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon [đvC].

1 đvC = 1/12 khối lượng của một nguyên tử cacbon.

  • Khối lượng nguyên tử được tính bằng gam hay kilogam, có trị số vô cùng nhỏ.
  • Khối lượng của 1 nguyên tử cacbon bằng [1,6605].10^[-24] g => 1 đvC = [1/12]. 1,9926.10^[-23] = 1,6605.10^[-24] g.
  • Từ định nghĩa ta suy ra nguyên tử khối của Cacbon là 12 đvC hay viết tắt là C = 12.

Một số nguyên tố có nguyên tử khối: Mg = 24, Cu = 64, Fe = 56, Al = 27, Ca = 40, ...

Các kiến thức cần có để giải dạng toán này:

  • Số hạt mang điện là p và e, số hạt không mang điện là n
  • Số khối A = p + n
  • Tổng số hạt của nguyên tử: X = p + n + e, trong đó p = e
  • Nên X = 2p + n
  • Với a là số hạt nào đó [p, n, e], thì phần trăm số hạt a sẽ là:

Ví dụ 1:

Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.

Phân tích đề:

Số hạt mang điện p + e nhiều hơn số hạt không mang điện n là 12. Tức là [p+e] – n = 12.

Bài giải: 

Ta có điện tích hạt nhân là 13+ , tức  p = 13 [1]
Ta lại có [p+e] – n = 12
Mà p = e Suy ra 2 p – n = 12 [2]
Thế [1] vào [2] ta được:  2 . 13 – n = 12
Suy ra  n = 26 - 12 = 14
Số khối A = p + n = 13 + 14 = 27. Vậy số khối của nhôm là 27.

Ví dụ 2: 
Biết nguyên tử B có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định cấu tạo của nguyên tử B.

Phân tích đề:

Các bạn hình dung sơ đồ sau:

Số hạt không mang điện chiếm 33,33% nghĩa là % n = 33,33; tổng số hạt là 21, tức X = 21. Tìm p, e.

Bài giải:

               

% n = 33,33%     n = 33,33.21100 = 7 [1]

                              X = p + n + e mà p = e  2p + n = 21 [2]

                             Thế [1] vào [2]  p = e = 2172 = 7

Vậy nguyên tử B có điện tích hạt nhân 7+ , có 7e 

Bài tập vận dụng

Những kiến thức cơ bản trên sẽ trở nên dễ nhớ hơn khi các bạn thường xuyên vận dụng để giải quyết các bài tập tương tự:

Bài 1
Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt từng loại.

Bài 2

Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tính số p, n , e.

Bài 3

Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hãy xác định số khối của nguyên tử Sắt.

Bài 4

Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định cấu tạo nguyên tử. Đối chiếu bảng các nguyên tố SGK xem M là nguyên tố nào?

Bài 5

Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 %. Tính số hạt mỗi loại. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.

Bài 6

Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại.

Bài 7

Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt từng loại.

Bài 8

Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi loại.

Bài 9

Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Tính số proton mỗi loại.

Chủ Đề