Cách trị trẻ hỗn láo

Làm thế nào khi con “nói hỗn”? Trong những năm đầu đời của trẻ, người thầy của con không ai khác chính là những người thân trong gia đình của con. Đó là ông bà, bố mẹ hay chính là những người anh, chị mà con tiếp xúc hàng ngày. Khi trẻ chưa đến trường, kiến thức và những kỹ năng sống đều được học và tích lũy qua cách cư xử và lối sống của người lớn. Vì vậy sự dạy dỗ con cái trong những năm đầu đời có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tính cách và hành vi của trẻ sau này.

Nguyên nhân khiến trẻ “nói hỗn”

Quan điểm “Con hư tại mẹ – cháu hư tại bà” không những từ trước mà đến nay nó vẫn được mọi người cho rằng điều này là đúng. Bởi người ta vẫn cho rằng đàn ông “vai dài sức rộng” gánh những việc nặng nhọc, bôn ba ngoài xã hội. Chính vì vậy trách nhiệm nuôi dạy con cái sẽ thuộc về người phụ nữ. Vì vậy, họ luôn mặc định con hư là do cách dạy sai lầm của mẹ. Chúng ta không phủ nhận điều đó, nhưng muốn con trở thành người tử tế, có tương lại tốt đẹp, việc nuôi dạy không thể là trách nhiệm từ một phía.

Vai trò của người cha cũng rất quan trọng. Vì thế, một đứa trẻ có thể hư hỏng, nói hỗn một phần lỗi trước tiên thuộc về cha mẹ chứ không phải do tác động từ môi trường bạn bè xung quanh hay bất cứ ai. Và Các ông bố bà mẹ thường mắc phải những sai lầm khi dạy dỗ con. Vậy tại sao con lại nói hỗn với cha mẹ, với cả các thầy cô? 

>>>Xem thêm: Các hoạt động của con tại Wedo Wegood XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Hay trách mắng con

Có lễ đây là cách mà các bậc phụ huynh sử dụng thường xuyên khi con mắc sai lầm. Thay vì động viên và khuyến khích, và cho con nhận diện vấn đề thì cha mẹ lại chọn cách la mắng con. Việc cha mẹ thường xuyên la con chỉ khiến con sợ, lì, bướng và cảm thấy không. Thậm chí điều này còn khiến cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình rạn nứt và có thêt khiến con học theo cách xử lí vấn đề này khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

Để trẻ nói năng tự do

Ngày nay có nhiều bậc phụ huynh dạy con theo cách rất lạ. Cứ nghĩ chúng còn bé nên mặc cho con nói chuyện thiếu lễ phép với người lớn mà không hề có trạng thái uốn nắn, chỉnh sửa cho con. Thay vì dạy con cách xưng – hô có phép tắc, cha mẹ lại biện hộ cho con: “Con nó còn bé, nó biết gì đâu. Sau này lớn rồi dậy sau”. Nếu cứ như vậy bảo sao lớn lên con không hỗn láo, xấc xược. Chính cách nói năng, hành xử lúc nhỏ sẽ trở thành thói quen của con về sau. Lớn lên, cha mẹ có muốn sửa cũng rất khó.

Cha mẹ cãi nhau trước mặt con cái

>>>Xem thêm: Cha mẹ tìm hiểu thêm khóa học: Kỹ năng sống toàn diện XEM THÊM TẠI ĐÂY

Môi trường tác động đến tính cách, chính vì vậy việc nuôi dạy con theo đúng phương pháp chưa đủ mà còn phải tạo cho con một môi trường sống lành mạnh. Nếu trẻ sống trong một gia đình thường xuyên xảy ra cãi vã, thì ít nhiều tâm lí và cả tính cách của con cũng bị ảnh hưởng. Một số trẻ sẽ học từ bố mẹ những thói quen này, và tình cảm của trẻ với gia đình không được tròn vẹn nữa, thậm chí còn chưa kể, một số trẻ có thể bị ảnh hưởng lâu dài về tâm lý và rối loạn hành vi.

Nuông chiều con quá mức

Bản tính con cái là sự phản ánh chính xác nhất cách dạy con của bố mẹ. Nếu ngay từ nhỏ, cha mẹ chiều chuộng con quá mức thì nghĩa là bố mẹ đang tiếp tay để con học theo thói xấu. Vũ khí lợi hại của con là tiếng khóc, một khi cha mẹ mềm lòng, đứa trẻ sẽ được nước lấn tới, luôn bướng bỉnh và có thói quen ăn vạ vì chúng biết cha mẹ sẽ yêu thương và đáp ứng nhu cầu.

Yêu thương con không sai nhưng yêu con theo kiểu quá nuông chiều thì quá sai lầm. Nếu không muốn con trở thành đứa trẻ hư hỏng, bương bỉnh, cha mẹ nên ý thức được đâu là yêu con, đâu là đang hại con. Có thể lúc nhỏ chỉ là những đòi hỏi đơn giản nhưng khi lón lên cha mẹ khó mà đáp ứng được các nhu cầu của con.

Rất nhiều gia đình đã không để ý uốn nắn con từ những hành vi nhỏ nhất như cách nói chuyện, đi đứng, ăn uống. Cha mẹ vì quá cưng nựng con mà thường xuyên chiều theo ý muốn của con, con đòi gì được nấy. Chính cách thức giáo dục như vậy đã khiến con hỗn láo với cha mẹ khi không được như ý muốn.

Con cái nói hỗn với cha mẹ là do tâm lí lứa tuổi

Ở độ tuổi dậy thì, tâm lí và tính cách của trẻ thay đổi và rất dễ dàng bị ảnh hưởng bởi cách sống của xã hội xung quanh nên dễ có những lời nói, hành vi hỗn láo với cha mẹ ông bà. Chính vì vậy, ơn ai hết bố mẹ luôn là những người thầy, những người bạn để đồng hành và định hướng cho con trong giai đoạn này.

Vậy làm thế nào khi con nói hỗn với người lớn?

Thứ nhất: Giữ thái độ trầm tĩnh

Khi con cái có lời nói hành vi hỗn láo, chúng ta cần phải giữ bình tĩnh, vừa lắng nghe vừa tạo uy thế với con. Nếu trong lúc con hỗn láo, cha mẹ quát nạt, tranh luận sẽ càng làm trẻ thêm bức xúc và gây ra nhiều hành vi không đúng chuẩn mực hơn

Thứ hai: Hãy uốn nắn con ngay khi sự việc xảy ra

Nhiều bậc phụ huynh đã phớt lờ hành vi nói hỗn của con cái khiến chúng dễ dàng bị lặp lại. Ngay khi con có thái độ không đúng, cha mẹ hãy có hành động uốn nắn dứt khoát. Tránh tranh cãi và quát nạt nhưng phải thể hiện được thái độ nghiêm túc, thể hiện cho con hiểu chúng đang hành động sai trái.

Thứ ba: Làm gương cho con

Muốn con không nói hỗn với cha mẹ thì chính cha mẹ phải là tấm gương sáng trong cách cư xử với ông bà, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp và cả bạn bè của con

Chúng ta phải làm thế nào khi con nói hỗn? Trong mọi vấn đề, cha mẹ và thầy cô hãy luôn giữ bình tĩnh và hướng dẫn con nhìn nhận vấn đề từ mọi phía và để con tự suy nghĩ về hành động của mình nhé!

ĐĂNG KÝ TEST TÍNH CÁCH MIỄN PHÍ CHO CON

KHÓA HỌC KỸ NĂNG TOÀN DIỆN

TƯ VẤN TÂM LÝ – GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

Con trẻ luôn là thiên thần, nhưng đến một lúc nào đó, chúng bắt đầu phản ứng lại cha mẹ một cách không phù hợp, thậm chí còn trợn mắt với người lớn.

Trong tình huống này, cha mẹ hãy ứng xử với trẻ một cách bình tĩnh để giữ sự tôn trọng lẫn nhau trong gia đình, đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với trẻ.

Dưới đây là các bước gợi ý cách ứng xử khi con bạn cãi lại cha mẹ với ngôn từ thiếu phù hợp.

Bước 1: Tránh phản ứng lại trẻ với cùng tông giọng mà trẻ đã nói với mình

Đôi khi thật là khó giữ bình tĩnh trong những tình huống này, nhưng hãy thật chú ý đến ngôn ngữ của bạn. Bạn nên trở thành tấm gương cho trẻ về việc tôn trọng người khác. La hét, chửi mắng hay dùng những từ ngữ tiêu cực sẽ không được khuyến khích trong những tình huống này.

Cùng với đó, hãy ngăn chặn những phản ứng tiếp theo của trẻ. Đừng để trẻ tiếp tục nói những từ như: Tốt thôi, Để con yên, Thế nào cũng được… Đặc biệt, bạn nên quỳ xuống ngang tầm mắt con khi nói chuyện với chúng.

Bước 2: Cố gắng thấu hiểu vấn đề của trẻ

Đừng bao giờ quên rằng con bạn vẫn đang trong giai đoạn học cách kiểm soát hành vi và đôi khi chúng không biết cách xử lý các vấn đề.

Vì thế, việc trẻ tỏ ra thiếu kiên nhẫn là bình thường. Sau bước hạ tông giọng, hãy cố gắng hiểu vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Thường thì khi trẻ cãi lại nghĩa là chúng đang tức giận, thất vọng, tổn thương hoặc sợ hãi.

Hãy dành ít nhất 15 phút nói chuyện riêng với trẻ mỗi ngày, dành cho con sự chú ý và tập trung nhất của bạn. Sau đó, hãy cố gắng hiểu những nhu cầu, hi vọng, ước mơ của trẻ. Có thể con bạn rất hứng thú với việc tìm hiểu về vũ trụ nhưng bạn lại chưa bao giờ đưa con đến một trạm thiên văn học.

Bước 3: Nói với con rằng bạn biết chúng đang buồn

Các nhà tâm lý học gợi ý cha mẹ nên sử dụng những câu như: “Con nói với mẹ như vậy thì chắc chắn là con đang rất buồn rồi”, “Mẹ muốn nghe kỹ hơn về chuyện này, nhưng mẹ không thể nghe được điều gì khi cảm thấy mình bị tấn công”.

Sau đó, hãy đề nghị trao đổi về vấn đề này khi cả hai đã bình tĩnh lại.

Bước 4: Cho trẻ thấy hậu quả của hành vi và mong đợi sự tôn trọng

Hãy cho trẻ biết rằng việc tỏ ra lịch sự sẽ có lợi cho chúng. Bạn không nên bỏ qua mỗi câu từ tiêu cực hay một cái đảo mắt của trẻ. Đôi khi bạn cần nhắc nhở con ngay cả khi biết rằng con đang có tâm trạng xấu.

Trẻ cũng cần biết rằng bạn mong đợi con sẽ ứng xử khác đi vào những lần sau, và bạn không hề cảm thấy ổn trước sự thiếu tôn trọng đó một chút nào.

Bạn cũng có thể cho trẻ thấy hậu quả của những hành vi xấu bằng cách đưa thêm việc nhà, cắt giờ tivi, máy vi tính.

Bước 5: Để con bày tỏ quan điểm của mình

Hãy nhớ rằng việc để trẻ bày tỏ quan điểm của mình là tốt. Nhưng chúng nên làm việc đó một cách bình tĩnh và thân thiện. Và tốt nhất bạn không nên ngắt lời khi trẻ đang cố gắng giải thích điều mình nghĩ.

Việc lắng nghe và đồng cảm với vấn đề của trẻ rất quan trọng. Nó sẽ khiến trẻ không coi bạn là kẻ thù.

Bước 6: Hãy cố gắng tìm ra khi nào thì con hay cãi lại

Cha mẹ hãy để ý đến những thời điểm và tình huống thường xuyên xảy ra việc này. Đó có thể là chìa khoá để giải quyết một vấn đề lớn và tránh những hậu quả tồi tệ hơn trong tương lai.

Bước 7: Khen ngợi hành vi tốt

Ai cũng thích cảm giác được đánh giá cao và trẻ cũng không phải là ngoại lệ. Nếu bạn thấy con bắt đầu ngừng lại và thể hiện lòng biết ơn, bạn có thể ôm con, khen ngợi, thậm chí là nói lời cảm ơn con.

Nhưng đồng thời, bạn cũng phải cho trẻ biết rằng tỏ ra thân thiện không có nghĩa là chúng có thể nhận được bất cứ thứ gì mình muốn.

Có những bậc cha mẹ cố gắng nuôi dạy con gái trở thành một người quá hoàn hảo, lý tưởng. Nhưng điều này chưa hẳn đã tốt cho bản thân con.

Đăng Dương[Theo Bright Side]

Video liên quan

Chủ Đề