Cách trồng bơ sáp

Hướng dẫn kỹ thuật trồng bơ đạt năng suất cao

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ
1
Share FacebookTwitterGoogle+E-mail

Tóm tắt nội dung

  • Lựa chọn đất trồng bơ
  • Yêu cầu về thời tiết khí hậu
  • Nên trồng giống bơ nào?
    • Các giống bơ trong nước
    • Các giống bơ ngoại [nguồn gốc ngoại nhập]
  • Thời vụ trồng bơ
  • Mật độ và khoảng cách trồng bơ
  • Chuẩn bị đất trồng Đào hố trồng bơ
  • Cách trồng bơ
  • Cách chăm sóc cây bơ
  • Kỹ thuật và liều lượng bón phân cho bơ
  • Phòng trừ sâu bệnh cho cây bơ
  • Thu hoạch và bảo quản bơ

Chia sẻ kinh nghiệm trồng bơ, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ cho năng suất cao, ổn định, hiệu quả. Góp phần cải thiện thu nhập, đa dạng hóa cây trồng. Mời bà con cùng tham khảo.

Lựa chọn đất trồng bơ

  • Bơ có thể trồng trên nhiều loại đất: Đất đỏ bazan, đất xám, đất thịt pha nhưng phải bảo đảm có tầng canh tác sâu ít nhất 0.8 1m. Là loại đất tơi xốp thoát nước tốt, không ngập úng, không lẫn nhiều sỏi đá.
  • Đất khu vực Tây Nguyên, Bình Phước, Đồng Nai là thích hợp nhất. Các khu vực ở Miền Tây và Miền Bắc có thể trồng được nhưng do yếu tố khí hậu nên năng suất và chất lượng quả sẽ không đảm bảo
  • Độ pH của đất thích hợp từ 4.5 6.0. Có thể sử dụng vôi bột để điều chỉnh cho phù hợp
  • Trồng bơ ở các khu đất dốc, cần tiến hành trồng theo đường đồng mức, kết hợp với tạo bờ bao để tránh xói mòn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ

Yêu cầu về thời tiết khí hậu

Bơ là giống cây nhiệt đới và cận nhiệt đới nên thích hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có sự phân hóa rõ rệt thành 2 mùa mưa và nắng. Đảm bảo cho sự ức chế ra hoa và đậu quả. Ở Việt Nam bơ có thể trồng ở khu vực Tây Nguyên, các tỉnh lân cận. Độ cao từ 800 1.500m so với mực nước biển. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.500mm đến 2.000mm

Một số tỉnh ở miền bắc như Thanh Hóa, Lạng Sơn, Sơn La Miền tây: An giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre cũng có thể trồng được bơ, nhưng năng suất không cao, không ổn định do yếu tố khí hậu, sương muối, đất ngập úng.

Nên trồng giống bơ nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống bơ, mỗi giống đều có ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên phổ biến nhất là các giống bơ sau

Các giống bơ trong nước

  • Giống bơ 034
  • Giống bơ ruột đỏ
  • Giống bơ tứ quý

Các giống bơ ngoại [nguồn gốc ngoại nhập]

  • Giống bơ Booth [còn gọi là bơ Bút]: Booth 5, Booth 7, Booth 8
  • Giống bơ Hass và Lamb Hass
  • Giống bơ Reed
  • Giống bơ Pinkerton
Giống bơ Pinkerton đang có triển vọng phát triển

Đây đều là những giống bơ đã được trồng thử nghiệm và cho năng suất cao, nhiều ưu điểm như thu hoạch trái vụ hoặc nhiều vụ [bơ 034 1 năm 2 vụ, bơ tứ quý ra hoa đậu quả quanh năm], hầu hết đều là giống bơ sáp dẻo. Thị trường rất ưa chuộng. Giá thu mua tại vườn thường rất cao. Từ 30.000 100.000đ/1kg tùy theo giống và thời điểm

Thời vụ trồng bơ

Bơ có thể trồng quanh năm, tuy nhiên để tăng tỷ lệ sống nên trồng vào đầu mùa mưa [Tháng 4-5 DL] hoặc gần cuối mùa mưa [Tháng 9-10 DL]. Nếu trồng trong mùa khô cần chăm tưới nước, tủ gốc, che chắn nắng cẩn thận

Mật độ và khoảng cách trồng bơ

  • Trồng thuần: Khoảng cách là 6m x 6m hoặc 6m x 5m đối với đất dốc. Tương đương khoảng 200-400 cây/hecta
  • Trồng xen canh cà phê: Khoảng cách 9m x 9m hoặc 12m x 12m. Tương đương 100 cây/hecta
Gợi ý cho bạn

Danh sách các giống bơ mỹ, bơ úc đang được trồng ở VN

08/10/2017

Danh sách các giống bơ ngon trong nước hiện nay

08/10/2017

Nguồn gốc và phân loại các giống bơ hiện nay

08/10/2017

Chuẩn bị đất trồng Đào hố trồng bơ

Đất trồng cần được dọn sạch sẽ cỏ dại, san đất bằng phẳng, nếu đất chuyển đổi từ loại cây khác sang trồng bơ cần tiến hành cày đất, bổ sung thêm phân hữu cơ, phân xanh để tăng độ màu mỡ, tăng lượng vi sinh trong đất. Nếu có điều kiện nên phơi đất trong một mùa nắng, trồng 2-3 vụ màu trước khi trồng bơ. Như vậy sẽ hạn chế được sâu bệnh, tuyến trùng lẫn trong đất

Hố trồng bơ có kích thước 40cm đến 60cm [dài x rộng x sâu]. Mỗi hố trộn lớp đất mặt với 15-20kg phân chuồng hoai mục + 0,3 0,5kg vôi bột + 0,3 0,5kg supe lân. Lấp hỗn hợp đầy hố, tưới đẫm nước và ủ trong 1 tháng trước khi xuống giống. Việc ủ đất sẽ giúp hệ vi sinh phát triển, phân chuồng và phân lân kịp phân hủy không làm nóng rễ. Tăng tỷ lệ sống khi trồng

Cách trồng bơ

  • Đào một lỗ chính giữa hố trồng, kích thước lớn hơn bầu ươm 10cm.
  • Nhẹ nhàng xé lớp nilon bầu ươm. Tránh làm vỡ bầu, cắt bỏ các rễ mọc thò ra ngoài bầu.
  • Đặt cây xuống hố sao cho ngang hoặc cao hơn mặt đất một chút. Không nên trồng sâu sẽ dễ bị ngẹt rễ, úng rễ, sinh trưởng chậm
  • Khi lấp đất nên kết hợp dùng tay nén nhẹ xung quanh gốc. Vun cao ở gốc cây để tránh đọng nước. Có thể trộn thêm vào đất thuốc Basudin hoặc Furadan để chống mối, chống các loại côn trùng cắn rễ
  • Trồng trong mùa khô cần đánh bồn 1m-1m2 để tiện tưới nước, bón phân
  • Ngay khi trồng xong cần tưới nước và cắm cọc cố định cây, nếu cần thiết có thể tiến hành che nắng cho cây bằng lưới nilon, tàu lá dừa Sau khoảng 1 tháng cây sẽ bắt đầu quen đất và hồi phục.

Cách chăm sóc cây bơ

Tưới nước: Cây bơ không chịu được ngập úng, nên cần tưới nước linh động vừa đủ, kịp thời. Mùa khô có thể tiến hành tủ gốc bằng rơm rạ, vỏ trấu, cỏ khôTrong giai đoạn cây ra bông nên ngưng tưới để hạn chế rụng bông, rụng quả non.

Làm cỏ: Cần làm cỏ vườn bơ ít nhất 3 lần / 1 năm. Bảo đảm vườn luôn thông thoáng, vừa hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng của cây với cỏ dại, vừa hạn chế được nơi ẩn nấp của sâu bệnh.

Cắt tỉa cành tạo tán

  • Giai đoạn cây con: Sau khi cây phục hồi và bắt đầu bắn đọt. Nên chọn giữ lại 1-2 chồi khỏe mạnh nhất để cây tập trung chất cho những chồi này
  • Giai đoạn kiến thiết: năm thứ 1 đến năm thứ 3. Tùy theo trồng thuần hoặc trồng xen mà tạo tán phù hợp. Trồng thuần có thể để cây phát triển tự nhiên, tán tỏa đều ra các hướng. Trồng xen thì cần tạo dáng cây thẳng đứng, tán cây vừa phải hạn chế việc chiếm hết ánh sáng của các cây bên dưới. Phần gốc cây nên để thoáng, hạn chế nấm bệnh. Cành thấp nhất phải cách mặt đất từ 0,8 1m.
  • Sau thu hoạch cắt bỏ các cành già cỗi, sinh trưởng kém, các cành bị cây tầm gửi ký sinh, cành bị sâu đục thân

Kỹ thuật và liều lượng bón phân cho bơ

  • Phân hữu cơ phân chuồng: Năm thứ 2 trở đi cần bổ sung thêm phân chuồng cho cây. Mỗi gốc từ 15-20kg. Khi bón cần đào rãnh xung quanh hoặc đối xứng quanh gốc. Khoảng cách rãnh dựa vào hình chiếu của tán cây xuống đất. Rãnh sâu từ 25-30cm.
  • Bón thúc: Năm đầu tiên cần bón thúc mỗi tháng 1 lần cho cây con nhanh phát triển. Có thể dùng phân NPK tỷ lệ đạm và lân cao [N,P] hoặc dùng phân đạm xanh, đạm tím. Mỗi lần bón 0,1kg hòa nước, tưới vào gốc
  • Bón phân vô cơ đơn hoặc phân tổng hợp NPK
  • Từ năm thứ 2 đến năm thứ 4. Bón mỗi năm 2-3 lần phân NPK, Mỗi lần bón 0,5 1kg/cây. Khi bón có thể tưới nước hoặc lấp phân vào đất để hạn chế phân bay hơi.
  • Năm thứ 5 trở đi. Mỗi năm bón 1 1,5kg phân NPK. Bón 2-3 lần/năm. Giai đoạn cây đang nuôi trái nên tăng tỷ lệ Kali lên cao để tăng chất lượng quả.
  • Phân vi lượng bổ sung qua lá: Mỗi năm phun ít nhất 1 lần. Dựa vào quan sát biểu hiện của lá. Lá vàng nhạt, hiện rõ gân xanh, cây còi cọc thì cần phun bổ sung phân vi lượng. Khi phun cần chọn ngày mát trời. Không nắng gắt không mưa dầm. Có thể trộn chung với thuốc sâu để đỡ tốn công [xem kỹ chỉ định trên bao bì sản phẩm]

Lưu ý: Giai đoạn cây đang nở bông và đậu trái non, không nên bón phân sẽ dẫn đến rụng hoa, rụng trái, giảm năng suất.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây bơ

  • Bơ thường bị bọ xít muỗi, rệp sáp, rệp mềm chích đọt non làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Cần phun các loại thuốc sâu nội hấp để hạn chế. Phun phòng vào đầu mùa mưa, và giai đoạn cây đang đâm chồi non.
  • Sâu đục thân, sâu ăn lá: Phun thuốc hoặc dùng tăm bông tẩm thuốc quét và nhét trực tiếp vào tổ sâu. Trường hợp cành bị sâu đục thân nặng, cần cưa bỏ
  • Các loại côn trùng đục quả [ruồi vàng, ong] ngoài phun thuốc cần tiến hành treo các loại bẫy trong vườn. Hoặc dùng túi nilon bọc trái để hạn chế
  • Bệnh nấm rễ, nấm thân: Phun phòng bằng các loại thuốc COC85, Aliette, Ridomil Gold Bổ sung thêm nấm đối kháng Trichoderma [có thể trộn chung vào mỗi đợt bón phân chuồng]. Quét gốc bằng vôi, dung dịch Bọoc-đô, hoặc các loại thuốc gốc đồng, gốc bạc
  • Các loại cây ký sinh: Thường là cây tầm gửi, do các loại chim ăn hạt và dính vào thân. Nên kiểm tra vặt bỏ hoặc cưa bỏ cành bị ký sinh.

Thu hoạch và bảo quản bơ

  • Tùy theo giống bơ mà thời điểm thu hoạch và dấu hiệu quả già khác nhau. Thông thường có thể lắc quả nghe thấy phần hạt rời ra. Hoặc lá ở gần cuống chuyển sang vàng. Vỏ quả trở nên nhám hơn, ít bóng và thay đổi về màu sắc. Có xuất hiện những chấm vàng như cám trên vỏ.
  • Khi thu hoạch cần cắt cả cuống để bảo quản được lâu hơn.
  • Không để quả rơi trực tiếp xuống đất dễ bị bể, trầy xước làm giảm giá trị thương phẩm.
  • Quả sau thu hoạch nên vận chuyển đến điểm tiêu thụ, không nên để quả lâu sẽ bị chín vận chuyển bị dập nát. Riêng các giống bơ ngoại thường có vỏ dày nên để được lâu hơn. 5-7 ngày mới chín

Như vậy chúng tôi vừa chia sẻ với bà con một số kinh nghiệm trồng bơ, cách chăm sóc cây bơ. Ở các bài viết sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về các giống bơ, đặc điểm, nguồn gốc, chỉ tiêu năng suất, kỹ thuật chăm sóc đặt biệt Bà con cùng theo dõi nhé

Trường hợp cần tư vấn hoặc mua cây giống bơ các loại. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới

Vườn ươm giống cây trồng Tiến Đạt
Điện thoại: 0944 333 855 [Chị Thu]
Địa chỉ: 304/57 Nguyễn Lương Bằng, Xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Email: Giấy phép KD:40A8026362
Xin cảm ơn!

Cách chăm sóc cây bơCách trồng bơCách trồng bơ sápHướng dẫn trồng bơKỹ thuật trồng bơKỹ thuật trồng cây bơTài liệu trồng bơTrồng và chăm sóc cây bơ
1
Share FacebookTwitterGoogle+E-mail

Tóm tắt nội dung

  • Lựa chọn đất trồng bơ
  • Yêu cầu về thời tiết khí hậu
  • Nên trồng giống bơ nào?
    • Các giống bơ trong nước
    • Các giống bơ ngoại [nguồn gốc ngoại nhập]
  • Thời vụ trồng bơ
  • Mật độ và khoảng cách trồng bơ
  • Chuẩn bị đất trồng Đào hố trồng bơ
  • Cách trồng bơ
  • Cách chăm sóc cây bơ
  • Kỹ thuật và liều lượng bón phân cho bơ
  • Phòng trừ sâu bệnh cho cây bơ
  • Thu hoạch và bảo quản bơ

Chia sẻ kinh nghiệm trồng bơ, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ cho năng suất cao, ổn định, hiệu quả. Góp phần cải thiện thu nhập, đa dạng hóa cây trồng. Mời bà con cùng tham khảo.

Lựa chọn đất trồng bơ

  • Bơ có thể trồng trên nhiều loại đất: Đất đỏ bazan, đất xám, đất thịt pha nhưng phải bảo đảm có tầng canh tác sâu ít nhất 0.8 1m. Là loại đất tơi xốp thoát nước tốt, không ngập úng, không lẫn nhiều sỏi đá.
  • Đất khu vực Tây Nguyên, Bình Phước, Đồng Nai là thích hợp nhất. Các khu vực ở Miền Tây và Miền Bắc có thể trồng được nhưng do yếu tố khí hậu nên năng suất và chất lượng quả sẽ không đảm bảo
  • Độ pH của đất thích hợp từ 4.5 6.0. Có thể sử dụng vôi bột để điều chỉnh cho phù hợp
  • Trồng bơ ở các khu đất dốc, cần tiến hành trồng theo đường đồng mức, kết hợp với tạo bờ bao để tránh xói mòn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ

Yêu cầu về thời tiết khí hậu

Bơ là giống cây nhiệt đới và cận nhiệt đới nên thích hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có sự phân hóa rõ rệt thành 2 mùa mưa và nắng. Đảm bảo cho sự ức chế ra hoa và đậu quả. Ở Việt Nam bơ có thể trồng ở khu vực Tây Nguyên, các tỉnh lân cận. Độ cao từ 800 1.500m so với mực nước biển. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.500mm đến 2.000mm

Một số tỉnh ở miền bắc như Thanh Hóa, Lạng Sơn, Sơn La Miền tây: An giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre cũng có thể trồng được bơ, nhưng năng suất không cao, không ổn định do yếu tố khí hậu, sương muối, đất ngập úng.

Nên trồng giống bơ nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống bơ, mỗi giống đều có ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên phổ biến nhất là các giống bơ sau

Các giống bơ trong nước

  • Giống bơ 034
  • Giống bơ ruột đỏ
  • Giống bơ tứ quý

Các giống bơ ngoại [nguồn gốc ngoại nhập]

  • Giống bơ Booth [còn gọi là bơ Bút]: Booth 5, Booth 7, Booth 8
  • Giống bơ Hass và Lamb Hass
  • Giống bơ Reed
  • Giống bơ Pinkerton
Giống bơ Pinkerton đang có triển vọng phát triển

Đây đều là những giống bơ đã được trồng thử nghiệm và cho năng suất cao, nhiều ưu điểm như thu hoạch trái vụ hoặc nhiều vụ [bơ 034 1 năm 2 vụ, bơ tứ quý ra hoa đậu quả quanh năm], hầu hết đều là giống bơ sáp dẻo. Thị trường rất ưa chuộng. Giá thu mua tại vườn thường rất cao. Từ 30.000 100.000đ/1kg tùy theo giống và thời điểm

Thời vụ trồng bơ

Bơ có thể trồng quanh năm, tuy nhiên để tăng tỷ lệ sống nên trồng vào đầu mùa mưa [Tháng 4-5 DL] hoặc gần cuối mùa mưa [Tháng 9-10 DL]. Nếu trồng trong mùa khô cần chăm tưới nước, tủ gốc, che chắn nắng cẩn thận

Mật độ và khoảng cách trồng bơ

  • Trồng thuần: Khoảng cách là 6m x 6m hoặc 6m x 5m đối với đất dốc. Tương đương khoảng 200-400 cây/hecta
  • Trồng xen canh cà phê: Khoảng cách 9m x 9m hoặc 12m x 12m. Tương đương 100 cây/hecta
Gợi ý cho bạn

Danh sách các giống bơ mỹ, bơ úc đang được trồng ở VN

08/10/2017

Danh sách các giống bơ ngon trong nước hiện nay

08/10/2017

Nguồn gốc và phân loại các giống bơ hiện nay

08/10/2017

Chuẩn bị đất trồng Đào hố trồng bơ

Đất trồng cần được dọn sạch sẽ cỏ dại, san đất bằng phẳng, nếu đất chuyển đổi từ loại cây khác sang trồng bơ cần tiến hành cày đất, bổ sung thêm phân hữu cơ, phân xanh để tăng độ màu mỡ, tăng lượng vi sinh trong đất. Nếu có điều kiện nên phơi đất trong một mùa nắng, trồng 2-3 vụ màu trước khi trồng bơ. Như vậy sẽ hạn chế được sâu bệnh, tuyến trùng lẫn trong đất

Hố trồng bơ có kích thước 40cm đến 60cm [dài x rộng x sâu]. Mỗi hố trộn lớp đất mặt với 15-20kg phân chuồng hoai mục + 0,3 0,5kg vôi bột + 0,3 0,5kg supe lân. Lấp hỗn hợp đầy hố, tưới đẫm nước và ủ trong 1 tháng trước khi xuống giống. Việc ủ đất sẽ giúp hệ vi sinh phát triển, phân chuồng và phân lân kịp phân hủy không làm nóng rễ. Tăng tỷ lệ sống khi trồng

Cách trồng bơ

  • Đào một lỗ chính giữa hố trồng, kích thước lớn hơn bầu ươm 10cm.
  • Nhẹ nhàng xé lớp nilon bầu ươm. Tránh làm vỡ bầu, cắt bỏ các rễ mọc thò ra ngoài bầu.
  • Đặt cây xuống hố sao cho ngang hoặc cao hơn mặt đất một chút. Không nên trồng sâu sẽ dễ bị ngẹt rễ, úng rễ, sinh trưởng chậm
  • Khi lấp đất nên kết hợp dùng tay nén nhẹ xung quanh gốc. Vun cao ở gốc cây để tránh đọng nước. Có thể trộn thêm vào đất thuốc Basudin hoặc Furadan để chống mối, chống các loại côn trùng cắn rễ
  • Trồng trong mùa khô cần đánh bồn 1m-1m2 để tiện tưới nước, bón phân
  • Ngay khi trồng xong cần tưới nước và cắm cọc cố định cây, nếu cần thiết có thể tiến hành che nắng cho cây bằng lưới nilon, tàu lá dừa Sau khoảng 1 tháng cây sẽ bắt đầu quen đất và hồi phục.

Cách chăm sóc cây bơ

Tưới nước: Cây bơ không chịu được ngập úng, nên cần tưới nước linh động vừa đủ, kịp thời. Mùa khô có thể tiến hành tủ gốc bằng rơm rạ, vỏ trấu, cỏ khôTrong giai đoạn cây ra bông nên ngưng tưới để hạn chế rụng bông, rụng quả non.

Làm cỏ: Cần làm cỏ vườn bơ ít nhất 3 lần / 1 năm. Bảo đảm vườn luôn thông thoáng, vừa hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng của cây với cỏ dại, vừa hạn chế được nơi ẩn nấp của sâu bệnh.

Cắt tỉa cành tạo tán

  • Giai đoạn cây con: Sau khi cây phục hồi và bắt đầu bắn đọt. Nên chọn giữ lại 1-2 chồi khỏe mạnh nhất để cây tập trung chất cho những chồi này
  • Giai đoạn kiến thiết: năm thứ 1 đến năm thứ 3. Tùy theo trồng thuần hoặc trồng xen mà tạo tán phù hợp. Trồng thuần có thể để cây phát triển tự nhiên, tán tỏa đều ra các hướng. Trồng xen thì cần tạo dáng cây thẳng đứng, tán cây vừa phải hạn chế việc chiếm hết ánh sáng của các cây bên dưới. Phần gốc cây nên để thoáng, hạn chế nấm bệnh. Cành thấp nhất phải cách mặt đất từ 0,8 1m.
  • Sau thu hoạch cắt bỏ các cành già cỗi, sinh trưởng kém, các cành bị cây tầm gửi ký sinh, cành bị sâu đục thân

Kỹ thuật và liều lượng bón phân cho bơ

  • Phân hữu cơ phân chuồng: Năm thứ 2 trở đi cần bổ sung thêm phân chuồng cho cây. Mỗi gốc từ 15-20kg. Khi bón cần đào rãnh xung quanh hoặc đối xứng quanh gốc. Khoảng cách rãnh dựa vào hình chiếu của tán cây xuống đất. Rãnh sâu từ 25-30cm.
  • Bón thúc: Năm đầu tiên cần bón thúc mỗi tháng 1 lần cho cây con nhanh phát triển. Có thể dùng phân NPK tỷ lệ đạm và lân cao [N,P] hoặc dùng phân đạm xanh, đạm tím. Mỗi lần bón 0,1kg hòa nước, tưới vào gốc
  • Bón phân vô cơ đơn hoặc phân tổng hợp NPK
  • Từ năm thứ 2 đến năm thứ 4. Bón mỗi năm 2-3 lần phân NPK, Mỗi lần bón 0,5 1kg/cây. Khi bón có thể tưới nước hoặc lấp phân vào đất để hạn chế phân bay hơi.
  • Năm thứ 5 trở đi. Mỗi năm bón 1 1,5kg phân NPK. Bón 2-3 lần/năm. Giai đoạn cây đang nuôi trái nên tăng tỷ lệ Kali lên cao để tăng chất lượng quả.
  • Phân vi lượng bổ sung qua lá: Mỗi năm phun ít nhất 1 lần. Dựa vào quan sát biểu hiện của lá. Lá vàng nhạt, hiện rõ gân xanh, cây còi cọc thì cần phun bổ sung phân vi lượng. Khi phun cần chọn ngày mát trời. Không nắng gắt không mưa dầm. Có thể trộn chung với thuốc sâu để đỡ tốn công [xem kỹ chỉ định trên bao bì sản phẩm]

Lưu ý: Giai đoạn cây đang nở bông và đậu trái non, không nên bón phân sẽ dẫn đến rụng hoa, rụng trái, giảm năng suất.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây bơ

  • Bơ thường bị bọ xít muỗi, rệp sáp, rệp mềm chích đọt non làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Cần phun các loại thuốc sâu nội hấp để hạn chế. Phun phòng vào đầu mùa mưa, và giai đoạn cây đang đâm chồi non.
  • Sâu đục thân, sâu ăn lá: Phun thuốc hoặc dùng tăm bông tẩm thuốc quét và nhét trực tiếp vào tổ sâu. Trường hợp cành bị sâu đục thân nặng, cần cưa bỏ
  • Các loại côn trùng đục quả [ruồi vàng, ong] ngoài phun thuốc cần tiến hành treo các loại bẫy trong vườn. Hoặc dùng túi nilon bọc trái để hạn chế
  • Bệnh nấm rễ, nấm thân: Phun phòng bằng các loại thuốc COC85, Aliette, Ridomil Gold Bổ sung thêm nấm đối kháng Trichoderma [có thể trộn chung vào mỗi đợt bón phân chuồng]. Quét gốc bằng vôi, dung dịch Bọoc-đô, hoặc các loại thuốc gốc đồng, gốc bạc
  • Các loại cây ký sinh: Thường là cây tầm gửi, do các loại chim ăn hạt và dính vào thân. Nên kiểm tra vặt bỏ hoặc cưa bỏ cành bị ký sinh.

Thu hoạch và bảo quản bơ

  • Tùy theo giống bơ mà thời điểm thu hoạch và dấu hiệu quả già khác nhau. Thông thường có thể lắc quả nghe thấy phần hạt rời ra. Hoặc lá ở gần cuống chuyển sang vàng. Vỏ quả trở nên nhám hơn, ít bóng và thay đổi về màu sắc. Có xuất hiện những chấm vàng như cám trên vỏ.
  • Khi thu hoạch cần cắt cả cuống để bảo quản được lâu hơn.
  • Không để quả rơi trực tiếp xuống đất dễ bị bể, trầy xước làm giảm giá trị thương phẩm.
  • Quả sau thu hoạch nên vận chuyển đến điểm tiêu thụ, không nên để quả lâu sẽ bị chín vận chuyển bị dập nát. Riêng các giống bơ ngoại thường có vỏ dày nên để được lâu hơn. 5-7 ngày mới chín

Như vậy chúng tôi vừa chia sẻ với bà con một số kinh nghiệm trồng bơ, cách chăm sóc cây bơ. Ở các bài viết sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về các giống bơ, đặc điểm, nguồn gốc, chỉ tiêu năng suất, kỹ thuật chăm sóc đặt biệt Bà con cùng theo dõi nhé

Trường hợp cần tư vấn hoặc mua cây giống bơ các loại. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới

Vườn ươm giống cây trồng Tiến Đạt
Điện thoại: 0944 333 855 [Chị Thu]
Địa chỉ: 304/57 Nguyễn Lương Bằng, Xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Email: Giấy phép KD:40A8026362
Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề