Cách trồng nấm kim châm thủy canh

Chào các bạn khi tìm hiểu về nấm kim châm mình thấy khá là thú vị, trước đây giống nấm này nước ta chưa trồng được và chủ yếu phải nhập về. Hiện nay trong nước đã có nhiều nơi có thể tự sản xuất được, kỹ thuật trồng loại nấm này cũng không khó nhưng môi trường để nấm phát triển thì hoàn toàn bất lợi ở Việt Nam chúng ta. Vậy chúng ta cùng xem kỹ thuật trồng nấm kim châm và có thể tự sản xuất loại nấm này tại nhà không nhé.

Trồng nấm kim châm tại nhà

Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy nhiều bài viết chia sẻ cách tự trồng nấm kim châm tại nhà qua các bước đơn giản như thế này, mình sẽ tóm lược lại:

Chuẩn bị

  • Cụm/khóm nấm kim châm còn nguyên gốc và trông khỏe mạnh.
  • Một cái khay nhựa, thùng nhựa, thùng xốp hoặc túi nilon
  • Nguyên liệu có thể từ bã mia, xơ dừa, mùn cưa hoặc có thể là bã cà phê
  • Nguồn nước tưới tinh khiết hay còn gọi là nước cất hoặc nước máy đã khử clo sau khi để ngoài môi trường ít nhất 48 tiếng
Nguyên liệu bã cà phê để trồng nấm kim châm tại nhà

Thực hiện

  • Tận dụng bã cà phê là đơn giản dễ thực hiện nhưng bã cà phê không được mốc [nếu cần nhiều có thể gom từ từ cho vào hũ rồi để ngăn mát bảo quản]. Đổ bã cà phê vào 1/2 khay nhựa nếu cảm thấy khô nên tưới thêm nước nhưng không để nước ứ đọng nhiều.
  • Cụm nấm ta cắt sát cách gốc khoảng 3 4cm là vừa và tách thành các cụm nhỏ hơn, còn phần trên thân ta dùng để chế biến món ăn.
  • Vùi những cụm gốc nấm dưới lớp bã cà phê rồi sau đó đậy nắp hoặc lấy túi nilon buộc kín miệng khay/hộp. Đừng quên đục một vài lỗ nhỏ để giúp CO2 thoát ra ngoài tránh bị hư nấm.
  • Sau đó để khay trồng nấm nơi có nhiệt độ từ 13 18oC trong phòng tối, mỗi ngày tháo miệng khay để tưới nước 2 -3 lần/ ngày. Trong vòng 1 2 tuần nấm sẽ phát triển với thân nấm khoảng 15cm là có thể thu hoạch, và cứ tiếp tục như vậy cho các lần sau với thời gian kéo dài từ 70 90 ngày.
Cắt gốc kim châm để trồng

Mọi người thấy đơn giản không, rất dễ thực hiện phải không nào? Nhưng hoàn toàn không đơn giản chút nào với các nguyên nhân sau đây.

Để duy trì được nhiệt độ trong mức 13 16oC cho nấm kim châm phát triển là một việc làm rất khó nếu như bạn ở miền Bắc có thể sẽ thực hiện được nhưng thời gian cũng không quá dài, còn nếu bạn ở miền Nam là hoàn toàn không thể.

Môi trường ở phòng điều hòa có thể thực hiện được nhưng đối với gia đình thì khó thực hiện vì chi phí cho tiền điện sẽ hơn tiền nấm rất nhiều hoàn toàn không khả thi. Một cách nữa là cho vào tủ lạnh nhưng cũng tương đối bất cập vì diện tích nhỏ và chăm sóc khó, nhưng mọi người có thể thử.

Cơ chất dinh dưỡng như dùng bã cà phê để nấm phát triển trong 70 90 ngày là không thể nếu có thể cũng cực kỳ khó và hiếm.

Nếu trồng dễ dàng như vậy thì nấm kim châm sẽ không còn giá cao hơn so với các loại nấm khác.

Cơ bản chỉ cần thế thôi chứ chưa cần phải chuyên sâu làm gì, theo mình nghĩ thì cách đơn giản nhất là ra ngoài chợ hoặc siêu thị để mua cho nhanh. Mọi người cũng có thể yên tâm vì nấm này sống trong môi trường lạnh và khép kín nên tương đối sạch, sau đấy được đóng túi hút chân không nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nếu các bạn thực hiện như bài viết trên và nấm phát triển tốt hãy để lại lời nhắn bên dưới và kèm theo hình ảnh để mọi người có thể học hỏi kinh nghiệm nhé.

Kỹ thuật trồng nấm kim châm

Nấm kim châm trồng không khác gì các loại nấm đang được sản xuất phổ biến ở nước ta từ cách sản xuất phôi giống đến quá trình chăm sóc phát triển, chỉ khác là môi trường yêu cầu nhiệt độ thấp khoảng 13 16oC.

1. Phối trộn nguyên liệu

Nguyên liệu trồng nấm kim châm rất đa dạng có thể dùng vỏ lạc, mùn cưa cao su [hoặc các loại mùn cưa khác không chứa tinh dầu], rơm ra, cùi bắp, bã mía , bông phế liệu

Cách pha trộn: Mùn cưa 85%, cám gạo 10 15%, bột ngô 5 7%, bột nhẹ 1%, đường 1%, nước vôi trong [3 -4kg/1000 lít nước]. pH 6,5. Lưu ý các loại bột phải có mùi thơm và không được mốc. Trộn đều các nguyên liệu phụ trước rồi hãy rắc đều lên bề mặt mùn cưa, sau đó đảo đều. Nguyên liệu phụ thêm để tăng cường dinh dưỡng cho nấm phát triển như bột ngô hay đường chúng ta có thể điều chỉnh linh động sao cho phù hợp.

Khi tưới nước phối trộn cần để ý độ ẩm của mùn cưa bằng cách cầm một nắm mùn cưa bóp chặt trong tay nếu mùn tơi ra ngay là phải thêm nước, còn nếu mùn chảy nước ra phải tã khối nguyên liệu ra lại để giảm độ ẩm. Nếu mùn dính thành thành khối và tã nhẽ từ từ sau khi nắm chặt và thả ra như vậy là đạt tùy vào điều kiện môi trường chúng ta có thể điều chỉnh độ ẩm ở nguyên liệu cho phù hợp

2. Đóng túi

Dùng các túi nilon PE hay PP có khả năng chịu nhiệt cho mùn cưa vào túi và dùng tay dọng chặt [nếu lỏng lẻo nấm sẽ phát triển kém nếu bịch quá chặt làm tơ kéo khó dễ chết bịch], dùng một cổ tròn buộc trên miệng bịch như cái cổ chai, tiếp theo xuyên một lỗ [mục đích cấy meo giống vào dễ dàng] sau cùng là nhét bông và cổ bịch.

Đóng túi nguyên liệu

3. Hấp khử trùng

Bịch được cho vào nồi hơi để hấp ở nhiệt độ 100oC [hấp cách thủy] có tác dụng tiêu diệt các loại nấm mốc nấm bệnh đồng thời chuyển hóa các chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho nấm hấp thụ. Thời gian từ lúc đóng bịch đến khi cho vào nồi hấp càng nhanh càng tốt, vì trong nguyên liệu có nhiều chất dinh dưỡng như cám ngô hay cám gạo dễ làm bịch bị chua. Khoảng 6 8 tiếng có thể lấy bịch ra khỏi nồi, khi mở nồi ra sẽ có mùi thơm của các nguyên liệu do đã chín

4. Cấy giống

Chọn những túi giống khỏe mạnh không quá già hay quá non, nhận biết túi giống tơ đã kéo trắng hoàn toàn, túi giống không được có nấm dại, nấm mốc [lưu ý phải để ý kỹ vấn đề này]

Dụng cụ cấy dùng một cái kẹp găp [pank y tế] vệ sinh thật kỹ [bằng cồn hoặc hơ qua lửa cồn]. Có 2 loại meo lúa và meo cọng nên linh hoạt sử dụng các công cụ để thuận tiên cho việc cấy giống

Dùng Pank gắp cọng meo cho vào chỗ được khoan sau khi đóng bịch rồi đóng bông lại.

Lưu ý: khi cấy giống phải đợi bịch nguội [vẫn hơi ấm nhẹ là tốt nhất] mới có thể cấy giống.

Lựa chọn meo giống khỏe mạnh

5. Ủ bịch nuôi sợi

Thời gian sau khi cấy giống đem đi ủ càng nhanh càng tốt.

Phòng ươm bịch nuôi sợi phải sạch sẽ đã vệ sinh khử trùng, thoáng mát.

Nhiệt độ kéo sợi tốt nhất từ 22 26oC

Độ ẩm không khí 80 85%

Không cần ánh sáng, để phòng tối

Không được tưới nước trong thời gian này

Hạn chế tác động trực tiếp lên bịch trong thời gian này, dễ làm dập tơ gây ảnh hưởng đến bịch nấm.

Để ý những bịch nấm bị nhiễm bệnh như mốc cam, xanh, đen cần loại bỏ ngay đưa ra khỏi khu vực nuôi.

Thời gian ươm bịch nuôi bịch từ 30 45 ngày tơ sẽ kéo trắng hết bịch

Lưu ý: để có thể ra nấm chúng ta phải tiếp tục nuôi thêm 30 35 ngày nữa [khâu này có thể chuyển xuống khâu bên dưới], tổng thời gian là 70 80 ngày

6. Chăm sóc nấm và thu hái

Nơi nuôi trồng phải sạch sẽ.

Nhiệt độ yêu cầu: 13 -16oC [đây là điều kiện môi trường sống của nấm kim châm tương đối khác với các loại nấm phổ biến ở nước ta như nấm bào ngư,nấm mộc nhĩ]

Ánh sáng nhẹ phát tán đều

Độ ẩm không khí 85 -95%

Nước tưới sạch nên lọc qua.

Rút bông mở miệng túi và xếp các bịch nấm sát lại nhau trên kệ, đặt bịch nấm thẳng đứng trên các mặt sàn kệ với miệng bịch hướng lên trên [chiều cao mỗi ô kệ cách nhau từ 45 50cm tùy theo kích thước bịch nấm]

Sau từ 15 20 ngày sẽ thấy các quả thể nấm phát triển li ti, thời điểm này tưới nước phun sương đều đặn 2 3 lần/ngày, không tưới trực tiếp lên bịch chỉ tưới xung quanh và nền nhà.

Quả thể nấm bắt đầu hình thành

Chân nấm khi đã dài khoảng 15cm kèm theo đó mũ nấm phẳng và có màu sáng hơn thì đây là thời điểm thu hoạch thích hợp. Khi hái dùng tay kéo cả cụm nấm ra, còn bịch phôi để lại vị trí cũ, nấm sẽ tiếp tục ra đề đặn cho các lần tiếp theo trong khoảng 90 ngày.

Hái cả cụm nấm

Tránh hái nấm quá non sẽ làm giảm năng xuất, nếu hái quá già sẽ làm giảm giá trị nấm và giảm năng xuất bịch khi cho ra các đợt tiếp theo, kéo theo thời gian nuôi trồng lâu hơn.

Nấm sau khi hái cần được đóng túi hút chân không và đem bảo quản ở nhiệt độ mát.

*** Một số hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Trồng nấm kim châm không khác gì các loại nấm đang được sản xuất phổ biến ở nước ta nhưng môi trường để nấm có thể hình thành quả thể và phát triển lại tương đối trái ngược với khí hậu trong nước. Vì vậy khi trồng loại nấm này cần đầu tư phòng lạnh công nghiệp hiện đại mới có thể để nấm phát triển tốt. Nếu xem xong phần kỹ thuật sản xuất nấm kim châm thì mọi người đã hiểu khi nuôi trồng nấm này tại nhà là không hề đơn giản.

Mọi người xem qua những cách chế biến nấm kim châm đơn giản mà ngon miệng tại đây nhé

Video liên quan

Chủ Đề