Cách vệ sinh lưỡi cho trẻ 2 tuổi

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/ve-sinh-mieng-cho-tre-de-tranh-tua-luoi-sua-von-cuc/

Trong 6 tháng đầu đời, ít hay nhiều thì các trẻ đều bị nôn trớ. Trẻ có thể trớ ra sữa mới bú xong hoặc cũng có thể ra sữa vón cục. Vậy hiện tượng sữa vón cục trong miệng bé là như thế nào? Khi gặp hiện tượng này thì nên xử lý thế nào? Vệ sinh miệng cho bé như nào là đúng cách?

1.1 Sữa vón cục là gì?

Sữa vón cục là sữa đã được tiêu hóa một phần ở trong dạ dày. Do một nguyên nhân nào đó mà sau khi bú, trẻ bị ọc ra sữa vón cục kèm theo dịch nhớt. Dịch nhớt này chính là dịch tiêu hóa của dạ dày.

Nếu hiện tượng này xảy ra với tần số ít [thường nhiều nhất là 3 lần trong 1 ngày], không ảnh hưởng đến hô hấp, không gây khó chịu cho trẻ thì chỉ tính là nôn trớ sinh lý, không cần phải điều trị.

Ngược lại, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên gây ho, thở khò khè kéo dài kèm theo sự thay đổi về cân nặng thì nên đưa trẻ đi khám vì có thể trẻ đang bị trào ngược dạ dày thực quản.

1.2 Nguyên nhân khiến bé ọc ra sữa vón cục

  • Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, dạ dày trẻ nhỏ nằm ngang cao hơn so với người lớn nên dễ bị nôn trớ. Hoạt động của tâm vị yếu nên nếu ăn no quá hay thay đổi tư thế đột ngột sẽ dẫn đến nôn, ọc sữa ngay khi đang bú.
  • Trẻ bú quá nhanh hoặc ăn quá no.
  • Do bú sữa công thức: Sữa công thức thường lâu tiêu hóa hơn so với sữa mẹ do vậy nhiều khi chưa kịp tiêu hóa đã bị nôn trớ ra. Thường lúc này sẽ thấy trẻ nôn ra sữa vón cục kèm theo dịch dạ dày.

Nôn ra sữa vón cục do bị trào ngược dạ dày thực quản cũng là một vấn đề hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bình thường thức ăn qua miệng, thực quản xuống đến dạ dày, được tiêu hóa ở dạ dày rồi đưa từng chút một xuống ruột non để tái hấp thu và đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hoạt động co bóp của các cơ đường tiêu hóa đôi khi không đồng bộ gây nên sự rối loạn nhu động ruột nên trẻ bị nôn trớ và có hiện tượng sữa vón cục trong miệng bé.

Trẻ bị nôn trớ có thể do nhiều nguyên nhân

1.3 Xử lý thế nào khi bé bị nôn ra sữa vón cục?

  • Khi trẻ bị nôn trớ ra sữa vón cục, bố mẹ trẻ nên giữ bình tĩnh để có thể xử lý tình huống tốt nhất.
  • Không bế thốc trẻ ở tư thế đứng, cho trẻ nằm nghiêng người trẻ sang một bên để sữa ra ngoài theo khóe miệng mà không bị vào mũi hay vòi tai của trẻ.
  • Nhẹ nhàng nâng trẻ lên, lấy khăn lau miệng cho trẻ.
  • Nếu trẻ bị trớ sữa qua mũi miệng, dùng hút mũi và rửa mũi miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
  • Sau 30 phút có thể cho trẻ ăn lại. Không cho trẻ ăn luôn vì có thể sẽ bị trớ tiếp.

Trong khoang miệng cũng như ở bề mặt lưỡi của trẻ có rất nhiều các vi khuẩn và vi sinh vật gây nên mùi hôi khó chịu. Vì vậy nếu trẻ không được vệ sinh miệng đúng cách sẽ xuất hiện các tưa lưỡi, gây giảm thậm chí mất vị giác, tạo cho trẻ cảm giác chán ăn, nôn trớ, quấy khóc, bỏ bú.

Việc giữ vệ sinh khoang miệng không chỉ quan trọng ở người lớn mà cũng vô cùng cần thiết ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ thường không tự vệ sinh được răng miệng cho bản thân nên các bậc bố mẹ phải nắm được cách vệ sinh đúng cách để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho con.

Có 2 cách vệ sinh miệng cho bé mà các mẹ cần phải lưu ý đó là vệ sinh hằng ngày và vệ sinh khi trẻ có tưa lưỡi.

2.1 Vệ sinh miệng hằng ngày để lấy hết cặn sữa, xử lý sữa vón cục

Thời điểm thường là sau khi trẻ ăn sữa xong. Cần vệ sinh miệng để lấy đi các cặn sữa đọng lại trên bề mặt. Cặn sữa là những chấm nhỏ màu trắng xuất hiện trên niêm mạc lưỡi sau khi trẻ bú xong, không gây cảm giác đau đớn, dễ bong và trôi khi trẻ nuốt nước bọt. Cặn sữa thường do trẻ ngậm sữa đi ngủ hoặc do trẻ được nuôi bằng sữa công thức.

  • Các bước vệ sinh
    • Mẹ rửa tay thật sạch bằng dung dịch sát khuẩn.
    • Đặt trẻ nằm trên giường hoặc bế trẻ trên đùi.
    • Quấn gạc quanh ngón trỏ của mẹ hoặc đeo gạc tưa lưỡi hình ống.
    • Nhúng ngón tay quấn gạc vào dung dịch NaCl 0,9% hoặc nước đun sôi để nguội rồi chạm nhẹ vào môi dưới để trẻ mở miệng. Sau đó nhẹ nhàng di chuyển tay đến từng vùng trong khoang miệng của trẻ từ lưỡi đến vòm miệng, nướu, họng... để lau sạch miệng cho trẻ. [Lưu ý không đưa tay quá sâu có thể sẽ gây kích thích nôn trớ cho trẻ].
    • Đặt ngón tay vào phía gốc lưỡi rồi kéo ra ngoài để có thể loại bỏ hoàn toàn các cặn sữa bên dưới.

2.2 Vệ sinh miệng cho trẻ để đánh tưa lưỡi

Khác với cặn sữa hay sữa vón cục, tưa lưỡi là những màng giả mạc màu trắng ở niêm mạc miệng, bám chặt vào bề mặt lưỡi, khó bong, gây đau rát, có thể chảy máu khi cọ xát hay cố cạy ra. Tưa lưỡi do nấm candida albicans - một loại nấm men có trong khoang miệng của trẻ.

Đánh tưa lưỡi khi vệ sinh cho trẻ bị nấm miệng cũng tương tự như cách vệ sinh miệng hằng ngày cho trẻ nhưng khác nhau ở điểm đánh tưa lưỡi cần kết hợp sử dụng thuốc kháng nấm để vệ sinh.

Các bước đánh tưa lưỡi:

  • Rửa tay sạch bằng dung dịch vô khuẩn trước khi vệ sinh miệng cho trẻ.
  • Đặt trẻ nằm trên giường hoặc bế trẻ trên đùi.
  • Quấn gạc quanh ngón trỏ của mẹ hoặc đeo gạc tưa lưỡi hình ống.
  • Nhúng ngón tay quấn gạc vào dung dịch Nystatin 500.000 đơn vị rồi chạm nhẹ vào môi dưới để trẻ mở miệng rồi nhẹ nhàng di chuyển tay đến các vị trí của lưỡi để lau sạch bề mặt lưỡi. Lưu ý không đưa tay quá sâu sẽ gây kích thích nôn trớ cho trẻ.
  • Dùng miếng gạc khác lau mặt trong 2 bên má, vòm miệng và nướu.
  • Đặt ngón tay vào phía gốc lưỡi rồi kéo ra ngoài để có thể loại bỏ hoàn toàn các cặn sữa bên dưới.
  • Lặp lại thao tác tương tự lần thứ 2 nếu trẻ có nhiều tưa lưỡi.

Lưu ý: Đánh tưa lưỡi cho trẻ nên đánh ngày 4 lần với các hoạt chất chống nấm được bác sĩ chỉ định và sau khi trẻ đã hết tưa vẫn nên vệ sinh tiếp như vậy cho trẻ trong 2 ngày sau đó để triệt để hơn.

Rửa tay sạch trước khi vệ sinh miệng cho trẻ

  • Cho trẻ bú mẹ đúng cách, không cho ăn quá nhiều mà chỉ nên ăn no vừa đủ và ăn thành nhiều bữa nhỏ.
  • Tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ trực tiếp, không nên bú qua bình nhất là khi trẻ còn nhỏ. Điều này sẽ giúp dạ dày của trẻ giãn ra đúng mức đủ để chứa lượng sữa trẻ bú vào, giảm được nguy cơ bị nôn trớ do co bóp của dạ dày
  • Lưu ý tư thế trẻ khi bú: Kê gối cao khoảng 1 viên gạch để bé nằm trong tư thế vai với đầu dốc ít nhất 30 độ. Tư thế nửa nằm nửa ngồi sẽ giúp trẻ giảm bị ọc sữa hay nôn trớ.
  • Sau khi bú nên bế trẻ ở tư thế đứng ít nhất khoảng 30 phút.
  • Nếu trẻ bú bình: yêu cầu chọn bình chuẩn, pha sữa đúng cách, cho trẻ bú không để bình nằm ngang vì khi đó lượng sữa ngập núm vú sẽ dễ gây sặc cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn khi trẻ tỉnh táo, thoải mái, không mệt mỏi, không buồn ngủ.
  • Không ép trẻ ăn quá nhiều so với lượng bình thường trẻ có thể ăn.

Trong giai đoạn 0-6 tháng, trẻ nôn trớ sau khi bú, nôn trớ ra sữa vón cục hay trẻ bị tưa lưỡi,...... là những hiện tượng khá thường gặp ở trẻ sơ sinh. Các bà mẹ nên tìm hiểu về các kỹ năng chăm sóc cho trẻ trong những trường hợp này để không bị thụ động khi xử lý. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Em bé lim dim tận hưởng lần tắm đầu tiên sau khi chào đời

XEM THÊM:

 98,812 

Rơ lưỡi cho bé giúp vệ sinh răng miệng, loại bỏ vi khuẩn ở khoang miệng và ngăn ngừa bệnh nấm lưỡi ở trẻ. Có nhiều cách rơ lưỡi cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi mà hiện nay được các mẹ áp dụng như sau:

Bé 0 – 5 tháng 5 tháng – 1 tuổi Trên 1 tuổi
Rơ lưỡi với nước ấm x x x
Rơ lưỡi với nước muối sinh lý x x x
Rơ lưỡi với trà xanh x x
Rơ lưỡi với nước lá rau ngót x x
Rơ lưỡi với nước lá hẹ x x
Rơ lưỡi với mật ong x

Trong các phương pháp rơ lưỡi cho trẻ kể trên ngoài phương pháp rơ bằng nước muối sinh lý thì các phương pháp khác đều là biện pháp dân gian, chưa được chứng minh về hiệu quả và tính an toàn cho trẻ nhỏ. Do đó các mẹ có con nhỏ cần lưu ý khi lựa chọn phương pháp tưa lưỡi cho bé phù hợp. Bài viết dưới đây mách mẹ 6 cách rơ lưỡi cho bé an toàn và đơn giản.

Dưới đây là 5 bước hướng dẫn chi tiết mẹ cách rơ lưỡi cho trẻ chuẩn an toàn:

  • Bước 1: Trước khi tiến hành rơ lưỡi cho trẻ, các mẹ lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ bao gồm: Nước đun sôi để nguội hoặc dung dịch sử dụng để rơ lưỡi, 2 miếng gạc sạch.
  • Bước 2: Dùng gạc quấn vào quanh ngón trỏ, sau đó nhúng miếng gạc vào nước hoặc dung dịch đã chuẩn bị sẵn.
  • Bước 3: Từ từ đặt ngón tay của mẹ lên môi của bé yêu, nhẹ nhàng tách miệng bé sao cho ngón tay quấn gạc đi vào bên trong miệng của bé.
  • Bước 4: Vệ sinh lần lượt hai bên mặt trong má, hàm trên lợi trên, hàm dưới lợi dưới bằng ngón tay trỏ quấn gạc, nhẹ nhàng ma sát trên bề mặt lưỡi của bé.
  • Bước 5: Sau khi vệ sinh các vị trí trong khoang miệng, mẹ từ từ rút tay ra và tráng miệng cho bé bằng hai thìa nước ấm.

Nước muối sinh lý, trà xanh, nước rau ngót, lá hẹ là một trong các dung dịch thường được các mẹ dùng để rơ lưỡi. Mỗi loại dung dịch có những ưu điểm riêng, vậy làm sao để lựa chọn được dung dịch phù hợp?

Ưu điểm:

  • Đây là phương pháp an toàn được nhiều chuyên gia áp dụng. Nước muối sinh lý có tác dụng vệ sinh răng miệng cho bé, loại bỏ các tác nhân gây viêm như vi khuẩn, cặn sữa. Ngoài tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm lợi, nước muối sinh lý còn cấp ẩm cho khoang miệng của bé.
  • Cách thực hiện đơn giản, nhanh chóng.

Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Nước muối sinh lý an toàn, phù hợp cho trẻ sơ sinh. Các chuyên gia khuyên mẹ nên dùng nước muối Fysoline với thành phần 100% nước muối tinh khiết, không chất bảo quản do vậy an toàn cho trẻ từ 0 ngày tuổi.
  • Gạc sạch.

Các bước cần thực hiện: 

Thực hiện tuần tự theo từng bước đã hướng dẫn chi tiết trong mục 1.

Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý

Ưu điểm:

  • Theo các nghiên cứu, trong trà xanh có chứa hàm lượng lớn catechin và acid amino theanine. Hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn giúp cho khoang miệng của trẻ luôn được sạch sẽ.
  • Ngoài ra, trà xanh là một nguyên liệu dễ tìm kiếm và dễ sử dụng.

Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • 2-3 lá trà xanh
  • Nước sạch
  • Gạc hoặc khăn bông sạch.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Lá trà đem rửa sạch với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất bám trên lá. Sau đó cho lá trà vào nồi với một cốc nước, đun sôi, thêm một vài hạt muối khi đun để làm tăng tác dụng kháng khuẩn.
  • Bước 2: Để loại bỏ cặn, lọc dung dịch nước trà xanh sau khi đun sôi.
  • Bước 3: Nước trà xanh sau khi được loại bỏ cặn đem để nguội đến khi dung dịch còn ấm để vệ sinh răng miệng cho trẻ.
Rơ lưỡi cho trẻ bằng nước trà xanh

Ưu điểm:

  • Nước rau ngót đã được chứng minh có tác dụng làm sạch, tiêu viêm, làm mát, tái tạo tế bào nhờ chứa các hoạt chất như vitamin C, các acid amin, canxi, protein…
  • Nguyên liệu dễ kiếm và dễ sử dụng.

Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Một nắm rau ngót tươi, sạch
  • Nước sạch
  • Băng gạc hoặc bông sạch.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm lá rau ngót và nước muối trong khoảng 15 phút, sau đó vớt ra rửa sạch.
  • Bước 2: Đun lá rau ngót với nước sạch, bỏ 1-2 hạt muối vào nồi.
  • Bước 3: Nghiền nhỏ hỗn hợp rau ngót và nước, sau đó lọc lấy nước, loại bỏ cặn.
  • Bước 4: Để nguội và dùng làm dung dịch vệ sinh răng miệng cho bé.
  • Bước 5: Thực hiện rơ lưỡi như thông thường
Rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót

Ưu điểm: Lá hẹ chứa các vitamin A, B và nhiều hợp chất từ thực vật có tác dụng chống viêm kháng khuẩn, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.

Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Nắm hẹ tươi.
  • Nước sạch
  • Bông gạc hoặc bông sạch.

Các bước cần thực hiện:

  • Bước 1: Để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất có trong lá hẹ, mẹ có thể ngâm lá hẹ với nước muối, sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Bước 2: Đun lá hẹ với nước sạch đã chuẩn bị, sau khi sôi vớt hẹ ra, giã nhuyễn. Thêm vào đó một ít nước luộc hẹ vào vào hỗn hợp đã được giã nhuyễn, lọc lấy nước dùng làm nước rơ lưỡi cho trẻ.
  • Bước 3: Thực hiện rơ lưỡi như thông thường
Rơ lưỡi cho trẻ bằng nước lá hẹ

Ưu điểm: Mật ong có khả năng kháng khuẩn và chống viêm do đó hay được các mẹ sử dụng. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, chỉ nên sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi. Bởi trong mật ong có chứa nhiều độc tố botulinum và chứa nhiều bào tử có thể gây ngộ độc cho trẻ.

Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Mật ong sạch, một số lưu ý cho mẹ khi chọn mật ong: Chọn loại mật ong nguyên chất, có nhãn hiệu, có nguồn gốc xuất xứ uy tín.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé, quấn gạc vào ngón tay trỏ.
  • Bước 2: Nhúng gạc vào mật ong đã chuẩn bị. Nhẹ nhàng đặt tay lên miệng của trẻ và tách miệng bé.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng vệ sinh khoang miệng của bé và bề mặt lưỡi.
  • Bước 4: Cho bé tráng miệng bằng nước ấm sau khi vệ sinh xong.
Rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong

Nếu rơ lưỡi không đúng cách có thể vô tình khiến có thể khiến trẻ quấy khóc, không chịu hợp tác. Dưới đây là một số lưu ý các mẹ nên tránh khi rơ lưỡi cho trẻ.

  • Không chà mạnh, cạy để làm sạch tưa lưỡi của trẻ: vì niêm mạc của trẻ rất non mềm và nhạy cảm, dễ bị tổn thương, do đó nên làm nhẹ nhàng và từ từ.
  • Không rơ lưỡi lúc đói: vì thời gian này bụng bé còn rỗng, dễ gây nôn khan. Tuy nhiên cũng không rơ lưỡi ngay sau ăn no vì trẻ dễ bị nôn trớ do nhạy cảm với các kích thích từ bên ngoài. Thời điểm tốt nhất để rơ lưỡi cho trẻ vào sáng sớm ngay khi trẻ ngủ dậy.
  • Gạc dùng để rơ lưỡi quá khô: không đủ ẩm làm tổn thương tới niêm mạc của bé, gây đau, vô tình tạo ra các vết trầy xước.
  • Không rơ lưỡi quá sâu vào cổ họng của bé: vì có thể khiến trẻ dễ bị nôn trớ. Nên vệ sinh ở ngay khoang miệng bao gồm hàm răng trên, hàm răng dưới, hai mặt trong của má và bề mặt lưỡi.
  • Không rơ lưỡi khi bé đang quấy, khóc, không chịu hợp tác: Nếu mẹ cố tình đẩy gạc rơ lưỡi vào càng khiến trẻ khóc nhiều hơn. Trong trường hợp này mẹ nên dỗ bé bình tĩnh lại, sau đó nhẹ nhàng lưỡi.
  • Không nên giữ bé quá chặt trong quá trình rơ lưỡi: vì có thể làm trẻ căng thẳng, sợ hãi.
  • Không ép bé dùng 1 dung dịch duy nhất: Nếu bé không thích dung dịch vệ sinh rơ lưỡi mẹ nên đổi sang nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh khác phù hợp và bé thích.
  • Không lạm dụng rơ lưỡi: Chỉ nên thực hiện rơ lưỡi cho trẻ khoảng 1-2 lần/ngày, không nên lạm dụng rơ lưỡi quá nhiều lần gây tổn thương cho bé và là nguồn phát sinh các bệnh răng miệng khác.
Các lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ an toàn và hiệu quả

Dưới đây là tổng hợp các thắc mắc thường gặp của các mẹ khi rơ lưỡi cho trẻ. Mẹ cùng tham khảo để hiểu rõ về cách rơ lưỡi cho trẻ vừa đơn giản và hiệu quả hơn.

Thông thường nên rơ lưỡi cho trẻ khoảng 1 lần/ngày vào ngay sau khi bé thức dậy. Trong trường hợp trẻ bị nấm lưỡi thì mẹ nên vệ sinh răng miệng của bé khoảng 2,3 lần/ngày để loại bỏ vi khuẩn và tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên với từng giai đoạn phát triển của bé mà sẽ có số lần rơ lưỡi thích hợp nhất.

  • Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn: Rơ lưỡi khoảng 2-3 lần là thích hợp nhất bởi bé bú mẹ hoàn toàn ít bị cặn sữa động lại do lưỡi của bé thường xuyên cọ sát vào núm ti của mẹ.
  • Đối với trẻ kết hợp bú sữa mẹ và bú ngoài: Thực hiện rơ lưỡi khoảng 1 lần/ngày bởi sau khi bú bằng bình mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước ấm để tráng miệng thay vì rơ lưỡi sau mỗi lần bú bình.
  • Đối với trẻ bú sữa ngoài: Với những trẻ sử dụng hoàn toàn sữa ngoài thì mẹ cần lưu ý vệ sinh răng miệng cũng như tưa lưỡi cho trẻ thường xuyên hơn bởi sữa công thức nếu không được vệ sinh sạch sẽ để lại cặn sữa dễ gây tình trạng viêm lưỡi, viêm họng. Do đó mẹ nên rơ lưỡi con 2 lần/ngày.

Thời điểm thích hợp để rơ lưỡi cho trẻ sau khi cho bé ăn khoảng 2 tiếng để tránh hiện tượng nôn trớ ở trẻ. Tuy nhiên cũng không nên cho bé ăn ngay khi rơ lưỡi xong, mẹ nên đợi khoảng 30 phút rồi mới cho bé ăn.

Ngay sau khi bé chào đời, mẹ nên thực hiện việc tưa lưỡi cho trẻ để khoang miệng của con luôn được sạch. Việc rơ lưỡi cho bé chủ yếu trong thời gian trẻ bú sữa và ăn dặm, đến khoảng 2 tuổi bé có thể tự vệ sinh răng miệng được thì bố mẹ không cần tiến hành tưa lưỡi cho bé nữa.

Rơ lưỡi trong thời gian bé bú mẹ và ăn dặm

Nhiều mẹ tin rằng nếu thường xuyên tưa lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ có thể giúp con không bị sốt khi mọc răng. Tuy nhiên đây là chỉ mẹo dân gian được truyền miệng, chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định lợi ích của việc tơ lưỡi bằng lá hẹ khiến trẻ không bị sốt khi mọc răng.

Trên đây là tất cả các thông tin cần thiết cho ba mẹ để rơ lưỡi cho trẻ an toàn – hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về việc rơ lưỡi cho trẻ ba mẹ có thể liên hệ với các chuyên gia của Fysoline để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

Video liên quan

Chủ Đề