Cách xem máy tính cũ

Bạn là người không nắm rõ về công nghệ hoặc chưa có kinh nghiệm mua máy tính để bàn cũ. Vậy một công cụ hữu hiệu các bạn cần chuẩn bị cho công việc này là một đĩa CD khởi động Hirent Boot hoặc 1 ổng USB có sẵn chương trình Boot. Tốt nhất là bạn nên chuẩn bị 1 đĩa CD vì đĩa này rất dễ dàng tìm thấy ở cửa hàng bán các loại phần mềm vi tính.

Linh tham khảo:Lý do nhiều người chọn mua máy tính pc cũ, tại sao không?

Không nên kiểm tra máy tính quá đơn giản bằng cảm tính

Đa số các khách hàng khi chọn mua máy tính để bàn cũ thường chỉ kiểm tra một số bước đơn giản: bật máy tính lên xem máy khởi động nhanh hay chậm, xem sơ qua thông tin cấu hình máy trong Windows, chạy thử một vài chương trình ứng dụng...Nếu chỉ kiểm tra qua các bước đơn giản trên thì các lỗi tiềm ẩn từ phần cứng như bộ nhớ [RAM], bo mạch chính [mainboard], ổ cứng [HDD], màn hình... các bạn khó có thể thấy được chỉ qua vài bước kiểm tra thông thường này.

Kiểm tra trực tiếp linh kiện trên mainboard [bo mạch chủ]

Theo kinh nghiệm của nhiều thợ sửa chữa máy tính lâu năm, đặc biệt là thợ chuyên sửa mạch mainboard và ổ cứng cho biết. Có rất nhiều mẹo để các bạn kiểm tra lỗi của những bộ phận này. Trước tiên, người mua hãy xem kỹ trên bo mạch chính có tụ nào bị phồng lên hay không. Nếu trong thùng máy không thể xem được vì lý do nào đó, bạn cũng có thể làm theo cách này: tắt máy, khởi động máy vài lần, nếu trong quá trình này máy vẫn hoạt động bình thường thì 80% mainboard này tốt.

Đối với ổ cứng máy tính để bàn cũ, chúng ta không nên kiểm tra đơn giản dung lượng ở Windows Explorer vì người bán thường có các mẹo nhỏ để "hợp thức hóa" những máy có ổ cứng bị lỗi như: cắt bỏ phân vùng bị lỗi hoặc không cài hệ điều hành vào phân vùng bị lỗi để tốc độ máy vẫn bình thường.

Cách đơn giản nhất để các bạn kiểm tra thử ổ cứng có bị cắt hay không là vào phần Computer Management [Click chuột phải Mycomputer chọn Mangage -> Storage - Disk Managerment]. Nếu ổ cứng đã có phân vùng bị cắt bạn sẽ thấy tương tự hình sau:


Phân vùng bị cắt bỏ [màu đỏ] có chữ unallocated. Ảnh chụp màn hình.

Để kiểm tra kỹ càng hơn, bạn hãy dùng cách sau để tìm lỗi trên toàn bộ ổ cứng

Khởi động máy bằng đĩa khởi động Hirent Boot: chọn công cụ Hard Disk Tool -> Victoria. Gõ phím "P" chọn Primary, sau đó nhấn phím F4 để chương trình có thể kiểm tra các phân vùng từ đầu đến cuối. Nếu có lỗi màn hình sẽ hiện ra những điểm đỏ hoặc đánh dấu X, vùng có tốc độ đọc chậm sẽ thấy có ô màu vàng, xanh. Bạn nhìn xuống góc phải bên dưới sẽ thấy tốc độ đọc/ghi của ổ đĩa [nếu tốc độ 20.000 Kb/s trở lên thì ổ cứng có thể dùng được].


Kiểm tra lỗi ổ cứng bằng Victoria. Ổ cứng này bị lỗi nhiều nên tốc độ rất chậm: 3.895 Kb/s

Theo chủ một cửa hàng máy tính có hơn 10 năm trong nghề bán máy tính cũ, cũng tiết lộ một số cách để kiểm tra RAM, CPU và màn hình máy tính để bàn cũ. Theo đó, bạn nên ép máy chạy thật nhiều các chương trình ứng dụng cùng một lúc để máy sử dụng tối đa bộ nhớ đang có. Thao tác này có thể kiểm tra được bộ nhớ Ram có bị lỗi bất kỳ ô nhớ nào hay không. Thông thường, khi làm kiểm tra bằng thao tác này nếu RAM bị lỗi máy sẽ hiện ra màn hình xanh như sau.


Màn hình thông báo lỗi ram. Ảnh chụp màn hình.

Hoặc các bạn cũng có thể dùng một số chương trình kiểm tra RAM khác như Doc Memory 2.2b hoặc Gold Memory 5.07 có ngay trong đĩa Hirent Boot, chạy thử khoảng 20% dung lượng của RAM vì RAM thường bị lỗi ở những ô nhớ đầu.

CPU thường rất ít bị lỗi, nếu đã khởi động được vào Windows là tốt. Vấn đề các bạn cần kiểm tra ở đây là tốc độ thực của nó. Kiểm tra tốc độ CPU, thường bạn kiểm tra ở phần Properties của My Computer chưa chắc đã chính xác vì thông tin này có thể chỉnh sửa được trong phần Registry của Windows. Bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ kiểm tra CPU có tên CPU-Z để có được thông tin chuẩn xác nhất.

Màn hình máy tính sau một thời gian sử dụng thường hay bị mờ, độ sáng không chuẩn và không ổn định, hay chớp tắt hoặc bị thu nhỏ. Khi vừa bật màn hình lên hình ảnh gom lại thành một điểm nhỏ giữa sau đó mới từ từ bung ra full màn hình. Tuy hình ảnh có rõ nét nhưng đây là dấu hiệu màn hình đã gần hết tuổi thọ, chỉ có thể sử dụng được một đến hai tháng.

Bạn đã từng biết qua mùi của chất phốt pho chưa? nếu đã biết thì có thể ngửi thử xem màn hình có mùi đó không. Nếu có mùi đó thì cũng đã tới tuổi cho màn hình ra "ve chai".

Cũng có thể dùng tools hỗ trợ chương trình Mornitor Test để kiểm tra màn hình ở các chế độ màu khác nhau để thấy được lỗi vết sọc, nhòe màu [nếu có]. Đối với màn hình CRT [loại màn hình dùng bóng đèn hình] là màu trắng, đen, xanh dương, còn màn hình LCD là loại sử dụng 4 màu xanh dương, xanh lục, trắng, đen.

Bạn nên bật màn hình và để khoảng 10 phút trở lên xem có hiện tượng bị mờ, chớp hoặc tối hay không, có độ sáng ổn định, chữ đọc rõ ràng không bị nhòe.

//maytinhanphat.vn/dich-vu-mua-ban-may-tinh-cu-tai-ha-noi-nang-cap-may-tinh-gia-re.html

Trên đây là những lưu ý khi mua máy tính để bàn cũ. Sau khi đã kiểm tra qua các bộ phận cơ bản như trên, bạn nên để máy chạy liên tục trong 24 giờ sẽ dễ dàng thấy lỗi hơn nếu các bước đầu tiên chưa phát hiện được ra lỗi của máy.

Tham khảo thêm tại đây:Cách chọn máy tính để bàn cũ từ cửa hàng mua bán máy tính cũ

Ngày nay, việc sở hữu một chiếc laptop cũ không còn xa lạ với mọi người nữa. Nhưng để mua được chiếc laptop cũ tốt và phù hợp nhu cầu thì các bạn nên biết đến 15 cách kiểm tra và các bước test laptop cũ. Hôm nay, Acup.vn sẽ giới thiệu chi tiết 15 cách kiểm tra khi mua laptop cũ và các bước test laptop cũ giúp các bạn nhé.


Cách kiểm tra laptop cũ trước khi mua

1. Laptop cũ là gì? Chọn laptop cũ phù hợp với nhu cầu sử dụng 

Laptop cũ là những chiếc laptop đã qua sử dụng nhưng vẫn còn hoạt động tốt được bán lại cho người khác. Vì mua laptop cũ nên các bạn cần cân nhắc cũng như lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. 


Các dòng laptop đã qua sử dụng

Nếu nhu cầu sử dụng laptop của bạn là xử lý các công việc văn phòng hay học tập đơn giản thì nên chọn laptop có cấu hình Intel core i3, RAM 2GB hoặc 4GB là đủ cho các bạn. Còn nếu công việc của bạn là thiết kế đồ họa hay lập trình viết code nhiều thì các bạn nên chọn laptop có cấu hình lớn như Intel Core i5, i7 trở lên với dung lượng RAM 8GB trở lên để tiện sử dụng. 

2. Mua laptop cũ tại địa chỉ uy tín 

Chọn địa chỉ uy tín để mua laptop cũ thường là câu hỏi của các sinh viên mới vào trường hay dân văn phòng bắt đầu đi làm. Một địa chỉ uy tín không chỉ là nơi bán laptop chất lượng tốt mà còn kèm theo những dịch vụ bảo hành tốt cũng như chính sách bảo hành. 

Acup.vn tự tin là địa chỉ uy tín với 10 năm kinh doanh laptop tại thành phố Hồ Chí Minh với đầy đủ các dòng laptop cũ và xách tay của các hãng: Dell, HP, ASUS, ACER, LENOVO, TOSHIBA, SAMSUNG. Các mặt hàng tại Acup đều được niêm yết giá từng sản phẩm để khách hàng có lựa chọn tốt nhất. 

Ngoài ra, Acup còn có đội ngũ tư vấn viên với nhiều năm kinh nghiệm cùng các bạn kỹ thuật viên chuyên nghiệp giúp các bạn kiểm tra máy. Cuối cùng không thể thiếu đó là chính sách bảo hành, các dịch vụ vệ sinh và cài win miễn phí cho khách hàng.  

3. 15 Cách kiểm tra và test laptop cũ 

Với kinh nghiệm 10 năm kinh doanh các dòng laptop cũ, mới và xách tay. Acup.vn chia sẻ với các bạn 15 cách kiểm tra và các bước test laptop cũ trước khi mang máy về nhà. 

Kiểm tra tổng thể laptop cũ 

Hãy nhớ rằng bạn đang đi mua laptop cũ, nên việc kiểm tra tổng thể bên ngoài laptop là điều quan trọng. Bước đầu tiên hãy cầm laptop lên lắc thử xem các bộ phận có liên kết chặt chẽ với nhau không, có tiếng cọc cạch không. 

Tiếp đến, bạn nên kiểm tra phần vỏ máy có vết nứt nào không, màn hình có bị cong vênh, khớp nối màn hình, bản lề và thân máy có bị lỏng không. Nếu các khớp nối này lỏng sẽ ảnh hưởng đến cáp màn hình và khó di chuyển. 


Xem xét tổng quan laptop

Ngoài ra, bạn cần kiểm tra chốt pin đề phòng người dùng trước đã tháo lắp pin quá nhiều lần. Chú ý các cổng kết nối của laptop có bị mát, bị biến dạng không. Bạn có thể nhờ bộ phận kỹ thuật hỗ trợ kiểm tra cho các bạn xem. 

Hiện nay, việc bảo dưỡng laptop cũ, nâng cấp RAM hoặc ổ cứng là chuyện thường ngày của người sử dụng nên các bạn cũng không cần quá lo lắng khi laptop không còn nguyên tem. Nếu có thể bạn nên chọn mua laptop còn nguyên tem nhà phân phối nhé. 

Kiểm tra thông tin nguồn gốc laptop 

Kiểm tra thông tin nguồn gốc laptop là kiểm tra số Seri Number. Các bạn cần đối chiếu số Seri trong máy và trên thân máy có trùng khớp với nhau không. Nếu không trùng khớp thì có thể đã có tác động lên phần cứng.  


Kiểm tra số Seri của laptop có trùng khớp không

Để kiểm tra số Serial Number các bạn có thể làm theo những cách sau: 

Cách 1: Xem số Seri trong Bios 

Để vào Bios các bạn dùng phím tắt của laptop. Mỗi dòng laptop của mỗi hãng sẽ có phím tắt khác nhau như Dell, Acer, Asus, Lenovo, Toshiba, Samsung, MSI và Fujitsu là phím F2, HP là phím F10 và Lenovo Thinkpad là phím F1. 

Cách 2: Xem số Seri bằng dòng lệnh [chỉ áp dụng trên hệ điều hành Windows] 

Các bạn bấm tổ hợp phím Windows + R. Khi cửa sổ Run hiện ra, các bạn rõ dòng lệnh CMD và nhấn Enter. Lúc này xuất hiện bảng màu đen, các bạn gõ lệnh wmic bios get serialnumber và nhấn Enter. Phía dưới dòng lệnh là số Seri Number của máy. 

Kiểm tra cấu hình laptop 

Kiểm tra cấu hình máy tính là điều cần thiết khi bạn mua một chiếc laptop cũ. Các bạn cần biết chính xác cấu hình phần cứng có đúng với cấu hình được in trên nhãn hộp hoặc thông tin mà đơn vị bán hàng đưa ra, các bạn có thể kiểm tra cấu hình theo bước sau:

Xem thông tin cơ bản với lệnh DXDIAG

Lệnh “dxdiag” là một lệnh "cổ xưa" có từ các thể hệ windows cũ như Windows XP, Windows 7,...

Để thực hiện, các bạn mở run [bấm phím cửa sổ + R], gõ dxdiag rồi Enter, để hiển thị công cụ Diagnostic Tool.


Xem cấu hình laptop bằng lệnh DXDIAG

DXDIAG sẽ hiển thị các thông tin cơ bản về về phần cứng như RAM [Memory], CPU [Processor], Tên kiểu máy [System Model],... và các thông tin phụ khác.

Xem các thông tin cơ bản của laptop

Ví dụ chiếc laptop ASUS X541UAK có thông số cơ bản như sau:

CPU: Intel Core i5-7200U

Ram: 4096MB [4Gb] 

Kiểm tra ổ cứng 

Để kiểm tra ổ cứng các bạn có thể sử dụng phần mềm mHDD có trong bộ đĩa Hiren Boot CD là tốt nhất nếu bạn có kỹ thuật. Nếu không bạn có thể dùng phần mềm Hardisk Sentinel cũng cho kết quả đúng đến 80%. Bạn có thể download phần mềm trên tại hdsentinel.com. Sau khi cài xong bạn chỉ cần bật phần mềm lên và xem ở mục Health. Nếu ở mục này báo Excellent hoặc Good là ổ cứng vẫn hoạt động bình thường nhưng báo Fail hoặc Critical là ổ cứng đã bị lỗi. 


Giao diện phần mềm Hardisk Sentinel

Kiểm tra RAM laptop 

Để kiểm tra RAM có bị lỗi hay không, các bạn có thể chạy Windows Memory Diagnostic với cách sau: 

- Vào Run, gõ lệnh mdsched.exe rồi nhấn Enter. 

- Vào Control Panel -> All Control Panel Items -> Administrative Tools và chạy tiện ích Windows Memory Diagnostic tại đây. 

Sau khi mở được tiện ích Windows Memory Diagnostics thì việc cần làm là khởi động lại máy tính và bước vào giai đoạn check lỗi RAM. Quá trình này sẽ mất khoảng 30 phút, sau đó máy tính sẽ boot thẳng vào màn hình Windows như cũ. 

Nếu RAM không có lỗi thì chương trình này sẽ hiển thị thông báo nho nhỏ ở dưới góc phải là No memory errors was detected. Còn chương trình báo có lỗi thì bạn nên yêu cầu bên bộ phận kỹ thuật thay RAM mới hoặc chỉnh sửa lại. 

Kiểm tra màn hình 

Khi mua laptop đã qua sử dụng, các bạn cũng nên kiểm tra màn hình dòng laptop. Một lời khuyên là các bạn nên chọn mua những hãng laptop lớn có thương hiệu như Dell, LG, HP, Sony, Asus, Acer hay Samsung. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến loại màn hình là LED, LCD hay IPS.  Bạn có thể chọn một trong những loại màn hình trên, hãy bỏ qua màn hình CRT ngay, vì loại màn hình này cũ lắm rồi, mua chỉ phí tiền. 

Ngoài ra, khi mua laptop cũ hay mới các bạn cũng nên chú ý đến độ phân giải, độ sáng, tấm nền,… Và test màn hình laptop. Để giúp các bạn chọn được chiếc laptop ưng ý. Acup.vn chia sẽ với các bạn cách test màn hình laptop để kiểm tra điểm chết, điểm sáng, chấm đen, điểm nứt, gãy trên màn hình.  

Cách 1: Dùng video trên youtube

Để kiểm tra màn hình máy tính bằng cách dùng youtube, bạn truy cập vào youtube.com. Tiếp đến, bạn gõ test màn hình laptop thì rất nhiều video hiện ra, bạn có thể chọn bất kỳ một video nào. Trên video chỉ có các dãy màu chạy, nó sẽ chạy từ màu này sang màu khác. Lúc này bạn nên chọn chế độ toàn màn hình và nhìn xem có bất kỳ điểm khác biệt [điểm chết, điểm sáng, chấm đen, hở sáng ở viền màn hình] nào trên màn hình ko. Nếu màn hình không đạt yêu cầu, bạn có thể yêu cầu đổi. 

Cách 2: Dùng phần mềm Dead Pixel Locator

Ngoài phần mềm Dead Pixel Locator, bạn có thể test màn hình trực tuyến tại deadpixelbuddy.com. Trên các phần mềm này bạn cũng sẽ thấy các ô màu sắc khác nhau. Việc của bạn là nhấn vào từng ô và kiểm tra xem có điểm khác biệt nào trên màn hình không. 

Ngoài việc kiểm tra điểm chết, điểm sáng, chấm đen trên màn hình thì bạn nên kiểm tra xem màn hình có bị rung, giật, ám vàng, màu sắc có chuẩn hay không. 

Với những cách kiểm tra màn hình laptop trên, các bạn có thể tự mình kiểm tra và chọn được một chiếc laptop ưng ý với màn hình chuẩn. 


 Test màn hình máy tính

Kiểm tra bàn phím 

Kiểm tra bàn phím máy tính cũng là bước quan trọng để chọn mua được chiếc laptop tốt. Việc kiểm tra không chỉ là bạn gõ vài dòng trên Microsoft Word xem các phím có hoạt động không. 

Nếu tất cả các phím hoạt động chính xác, vẫn có thể xảy ra sự cố với trình điều khiển thiết bị bàn phím của bạn mà bạn không thể thấy được. Bạn có thể sử dụng phần mềm Keyboard Test để kiểm tra trình điều khiển bàn phím. Keyboard Test là ứng dụng giúp bạn kiểm tra các lỗi liên quan đến phần cứng của bàn phím. Bạn chỉ cần kiểm tra một lần là biết được bàn phím máy tính có lỗi không. Sau khi kiểm tra, các bàn phím đều có màu xanh lá thì điều đó có nghĩa là bàn phím của bạn còn tốt.


Giao diện phần mềm Keyboard Test

Kiểm tra chuột và touchpad 

Bạn nên kiểm tra chuột ngoài cũng như chuột cảm ứng của laptop. Khi dùng thử các bạn nên chú ý xem chuột có nhạy không, chuột có bị nhảy, có hiện tượng di mãi mà chuột không chạy. Một số trường hợp khi bạn cắm sạc vào thì chuột ngoài hay chuột cảm ứng có hiện tượng giật loạn hoặc nhảy lung tung. Đây là nguyên nhân adapter không chuẩn, bạn nên yêu cầu đổi adapter khác để kiểm tra lại. 


Kiểm tra chuột cảm ứng

Kiểm tra loa 

Loa laptop thường được chia thành 2 phần: loa trái và loa phải, có thể nằm phía trên bàn phím dưới màn hình hoặc nằm sau máy như dòng Acer. Để kiểm tra chất lượng loa bạn chỉ cần mở nhạc lên và lắng nghe xem âm thanh có bị rè, to và rõ hay không. Một lưu ý là các bạn phải kiểm tra cả 2 bên loa để chắc chắn không bên loa nào bị “tịt” nhé. 

Kiểm tra ổ đĩa quang [ CD, DVD,…] 

Để kiểm tra cổng ổ đĩa quang dễ dàng thì bạn nên mang theo vài chiếc CD và DVD để thử. Vì có trường hợp ổ đĩa quang chỉ đọc được đĩa CD mà không đọc được DVD và ngược lại. Một lời khuyên là bạn nên tua đi tua lại để chắc chắn rằng đầu đọc đĩa CD và DVD vẫn hoạt động bình thường. 


Kiểm tra ổ đĩa quang trước khi mua laptop cũ

Kiểm tra pin [Adapter] và nhiệt độ 

Kiểm tra sức khỏe của pin và nhiệt độ laptop là một phần không thể thiếu khi mua một chiếc laptop cũ. Hiện nay có rất nhiều phần mềm giúp bạn kiểm tra sức khỏe của pin và nhiệt độ laptop. Trong đó, CPUID HWMonitor là phần mềm có giao diện đơn giản, dễ sử dụng, đồng thời bạn có thể theo dõi tình trạng nhiệt độ, nguồn điện, CPU của laptop. 

Đầu tiên, bạn download phần mềm CPUID HWMonitor về máy và tiến hành cài đặt. Tiếp đến, bạn mở phần mềm lên.


Kiểm tra nhiệt độ phần mềm CPUID HWMonitor

Để xem nhiệt độ CPU, bạn chỉ cần nhấp vào dấu + trước tên CPU và tìm mục Temperature. Bạn chỉ cần nhìn vào các mục Core #0 và Core #1 sẽ biết nhiệt độ CPU. Theo như trên hình nhiệt độ CPU là 70%. Để xem nhiệt độ ổ cứng, bạn chỉ cần nhấp vào dấu + trước tên ổ cứng bạn muốn xem và tìm mục Temperature. 

Hãy nhớ rằng nhiệt độ CPU của máy trên 50 độ là các bạn nên đổi máy khác được rồi. Nhiệt độ ổ cứng dưới 50 độ là ổ cứng vẫn hoạt động ổn định. Nhiệt độ card màn hình sẽ trong khoảng 70 – 80 độ là ổn. 

Sau đó bạn kéo xuống dưới, bạn sẽ thấy mục Primary và kèm theo là những thông tin sức khỏe pin. Trong đó, Design Capacity là dung lượng pin mà nhà sản xuất đưa ra, và Current Capacity là dung lượng pin thực tế của laptop. 


Thông tin sức khỏe của pin

Tỷ lệ chênh lệch giữa Design CapacityCurrent Capacity là độ chai pin Wear Level. Nếu độ chai pin lớn hơn 50% thì bạn nên yêu cầu thay pin mới hoặc đổi máy khác. 

Sau khi kiểm tra pin, bạn nên cắm dây sạc để chắc chắn rằng bộ dây sạc của laptop vẫn hoạt động ổn định, cung cấp đủ điện cho laptop. 

Kiểm tra các cổng kết nối 

Kiểm tra các cổng giao tiếp trên laptop là kiểm tra cổng nối USB, bluetooth, wifi,… xem các cổng này vẫn còn hoạt động bình thường không. Việc kiểm tra này khá đơn giản. Khi đến địa chỉ uy tín để chọn mua chiếc laptop, bạn có thể mượn USB, headphone và một số dây cáp kết nối khác để test thử các cổng này vẫn hoạt động bình thường không. Các bạn cũng có thể nhờ bộ phận kỹ thuật kiểm tra tất cả các cổng giao tiếp trên laptop cho bạn xem.


Kiểm tra các cổng kết nối của laptop cũ

Kiểm tra WIFI 

Kiểm tra Wifi là kiểm tra xem card Wifi có hoạt động ổn định không, có bị rớt mạng không. Bạn nên cho laptop bắt mạng Wi-Fi và di chuyển máy ra xa vị trí cục modern phát wifi để xem máy còn bắt wifi không, wifi có ổn định không. Nếu laptop bắt wifi yếu hơn chiếc điện thoại của bạn thì nên cân nhắc lại nhé. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra laptop có tính năng phát sóng wifi không bằng cách mở CMD bằng quyền admin và nhập lệnh netsh wlan show drivers. Nếu máy có hỗ trợ tính năng này thì máy có thể phát Wifi cho các thiết bị khác như điện thoại di động hoặc laptop khác. 

Kiểm tra Webcam

Để kiểm tra Webcam, bạn chỉ cần truy cập website: testwebcam.com để kiểm tra tình trạng hoạt động của nó. Một điều lưu ý là windows 7 không có sẵn chương trình xem webcam như Windows XP.  


Kiểm tra Webcam trước khi mua laptop cũ

Kiểm tra hệ thống tản nhiệt 

Kiểm tra hệ thống tản nhiệt của laptop để chắc chắn rằng laptop của bạn sẽ không bị các lỗi CPU quá nóng. Khi nhiệt độ laptop của bạn quá cao thì dễ gây ra các lỗi khác như: bị treo, đơ, giật hoặc tệ hơn máy bị tắt nguồn đột ngột. Do đó, khi mua laptop cũ bạn nên nhờ bộ phận kỹ thuật kiểm tra hệ thống tản nhiệt, keo tản nhiệt cũng như vệ sinh máy nha.

>>>Xem ngay laptop cũ giá rẻ tại đây

Nhìn chung, có rất nhiều cách để kiểm tra chất lượng của laptop cũ cũng như laptop mới. Nhưng điều quan trọng nhất để mua được chiếc laptop cũ chất lượng vẫn là địa chỉ uy tín. Bởi cửa hàng uy tín sẽ giúp bạn kiểm tra laptop, vệ sinh máy và có chính sách bảo hành tốt.  

Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết, kính chúc các bạn sẽ có sự lựa chọn hài lòng nhất. 

Acup.vn – Địa chỉ laptop uy tín hơn 10 năm kinh doanh.

Video liên quan

Chủ Đề