Cạo gió nhiều có tốt không

Hãy đến với Phoenix Spa & Massage với đầy đủ 12 dịch vụ - hồ nóng, hồ lạnh, hồ bơi thông minh, xông khô đá muối Hymalaya, xông hơi, chà lưng, gội đầu, cạo gió, giác hơi, massage mặt, massage chân, massage toàn thân - sẽ mang lại sự thư giãn tuyệt hảo, phục hồi năng lượng cho bạn sau chuỗi ngày làm việc căng thẳng. Vì sức khỏe của bạn, còn chần chờ gì nữa!

Lương y Trần Nam Hoàn - phó chủ tịch Hội châm cứu TP.HCM - chia sẻ phương pháp cạo gió đúng cách, không đau - Video: XUÂN MAI

Lương y Trần Nam Hoàn - phó chủ tịch Hội Châm cứu TP.HCM - cho biết cạo gió là một trong những phương pháp dân gian chữa bệnh cảm lạnh, nhiễm lạnh hay nhất bên cạnh phương pháp châm cứu, đánh gió, bấm huyệt…

Cảm lạnh xảy ra khi hàn khí [khí lạnh] "xâm nhập" vào kinh lạc tạng phủ, phá vỡ hàng rào bảo vệ cơ thể là khí thái dương, từ đó gây nên các triệu chứng như đau vùng cổ gáy, ớn lạnh dọc sống lưng, nhức đầu, ê ẩm…

Đối với những phụ nữ có thai, trẻ em còn nhỏ tuổi, người bị mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp hay đang mắc các bệnh ngoài da… tuyệt đối không được cạo gió.

Tuy nhiên, lương y Nam Hoàn cho rằng, hiện nay vẫn còn nhiều người cạo gió không đúng chuẩn hay cạo gió theo cảm tính [nghĩa là đau nhức chỗ nào thì cạo chỗ đó].

"Nếu cạo gió đúng bệnh, đúng chỗ thì chỉ cần lực rất nhẹ, người bệnh đã cảm thấy vùng da đó ấm lên. Ngược lại, nếu cạo theo cảm tính, không đúng bệnh, đúng chỗ thì khá nguy hiểm" - lương y Nam Hoàn lưu ý.

Vậy cạo thế nào là đúng cách? Trả lời câu hỏi này, lương y Nam Hoàn khuyển cáo, người bệnh chỉ cần cạo dọc kinh bàng quang [dọc hai bên cột sống lưng]. Khi tác động đến vị trí trên, hàng loạt hệ thống lục phủ ngũ tạng của cơ thể được kích thích, giúp điều hòa khí huyết âm dương...

Song đó, nên dùng đồng xu bằng bạc nguyên chất kết hợp với dầu nóng để cạo. Không nên sử dụng dầu xoa có chứa tinh dầu bạc hà, vì tinh dầu này dễ bay hơi, gây cảm giác mát lạnh khiến bệnh cảm lạnh nặng hơn.

"Khi điều trị bệnh tại nhà, người dân phải biết rõ mình đang mắc bệnh gì và phương pháp chữa bệnh sẽ áp dụng. Đó chính là mấu chốt để đạt hiểu quả cao trong điều trị tại nhà, trong đó có cạo gió nhằm tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra" - lương y Nam Hoàn nói.

Cạo gió là một phương pháp chữa bệnh dân gian được dùng rất phổ biến. Tuy nhiên, một số người tuyệt đối không được cạo gió vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe như: bị liệt, méo miệng hoặc thậm chí tử vong.

Thông thường thì người ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn sau khi cạo gió.

Theo quan niệm dân gian, những người có triệu chứng như mệt mỏi, sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn, nhức mỏi chân tay, đau bụng… được coi là bị trúng gió [gió độc]. Do đó, mục đích cạo gió là nhằm làm cho gió độc thoát ra khỏi cơ thể. Các vị trí thường được cạo gió là lưng, bụng, cánh tay, cẳng tay, ngực, gáy. Ngoài ra, người ta còn ‘giật gió’ ở những nơi không cạo gió được như trán, cổ.

Sau khi cạo gió, nhiều người thường cảm thấy nhẹ nhõm hơn, các triệu chứng mệt mỏi cũng giảm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh sau khi cạo gió bị liệt, méo miệng hoặc tử vong.

Dưới đây là những đối tượng tuyệt đối không được cạo gió:

Người bị sốt không rõ nguyên nhân

Không được cạo gió cho những người đang bị sốt mà chưa xác định chính xác được nguyên nhân. Việc này có thể làm tình trạng xuất huyết trở nên trầm trọng hơn, đồng thời khiến bác sĩ không thể xác định được vùng nào xuất huyết do bệnh, vùng nào xuất huyết do cạo gió để điều trị.

Người mắc bệnh Hemophylie [bệnh máu không đông]

Do cạo gió làm vỡ các mao mạch dưới da nên rất nguy hiểm đối với những người bị mắc bệnh Hemophylie [bệnh máu không đông].

Trẻ em

Các bậc phụ huynh không nên áp dụng bất kì hình thức cạo gió nào với trẻ em. Da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ bị hỏng, khí huyết của bé cũng rất yếu nên sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió.

Ngoài ra, cạo gió còn gây đau đớn và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu em bé đó bị rối loạn đông máu hoặc bị sốt xuất huyết.

Người bị bệnh tim

Người đang mắc bệnh tim mạch hay có tiền sử bệnh tim mạch tuyệt đối không được cạo gió. Nguyên nhân là vì những động tác mạnh khi cạo gió có thể gây kích ứng và làm bùng phát trở lại các cơn đau tim nguy hiểm.

Người bị bệnh cao huyết áp

Cạo gió, đánh cảm không được áp dụng cho bệnh nhân bị tăng huyết áp vì nó có thể gây giãn mạch và làm nặng thêm tình trạng thiếu máu não. Hậu quả là làm người bệnh bị méo miệng, mắt không khép.

Người bị bệnh cao huyết áp cần nằm im nghỉ ngơi, không để bệnh nhân nói nhiều. Sau đó cho uống thuốc hạ huyết áp. Tránh hoàn toàn việc cạo gió, đánh gió.

Phụ nữ có thai

Theo các nhà chuyên môn, tuyệt đối không cạo gió cho phụ nữ mang thai, vì những động tác này gây kích ứng quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Người có vết thương ngoài da hoặc mắc bệnh da liễu

Đối với những người có cơ địa da mẫn cảm thì không nên đánh gió, vì khi chà xát sẽ gây dị ứng. Những người có vết thương ngoài da hoặc bị bệnh da liễu cũng lưu ý không nên dùng phương pháp đánh gió vì dễ bị nhiễm trùng hoặc lây lan từ chỗ này sang chỗ khác.

Người bị đau vai gáy

Theo các chuyên gia, chứng đau vai, gáy có nguyên nhân chủ yếu là do gối quá cao, nằm ngủ không đúng tư thế nên các mạch máu và cơ bị chèn ép. Nếu bị nhồi máu cơ tim cấp, huyết áp cao, tai biến mạch máu não… có thể sẽ dẫn đến liệt nửa người, đột quỵ, thậm chí tử vong. Cạo gió gây xuất huyết dưới da nên có thể gây tụ máu chèn ép thêm hay tạo ra phản xạ co thắt cơ, làm cơn đau nhức nặng hơn.

Chủ Đề