Dầu oliu có tốt không

Dầu ô liu và dầu thực vật được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới, chúng được dùng để chiên rán đồ ăn, làm nước sốt và giúp các sợi mì Ý không kết dính vào nhau. Nhưng loại nào tốt hơn?

Dầu ô liu được chiết xuất từ quả ô liu, loại cây truyền thống của vùng Địa Trung Hải. Loại dầu này chứa 14% chất béo bão hòa, 73% chất béo không bão hòa đơn, là sản phẩm lành mạnh nhất trong các loại dầu dùng để chế biến. Một thìa dầu ô liu chứa 120 calo.

Dầu thực vật chế biến từ hạt cải, hướng dương, đậu tương, ngô, dừa, cọ, mè... Để có hỗn hợp dầu thực vật, người chế biến phải làm sạch bằng hóa chất, đun nóng để loại bỏ tạp chất nhằm kéo dài thời gian sử dụng. Thành phẩm dầu thực vật trải qua nhiều quá trình xử lý, khiến hàm lượng dinh dưỡng thấp và không có mùi vị đặc trưng như dầu ô liu.

Dầu ô liu có hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn dầu thực vật. Ảnh minh họa: Healthline

Theo các chuyên gia, dầu ô liu chứa các hợp chất chống viêm như tocopherols, carotenoid, polyphenol có lợi cho sức khỏe tim mạch và duy trì một số vi chất dinh dưỡng như vitamin E, K. Trong khi dầu thực vật chủ yếu chứa chất béo không bão hòa đa Omega-6 - chất có thể gây viêm và gây hại cho sức khỏe tim mạch nếu ăn quá mức, theo nghiên cứu trên Thư viện Y học quốc gia Mỹ, Viện Y tế Quốc gia Mỹ năm 2015.

Ngoài ra, việc tinh chế dầu thực vật qua nhiều bước dễ dàng phá hủy các vi chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có lợi, bao gồm tocopherols, phytosterol, polyphenol và coenzyme Q.

Với những lý do trên, các chuyên gia sức khỏe khuyên người dùng nên sử dụng dầu ô liu nguyên chất thay các sản phẩm dầu thực vật thông thường.

Tuy nhiên, dầu ô liu có điểm bốc hơi tương đối thấp, không lý tưởng để chế biến các món ăn cần nhiệt độ cao như áp chảo và xào. Ngoài ra một số người không thích hương vị đặc trưng của dầu ô liu trong món ăn hoặc giá thành quá cao, khiến họ chuyển sang sử dụng dầu thực vật.

Ngoài việc thúc đẩy sự  hấp thu chất khoáng để duy trì mật độ xương, dầu oliu còn giảm đường máu và nguy cơ mắc bệnh đái đường.  Dầu oliu là một trong những thực phẩm nổi tiếng và được dùng để chế biến các món ăn hàng ngày. Dầu oliu là nguồn acid béo đơn không bão hòa, vitamin E, K và chất chống oxy hóa khác. Ngoài ra dầu oliu có mùi thơm dễ chịu và có thể dùng để trộn salade hay chế biến thức ăn. Dầu oliu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và hãy cùng nhau khám phá.

- Tốt cho hệ tim mạch

Hàng ngày chỉ cần dùng một ít dầu oliu thói quen tốt này giúp dự phòng các bệnh lý tim mạch. Chứa lượng lớn các axit béo đơn  không bão hòa và đa không bão hòa, dầu oliu có tác dụng làm tăng cholesterol tốt  [HDL] và giảm cholesterol xấu [LDL]. Tóm lại đó là thực phẩm rất tốt để duy trì sức khỏe tim mạch và hệ tuần hoàn.

- Tốt cho gan và túi mật

Có tác dụng tốt trong giải độc gan và túi mật. Nếu dùng hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ bị gan nhiễm mỡ và các rối loạn chức năng gan khác. Ngoài ra có tác dụng chống viêm và tăng cholesterol tốt điều này có tác dụng tốt cho gan.

- Tốt cho hệ tiêu hóa

Đây là loại chất béo dễ tiêu hóa nên rất tốt cho đường tiêu hóa. Trong dầu o liu có các chất dinh dưỡng cần thiết và có tác dụng nhuận tràng nhẹ nên có hiệu quả trong điều trị táo bón, viêm nhiễm…Bạn có thể ăn sống nhưng không nên quá 3 muỗng canh mỗi ngày.

- Giảm nguy cơ  mắc đái đường

Dầu o liu có tác dụng giảm nguy cơ mắc đái đường [thường có mặt trong chế độ ăn Địa Trung Hải]. Các chất dinh dưỡng giúp cải thiện sự đề kháng insulin và thúc đẩy điều hòa đường máu.

- Có tác dụng giảm viêm

Axit béo omega-3, axit oleic, oleocanthal có tác dụng kháng viêm mạnh có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh cơ xương khớp. Thật vậy tác dụng giảm đau có thể so sánh với ibuprofène.

- Dự phòng xuất huyết não

Dầu oliu tốt cho hệ tim mạch và tuần hoàn máu nên giảm nguy cơ chảy máu não. Còn có tác dụng ngăn ngừa hình thành cục máu đông và ngăn ngừa chảy máu.

- Tác dụng kháng khuẩn

Dùng dầu oliu “sống” có tác dụng loại bỏ những trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter pylori- vi khuẩn có mặt ở dạ dày có thể dẫn đến loét, đau và nhiễm trùng dạ dày.

- Dự phòng loãng xương

Dầu oliu được xem như người bạn đồng hành của phụ nữ đặc biệt giai đoạn mãn kinh hoặc khi có nguy cơ loãng xương. Giúp cải thiện hấp thu canxi, magiê và kẽm-đây là ba loại khoáng chất cần thiết để duy trì mật độ xương, ngoài ra còn thúc đẩy sự hấp thu các vi chất dinh dưỡng tan trong dầu như vitamin A và D.

Thật vậy dầu oliu là một trong những thực phẩm tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta, đơn giản mỗi ngày chỉ cần dùng một ít trong các món salade, súp… có thể dự phòng được nhiều bệnh

Ai không nên dùng dầu oliu?

Những ai không nên dùng dầu ô liu Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, vì nhiều tài liệu ghi nhận không đảm bảo an toàn khi dùng lượng lớn dầu ô liu [>30g/ ngày/ đường miệng]. 2. Người đang dùng thuốc trị bệnh tiểu đường. Thuốc hạ đường huyết tương tác với dầu ô liu nên có thể làm lượng đường trong máu xuống thấp.

Uống dầu olive có tác dụng gì?

Tác dụng của dầu oliu đối với sức khỏe.
Chứa chất béo thông minh. ... .
Giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh Alzheimer. ... .
Giúp điều trị bệnh viêm tụy cấp tính. ... .
Bảo vệ gan. ... .
Ngăn ngừa bệnh viêm loét đại tràng. ... .
Có lợi cho da, mắt và hệ miễn dịch. ... .
Ngăn ngừa các căn bệnh ung thư.

1 người 1 ngày ăn bao nhiêu dầu oliu là đủ?

Một chế độ ăn giàu dầu ô liu đã được sử dụng với liều lượng là khoảng 15-20 gam mỗi ngày. Đối với cholesterol cao: sử dụng 23 gam dầu ô liu mỗi ngày [khoảng 2 muỗng canh] cung cấp 17,5 gam axit béo không bão hòa đơn thay cho chất béo bão hòa trong chế độ ăn.

Tại sao nên sử dụng dầu ôliu?

SKĐS - Dầu ôliu không chỉ giúp món ăn hấp dẫn hơn mà còn rất tốt cho sức khỏe. Dầu ôliu giàu các chất béo không bão hòa đơn, vitamin E, vitamin K, sắt, calci, kali, các chất chống ôxy hóa và chống viêm. Bạn có thể dùng dầu ôliu để nấu các loại rau hoặc làm salad.

Chủ Đề